MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

14 đồ thị vẽ nên bức tranh kinh tế thế giới hiện nay

10-09-2012 - 00:20 AM | Tài chính quốc tế

Kinh tế thế giới đang diễn biến như thế nào sau những cú sốc, từ các chỉ số kinh tế vĩ mô đến tình hình giao dịch thương mại và lưu thông hàng hóa trên toàn cầu.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc – cỗ máy xuất khẩu lớn nhất thế giới xuống dốc khá nhanh trong vài năm qua, thể hiện nhu cầu tiêu dùng toàn cầu suy yếu đi đáng kể.


Tăng trưởng lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc liên tục giảm từ giữa năm 2010 và hiện đã chuyển sang trạng thái âm, thể hiện lượng cầu suy giảm mạnh trong khi chi phí lao động tăng nhanh.


Tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản cũng xấu đi khi kinh tế thế giới, đặc biệt là Âu Mỹ - thị trường tiêu thụ quan trọng của hàng hóa Nhật Bản.


Kinh tế thế giới suy thoái tác động mạnh tới nhu cầu vận chuyển, diễn biến chỉ số thuê tàu hàng khô là một ví dụ rõ nét minh chứng cho điều này.


Cùng với đó, lưu lượng hàng hóa thông qua kênh đào Suez – một trong những kênh đào quan trọng nhất thế giới cũng sụt giảm mạnh.


Chỉ số nhà quản lý mua hàng của khu vực đồng tiền chung châu Âu diễn biến khá tiêu cực kể từ cuối năm 2011 mặc dù trước đó có một quãng thời gian hồi phục, thể hiện rõ nét tình trạng xấu đi của kinh tế EU.


Trong khi đó tình hình sản xuất tại thị trường Mỹ đang xuất hiện nhiều dấu hiệu hồi phục sau khi chạm ngưỡng thấp nhất 34 tháng.


Chỉ số Shanghai Composite Index đang di chuyển tới mốc thấp nhất trong nhiều năm, chỉ rõ vấn đề lớn đang xảy ra với các doanh nghiệp Trung Quốc.


Tương tự, chứng khoán Nhật Bản cũng đang trải qua giai đoạn khá yếu ớt và dễ bị tổn thương.


Tăng trưởng GDP của khối BRIC (các nền kinh tế mới nổi bao gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil – được xem là những đầu tàu vực dậy kinh tế giới trong bối cảnh suy thoái) không tích cực như kỳ vọng do tác động của cuộc khủng hoảng tại châu Âu quá lớn.

Giá ngô thế giới tăng mạnh và liên tục lập kỷ lục mới là một trong những đại diện cho xu hướng tăng giá của nhiều loại ngũ cốc, khiến thế giới đứng trước lo ngại lớn về nguy cơ khủng hoảng lương thực.


Giá quặng sắt thế giới bắt đầu lao dốc từ tháng 5 năm nay do nhu cầu xuống cực thấp, gây áp lực nặng nề đối với những nước xuất khẩu quặng lớn như Australia.


Chỉ số Misery Index (kết hợp tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp) của 3 nền kinh tế điển hình châu Âu thể hiện rõ nét tình trạng căng thẳng của Hy Lạp và Tây Ban Nha so với Đức.


Số lượng các doanh nghiệp Tây Ban Nha nộp đơn xin phá sản tăng vọt từ cuối năm 2011 và hiện cao gấp gần 10 lần so với thời kỳ trước khủng hoảng 2008.



N.Linh

lienph

Business Insider

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên