MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khủng hoảng và "mớ bòng bong" các mô hình kinh tế

22-07-2012 - 17:33 PM | Tài chính quốc tế

Trong lịch sử, các nhà kinh tế học vẫn luôn tranh cãi để tìm ra mô hình kinh tế hoàn hảo. Tuy nhiên, dường như không có ai đúng khi khủng hoảng vẫn liên tiếp xảy ra.

Quay trở lại tháng 10 năm 2008, ngay sau khi ngân hàng đầu tư Lehman Brothers sụp đổ, IMF đã đưa ra mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2009. Là tổ chức cho tất cả các chính phủ trên thế giới vay tiền, những đánh giá của IMF được đánh giá cao. 

Khi đó, IMF dự báo mức tăng trưởng của Mỹ, eurozone và toàn thế giới lần lượt là 0,1%, 0,2% và 2,6%. Tuy nhiên, thực tế là kinh tế Mỹ, eurozone và toàn thế giới đã sụt giảm lần lượt 3,5%, 4,2% và 2,6%.

Đây cũng không phải là lần dự đoán sai duy nhất. Các chuyên gia kinh tế đã thường xuyên thất bại trong việc dự đoán về suy thoái kinh tế. Điều này đã không phải là 1 tin mới. Trở lại năm 1994, Paul Ormerod đã viết một cuốn sách có tên “The Death of Economics” (tạm dịch: Cái chết của các nền kinh tế), phê phán các chuyên gia kinh tế không thể dự đoán “thập kỷ mất mát” của Nhật Bản hay sự sụp đổ của Chế độ tỷ giá hối đoái (ERM) năm 1992. 

Có một vài lý do khiến các dự báo thường không đúng với thực tế. Thứ nhất, con người không phải là một sinh vật vô tri vô giác, các hành động của chúng ta thay đổi trước thông tin. Nếu như mọi chuyên gia kinh tế đều dự đoán kinh tế suy thoái vào năm 2013 và dự đoán này được công bố rộng rãi, các doanh nghiệp sẽ hoãn kế hoạch đầu tư, người tiêu dùng bắt đầu tiết kiệm và ngừng tiết kiệm. Khi đó, suy thoái diễn ra ngay lập tức chứ không phải đợi đến năm sau.

Thứ hai, nền kinh tế là một cơ chế phức tạp với quá nhiều bộ phận chuyển động không ngừng. Các chuyên gia kinh tế không thể đo lường chính xác từng bộ phận như cách mà các nhà khoa học thường làm. Không thể nghiên cứu riêng biệt từng bộ phận bởi chúng tác động lẫn nhau và cùng tác động lên tăng trưởng. 

Sự thực là, các nhà kinh tế học chỉ đưa ra những giả thiết về kinh tế thế giới và dựa vào đó để xây dựng những nền kinh tế trong tưởng tượng. Họ dựa vào những mô hình này để rút ra những bài học thực tế. Điều này là vô lý bởi nền kinh tế quá phức tạp để bất cứ ai có thể nắm bắt. Các mô hình đơn giản hóa này sau đó lại có thể dễ dàng bị bóp méo để tìm ra những câu trả lời cho các vấn đề về kinh tế. 

Kinh tế học cổ điển cho rằng sau khi suy thoái, một nền kinh tế sẽ tự tìm về điểm cân bằng. Tuy nhiên, khi Đại khủng hoảng những năm 1930 nổ ra, mọi thứ đổi thay hoàn toàn. 

Trong thời kỳ này, người dân lo lắng và quyết định tiết kiệm thay vì chi tiêu khiến lực cầu sụt giảm và kéo theo đó là công nhân mất việc. Hậu quả là sự lo lắng lại tiếp tục tăng lên. Trong hoàn cảnh này, nhà kinh tế học Keynes cho rằng chính phủ - bộ phận có chi phí đi vay thấp hơn so với các nhá nhân – nên chi tiêu và hỗ trợ lực cầu.

Sau năm 1945, những người theo trường phái Keynes rút ra kết luận rằng với sự điều chỉnh hết sức thận trọng, Chính phủ có thể thành công trong việc điều hành nền kinh tế. Nếu như có thất nghiệp, chính phủ có thể “đạp chân ga” và ngược lại, khi có lạm phát, chính phủ sẽ “hãm phanh.” Thế những, đến những năm 1970, khi cả lạm phát và thất nghiệp đều ở mức cao, các nhà kinh tế học buộc phải thay đổi quan điểm. 

Vào thời điểm này, học thuyết Keynesian bị bẻ ngược bởi Milton Friedman, người đã cho rằng sự đánh đổi giữa lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp là một ảo tưởng. Người lao động có thể yêu cầu lương cao hơn, do đó lạm phát tăng cao trong khi tỷ lệ thất nghiệp thì không giảm xuống. Thay vào đó, theo Friedman, chính phủ nên tập trung vào kiểm soát cung tiền từ đó kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, điều này cũng không hoàn toàn đúng. Thực tế là, rất khó để nắm bắt bản chất của tiền và phải mất một thời gian rất dài để các chính sách tiền tệ đi vào thực tế. 

Để đối phó với khủng hoảng, các chính phủ và NHTW đã thử đủ các biện pháp: cắt giảm thuế và giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục, mua tài sản thông qua các gói nới lỏng định lượng, tăng chi tiêu của chính phủ. Chính sách nào đã thành công và chính sách nào gặp thất bại? Không ai dám chắc về điều này. 

Công chúng bị hỗn loạn trước các cuộc tranh luận kéo dài và chỉ có thể hy vọng rằng một số chính trị gia sáng suốt sẽ đưa ra được quyết định đúng đắn. Còn đối với các nhà sử học, đây chỉ là vấn đề có tính chất chu kỳ. Khu vực tài chsinh được nới lỏng và sau đó lại bị thắt chặt; người tiêu dùng, các công ty và các chính phủ tăng nợ và sau đó lại giảm nợ. Các chính trị gia và người đứng đầu NHTW được bổ nhiệm với hi vọng cải thiện được tình hình nhưng sau đó lại khiến dân chúng thất vọng. 

Điều tốt đẹp nhất có thể học được từ các nhà kinh tế là chúng ta biết được những điều gì không nên làm với rất nhiều những ví dụ, từ các nền kinh tế nghèo đói ở châu Phi cho đến chế độ độc tài của Bắc Triều Tiên. Một nền kinh tế hiện đại chuẩn mực phải có chính phủ có khả năng thu thuế và mang lại mạng lưới an sinh xã hội, các ngân hàng cho phép hệ thống thanh toán hoạt động hiệu quả, các thị trường mà thông qua đó doanh nghiệp có thể huy động vốn thành công. 

Anh Thư

huongnt

Economist

Trở lên trên