180 mã không giao dịch, tiền vào thị trường chỉ hơn 470 tỷ đồng
VN-Index và HNX-Index đều mất điểm nhẹ. Bluechips giảm giá cuối phiên, CII, DIG tăng trần, PPC thỏa thuận gần 2,4 triệu cổ phiếu. Khối ngoại mua 1 triệu cp NVT.
Đóng cửa phiên giao dịch 4/10:
VN-Index chốt phiên giảm 0,86 điểm xuống 384,51 điểm (-0,22%), HNX-Index giảm 0,02 điểm xuống 54,17 điểm (-0,04%). Thanh khoản đang là vấn đề đáng lo nhất của thị trường hiện tại khi cả bên mua và bên bán đều dừng lại nghe ngóng. Không có quá nhiều thông tin tác động rõ rệt lên thị trường, bên bán không quá mạnh tay để bán giá thấp trong khi dòng tiền bên mua thực sự không có.
Các bluechips và các cổ phiếu thuộc Vn30, HNX30 còn có giao dịch vài trăm nghìn cp trong khi khá nhiều mã penny trên hai sàn không có giao dịch trong rất nhiều phiên.
BVH, MSN mất điểm cuối phiên là nguyên nhân chính khiến VN-Index mất điểm, trong đó MSN giảm 1.000 đồng, BVH giảm 800 đồng, DPM giảm 500 đồng, PVD, PVF, SSI giảm 200 đồng, riêng VCB, VIC tăng điểm.
Trên sàn HoSE cuối phiên có 68 mã tăng giá, 133 mã giảm giá, 109 mã đứng giá trong đó 33 mã không có giao dịch.
Hôm nay cổ phiếu CSG đã chính thức hủy niêm yết, CII, DIG, TNT, TTF tăng trần, ITA đầu phiên tăng trần, cuối phiên đứng giá 3.900 đồng/cp, hôm nay khối ngoại bất ngờ mua 1 triệu cổ phiếu NVT.
KLGD sàn HoSe đạt gần 26 triệu cp, tương đương 362 tỷ đồng trong đó giao dịch thỏa thuận lên đến gần 100 tỷ, PPC thỏa thuận gần 2,4 triệu cp, NVT thỏa thuận 1 triệu cp giá sàn.
Tại sàn Hà Nội, SHS, ACB, VND, SHB, BVS , SHS, cuối phiên đều giảm điểm. Khối ngoại hôm nay mua ròng 200 nghìn cp VND, 300 nghìn cp VIG và bán ra 200 nghìn cp THV.
KLGD sàn Hà Nội đạt 14,4 triệu cp, tương đương 110 tỷ đồng. Như vậy tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt 476 tỷ đồng, trong đó giá trị khớp lệnh chỉ đạt gần 360 tỷ đồng.
Sàn Hà Nội cuối phiên có 147 mã không có giao dịch.
.........................................
Đóng cửa phiên giao dịch sáng 4/10:
Thanh khoản hai sàn gần như đóng băng, sàn HoSe khớp lệnh gần 10,5 triệu cp, tương đương 138,7 tỷ đồng, HNX-Index giao dịch 6,45 triệu cp, tương đương 51 tỷ đồng, như vậy giá trị khớp lệnh 2 sàn sáng nay dưới 200 tỷ đồng.
VN-Index tăng 1,09 điểm lên 386,46 điểm (+0,28%). CII tiếp tục tăng trần< VCB, VIC, VNM tăng từ 300-100 đồng, HPG tăng 900 đồng, SSI đã về lại giá tham chiếu 16.000 đồng/cp sau khi có thời điểm bị bán xuống 15.700 đồng/cp, PVF, PVD, STB, DRC, DPM, BVH giảm từ 100-300 đồng.
Một số cổ phiếu tăng trần với KLGD lớn là DLG, DIG, KMR, KSS..
Tại sàn Hà Nội, HNX-Index tăng nhẹ 0,05 điểm, PVX, PVS, VND, SHB, BVS đứng giá, ACB tăng nhẹ 100 đồng. 50% số cổ phiếu niêm yết sàn Hà Nội không giao dịch.
......................................
Mở cửa phiên giao dịch 4/10:
VN-Index tăng nhẹ đầu phiên, đạt 385.68 điểm (+0,08%). Tuy nhiên KLGD sàn Hose ở mức rất thấp. Sau hơn 40 phút giao dịch mới khớp lệnh được 3,3 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 70 tỷ đồng.
Đến 9h45, VN-Index giảm 0,11 điểm xuống 385,36 điểm, tại nhóm Vn30, CII, ITA tăng trần, ITA hôm qua giao dịch hơn 2 triệu cổ phiếu và có dư mua sàn 1 triệu cổ phiếu cuối phiên, sáng nay dư mua sàn của ITA cũng đạt hơn 960 nghìn cp.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán như SSI, HCM hôm qua tăng điểm khá tuy nhiên sáng nay SSI giảm 200 đồng, công ty này vẫn giữ được thị phần số 2 tại HoSE trong khi HCM đứng đầu.
Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng dao dịch quanh giá tham chiếu, VCB tăng 100 đồng, CTG, EIB, MBB đứng giá, trong khi STB giảm 300 đồng, hôm qua STB thỏa thuận gần 9,5 triệu cổ phiếu giá sàn.
HPG đang có đà tăng khá tốt, tăng 900 đồng lên 21.700 đồng/cp, cổ hiếu này chỉ cách giá trần 100 đồng, FPT, HSG, GMD, NTL tăng nhẹ, BVH, HAG, KDC, DPM giảm 100 đồng.
Tại sàn Hà Nội, HNX-Index giảm nhẹ xuống 54.05 điểm, nhóm chứng khoán lại giảm điểm đồng loạt sau phiên giao dịch hứng khởi chiều qua, KLGD quá thấp, đạt 2.4 triệu cổ phiếu, tương đương 18 tỷ đồng sau 50 phút giao dịch. VND, VCG, PVX, BVS giảm 100 đồng, khớp lệnh chưa đến 300 nghìn cp.
Theo Báo cáo cập nhật triển vọng phát triển châu Á 2012 của ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa mới công bố ngày 3/10, đến nay, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã tăng từ 9 tỷ USD đầu năm lên trên 20 tỷ USD, tương ứng 2,4 tháng nhập khẩu - mức cao nhất từ trước đến nay.
Cũng theo dự báo của ADB, trong năm nay, thâm hụt tài khoản
vãng lai năm nay sẽ thấp hơn so dự báo đưa ra trước đó vì hoạt động xuất khẩu mạnh
hơn dự kiến.
Phương Mai