MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phép so sánh thú vị giữa bầu cử Mỹ và bầu cử Trung Quốc

17-08-2012 - 15:02 PM | Tài chính quốc tế

Mùa thu này, cả thế giới hướng về 2 cuộc bầu cử tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng cùng có 1 điểm chung là sẽ quyết định cục diện thế giới xét trên nhiều mặt.

Vào ngày 6/11 hoặc 7/11 tới, 2 công dân Mỹ với trang phục trang trọng sẽ xuất hiện trên truyền hình. Kể cả khi để tivi ở chế độ im lặng, bằng cách quan sát nét mặt của 2 nhân vật này, ta cũng có thể đoán ra ai là người được chọn làm Tổng thống Mỹ. 

Trong khi đó, vào 1 ngày chưa được công bố chính thức trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm, cũng trong trang phục chỉnh tề, bộ máy lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ ra mắt công chúng trên sân khẩu của Đại sảnh đường nhân dân Trung Hoa. Dựa vào thứ tự họ xuất hiện trên sân khấu, người quan sát tinh ý có thể nhận ra ai sẽ là Chủ tịch, ai là Thủ tướng cũng như những ai sẽ là thành viên còn lại trong Bộ Chính trị.  

Nếu như truyền thống 10 năm chuyển giao quyền lực 1 lần của Trung Quốc vẫn được duy trì, lần tiếp theo cuộc bầu cử của 2 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới diễn ra  trong cùng 1 năm sẽ là năm 2032. Thậm chí, 1 số người còn ví von sự trùng lặp thú vị này như hiện tượng nhật thực toàn phần trong bầu cử.  

Ngoài sự trùng hợp về thời gian, 2 cuộc bầu cử này cũng đem lại cho giới quan sát nhiều nhận định thú vị.

Ở Mỹ, cử tri có thể biết được mọi thông tin tường tận về các ứng viên tranh cử (tất nhiên là không tính đến các khoản thu thuế bị che giấu của Mitt Romney). Trong khi đó, ở Trung Quốc, thông tin chính xác về các ứng viên thường được ít người biết đến. 

Tuần này, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chọn ra 2.270 đại biểu sẽ tham dự Đại hội Đảng lần thứ 18 – nơi chọn ra các thành viên mới của Bộ chính trị. 7 trong số 9 thành viên thường trực Bộ chính trị sẽ nghỉ hưu sau kỳ đại hội, trong đó có Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào. 

Theo giới lãnh đạo Trung Quốc, quá trình chọn ra 2.270 đại biểu lần này được coi là bước tiến lớn về mặt dân chủ trong lịch sử Trung Quốc khi các đại biểu này xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau, từ thợ mỏ, công nhân nhà máy, lái xe bus đến Jiao Liuyang, cô gái 22 tuổi vừa dành được huy chương vàng môn bơi bướm 200m nữ trong thế vận hội Olympic London vừa qua.  

Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều điều chưa rõ ràng khi ngay cả ngày đại hội Đảng diễn ra cũng là 1 bí mật quốc gia. Tờ Ming Pao của Hồng Kông trong tuần này vừa đưa ra dự báo đại hội sẽ diễn ra trong tháng 9 với dấu hiệu thể hiện sự đoàn kết của đảng sau sự kiện Bạc Hy Lai.

Trong khi đó, các quan chức chính phủ chỉ nhắc đi nhắc lại rằng đại hội sẽ diễn ra trong nửa còn lại của năm 2012. Thậm chí, số thành viên của Bộ Chính trị cũng chưa được xác định rõ ràng là giữ nguyên ở mức 9 người hay sẽ cắt giảm xuống còn 7 người. 

Chính trị và kinh tế luôn là những yếu tố đi kèm và liên quan chặt chẽ với nhau, đặc biệt là đối với Trung Quốc - quốc gia có quá nhiều ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế - chính trị - xã hội của thế giới. 

Quyết tâm tái cân bằng và chuyển hướng nền kinh tế sang tiêu dùng nội địa của bộ máy lãnh đạo mới lớn đến đâu; lãi suất sẽ được kiểm soát chặt chẽ đến mức nào hay Trung Quốc sẽ đi theo đường lối đối ngoại như thế nào...  Tất cả các vấn đề trên đều được cả thế giới theo dõi một cách sát sao. 

Mùa thu này, cả thế giới hướng về 2 cuộc bầu cử tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng cùng có 1 điểm chung là sẽ quyết định cục diện thế giới. 

Thu Hương

huongnt

FT

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên