Thảm họa nợ xấu và những giải pháp cương quyết
Theo Đề án tái cấu trúc khu vực DNNN của Bộ Tài chính năm 2012 thì dư nợ của 80/96 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đến cuối 2010 là 872.860 tỉ đồng, bằng 1,6 lần vốn chủ sở hữu.
Vấn đề nợ xấu và xử lý nợ xấu không còn xa lạ đối với
các nền kinh tế thị trường. Bất cứ một cuộc khủng hoảng kinh tế tài
chính nào cũng dẫn đến hậu quả nợ xấu tăng cao, tạo thành gánh nặng,
nhiều khi làm tan vỡ tất cả mọi biện pháp khôi phục sự phát triển kinh
tế. Tại thời điểm này, nền kinh tế chúng ta, nợ xấu đã trở thành thảm
họa chưa và nếu đã là thảm họa thì khắc phục nó như thế nào?
Diện mạo nợ xấu trongnền kinh tế Việt Nam
Gần đây, nói đến nợ xấu, dư luận thường chỉ nói đến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, theo một số nhà kinh tế, nợ xấu bao gồm ba bộ phận: nợ xấu của Chính phủ (nợ công), nợ xấu của hệ thống ngân hàng và nợ xấu của số lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là của các doanh nghiệp nắm vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.
Về nợ công, qua các thông báo của Chính phủ, nợ công đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng thế giới của chúng ta đang nằm trong giới hạn chấp nhận được. Theo Bộ Tài chính, tính đến hết 31-12-2010, dư nợ Chính phủ bằng 44,3%, dư nợ quốc gia, bằng 42,2% GDP và dư nợ công bằng 56,6% GDP. Tuy nhiên với tư cách là chủ của các doanh nghiệp lớn (doanh nghiệp Nhà nước) về pháp lý, nợ của các doanh nghiệp này cũng là nợ công thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng.
Trong tham luận của TS. Đinh Tuấn Minh tại Diễn đàn kinh tế mùa thu được tổ chức mới đây tại Bà Rịa – Vũng Tàu, đã chỉ ra rằng: nợ xấu tại khu vực DNNN rất lớn. Những số liệu mới nhất cho thấy khu vực DNNN hiện đóng góp vào 70% nợ xấu của toàn hệ thống tín dụng, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu. Nếu ước tính nợ xấu của hệ thống là 10% tổng dư nợ tín dụng, như theo công bố của NHNN, thì nợ xấu của khu vực DNNN sẽ ước khoảng 200 nghìn tỷ đồng và nợ xấu của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty sẽ vào khoảng 153 nghìn tỷ đồng.
Theo Đề án tái cấu trúc khu vực DNNN của Bộ Tài chính năm 2012 thì dư nợ của 80/96 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đến cuối 2010 là 872.860 tỉ đồng, bằng 1,6 lần vốn chủ sở hữu. Tính đến tháng 9-2011 dư nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp Nhà nước lớn đạt trên 415.000 tỷ đồng, tương đương gần 17% tổng dự nợ tín dụng tại các ngân hàng (nợ vay của 12 Tập đoàn kinh tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng) và dư nợ lớn nhất thuộc về những “tên tuổi” như Tập đoàn Dầu khí (PVN - 72.300 tỷ), Điện lực (EVN - 62.800 tỷ đồng), Than & khoáng sản (Vinacomin - 19.600 tỷ đồng).
Đó là chưa kể số nợ của các doanh nghiệp Nhà nước địa phương (cũng lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng), số nợ của các cơ quan quản lý Nhà nước địa phương với các doanh nghiệp ứng vốn để xây dựng các công trình hạ tầng chờ phân bổ ngân sách (theo số lượng thống kê của Bộ Tài chính lên đến 95.000 tỷ đồng.
Còn một khối nợ lớn nữa là khối nợ do Nhà nước bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong giai đoạn 2005 - 2009, khối lượng vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh có xu hướng tăng qua hằng năm. Nếu như năm 2005 chỉ khoảng 0,9 tỷ USD, thì con số này đã tăng gấp 4 lần trong năm 2009, đạt 3,986 tỷ USD.
Chúng tôi không có con số tin cậy từ năm 2010 tới nay, nhưng tin tưởng rằng số nợ có bảo lãnh của Chính phủ chỉ tăng mạnh hơn chứ không giảm đi. Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, 90% bảo lãnh của Chính phủ để vay vốn nước ngoài là dành cho các doanh nghiệp Nhà nước. Và theo quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với khoản vay nước ngoài, ban hành kèm Quyết định 272/2006/QĐ-TTg, với tất cả các khoản vay đã được bảo lãnh khi doanh nghiệp không thực hiện, thì người bảo lãnh sẽ thực hiện các nghĩa vụ đó.
Gần đây nhất, với tư cách là người bảo lãnh Bộ Tài chính đã phải đứng ra trả 3,5 triệu USD cho ngân hàng ANZ thay cho Xi măng Đồng Bành, trả nợ vốn vay đầu tư đến hạn của Vinaincon tại Ngân hàng BNP Paribas, với số tiền 4,2 triệu euro. Bảo lãnh trong lúc khó khăn với các doanh nghiệp Nhà nước, trong tình thế các doanh nghiệp đang chực chờ phá sản thì phải tính đó là nợ của Nhà nước.
Đó là những con số khổng lồ. Tuy nhiên, đáng lo hơn là những con số nợ này đang kìm hãm nền kinh tế, và nó dễ dàng vô hiệu hóa các biện pháp phục hồi kinh tế nếu chúng ta không tính tới nó.
Đối với bộ phận nợ xấu trong ngân hàng và hệ thống tín dụng nói chung, trong thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan nghiên cứu kinh tế đã đề cập nhiều. Tuy nhiên do mâu thuẫn về cách đánh giá nợ xấu, con số chính xác hiện nay chưa có. Nếu căn cứ theo các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước thì nợ xấu của hệ thống ngân hàng là 8,6%, khoảng 202.000 tỷ đồng. Nhưng nếu quan niệm nợ xấu là các món nợ vay của hệ thống tín dụng và không có khả năng trả trên thực tế, trong tương lai gần, các chuyên gia kinh tế đã đánh giá cỡ trên 700.000 tỷ, trong đó nợ của khối bất động sản cỡ trên 300.000 tỷ đồng.
Hầu hết các tài sản thế chấp cho các khoản vay này đều thấp hơn giá trị vay, hoặc là tài sản ảo, hoặc không thể bán để thu hồi vốn được. Khối nợ xấu này phải giải quyết thật nhanh vì nó làm ngân hàng mất thanh khoản nên họ phải huy động thêm của dân và đồng thời không đủ thanh khoản để cho doanh nghiệp vay để phát triển kinh tế Việt Nam.
Bộ phận nợ xấu thứ ba chính là nợ xấu của các doanh nghiệp chủ chốt và toàn hệ thống doanh nghiệp. Sự suy giảm kinh tế, hàng trăm nghìn các doanh nghiệp rời khỏi thị trường kéo theo hệ lụy hàng loạt các khoản nợ chằng chịt không thu hồi được. Đây là các khoản nợ dây chuyền, vòng vo rất khó phân định, nhưng cuối cùng bắt nguồn từ các thị trường đang bị đóng băng như bất động sản, thủy sản…
Những khoản nợ này kéo theo các vụ đòi nợ lùm xùm theo kiểu xã hội đen, kiện cáo tập thể… gây mất trật tự xã hội, đẩy nhanh sự phá sản các doanh nghiệp, làm chùn chân nhiều kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một trong những lý do làm chậm tốc độ tăng tín dụng quá thấp, tín dụng 9 tháng mới nhúc nhích được 2,35% so với tháng 12-2011. Doanh nghiệp không có khả năng hấp thụ vốn, hoặc hấp thụ kém, ngay cả ngân hàng thương mại cũng phản ánh như vậy.
Giải quyết những khoản nợ xấu khổng lồ
Đã có nhiều chuyên gia kinh tế đề ra các giải pháp để giải quyết nợ xấu, trước hết là giải quyết nợ xấu trong khối tín dụng, ngân hàng. Cực đoan ở một phía là dùng ngân sách để mua hết nợ xấu khôi phục hoạt động của hệ thống ngân hàng, tín dụng như nó đã tồn tại, cực đoan ở phía kia là cứ để các ngân hàng, tổ chức tín dụng phá sản hàng loạt rồi khôi phục sau.
Dư luận cho rằng các phương tiện thị trường để giải quyết khủng hoảng đều đã có sẵn. Vấn đề là kích hoạt hợp lý các phương tiện này, không để các thế lực tài chính đã gây ra khủng hoảng lại tiếp tục lợi dụng kiếm lợi trong sự mất mát của nền kinh tế. Việc các ngân hàng thương mại lập thêm 18 doanh nghiệp mua bán nợ trong thời gian qua là một ví dụ. Chúng ta có hệ thống thanh tra ngân hàng, hệ thống kiểm toán có đủ sức mạnh, có sẵn một doanh nghiệp mua bán nợ đang hoạt động tốt, dĩ nhiên ở quy mô nhỏ, cần cho những phương tiện này thêm vốn, thêm quyền lực.
Trước tiên cần tiến hành thanh tra việc góp vốn của các ngân hàng nhằm loại bỏ vốn ảo ra khỏi hệ thống. Thanh tra, điều tra các doanh nghiệp có nợ quá hạn, xem xét thủ tục vay và cho vay, cương quyết khởi tố các đối tượng khống chế ngân hàng, dồn vốn cho các doanh nghiệp sân sau trái pháp luật. Số nợ xấu cuối cùng do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, do gặp khó khăn chính đáng sẽ được mua nợ, giãn nợ thậm chí bơm vốn để khắc phục.
Thanh tra cẩn trọng các ngân hàng thương mại, các khoản cho vay hợp pháp gây nên nợ xấu sẽ được xem xét mua lại, các khoản cho vay để tăng vốn ngân hàng, để phục vụ cho các dự án của các chủ ngân hàng, không nên mua lại mà nên bắt chủ ngân hàng chịu trách nhiệm bằng phần vốn góp của mình. Cần khẩn cấp điều tra mối liên hệ giữa các chủ ngân hàng với các khoản nợ quá hạn, nợ xấu hiện nay. Sau khi xác định được số nợ xấu “sạch”, doanh nghiệp duy nhất có quyền mua bán nợ sẽ mua số nợ xấu đó.
Với hệ thống ngân hàng, sau khi thanh kiểm tra, ngân hàng nào vốn thật quá nhỏ, cần cho phép phá sản, các ngân hàng khác sau khi được mua nợ xấu, cần tăng vốn bằng vốn Nhà nước và tăng cường quản lý bằng các biện pháp kỹ thuật cao.
Đối với các khoản nợ của các doanh nghiệp Nhà nước, cùng với việc cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nước, nhà nước cần chịu trách nhiệm trả nợ cho các chủ nợ. Việc điều tra xem xét những ai chịu trách nhiệm về các khoản nợ đó là thuộc về các cơ quan quản lý doanh nghiệp, không phải của các chủ nợ.
Diện mạo nợ xấu trongnền kinh tế Việt Nam
Gần đây, nói đến nợ xấu, dư luận thường chỉ nói đến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, theo một số nhà kinh tế, nợ xấu bao gồm ba bộ phận: nợ xấu của Chính phủ (nợ công), nợ xấu của hệ thống ngân hàng và nợ xấu của số lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là của các doanh nghiệp nắm vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.
Về nợ công, qua các thông báo của Chính phủ, nợ công đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng thế giới của chúng ta đang nằm trong giới hạn chấp nhận được. Theo Bộ Tài chính, tính đến hết 31-12-2010, dư nợ Chính phủ bằng 44,3%, dư nợ quốc gia, bằng 42,2% GDP và dư nợ công bằng 56,6% GDP. Tuy nhiên với tư cách là chủ của các doanh nghiệp lớn (doanh nghiệp Nhà nước) về pháp lý, nợ của các doanh nghiệp này cũng là nợ công thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng.
Trong tham luận của TS. Đinh Tuấn Minh tại Diễn đàn kinh tế mùa thu được tổ chức mới đây tại Bà Rịa – Vũng Tàu, đã chỉ ra rằng: nợ xấu tại khu vực DNNN rất lớn. Những số liệu mới nhất cho thấy khu vực DNNN hiện đóng góp vào 70% nợ xấu của toàn hệ thống tín dụng, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu. Nếu ước tính nợ xấu của hệ thống là 10% tổng dư nợ tín dụng, như theo công bố của NHNN, thì nợ xấu của khu vực DNNN sẽ ước khoảng 200 nghìn tỷ đồng và nợ xấu của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty sẽ vào khoảng 153 nghìn tỷ đồng.
Theo Đề án tái cấu trúc khu vực DNNN của Bộ Tài chính năm 2012 thì dư nợ của 80/96 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đến cuối 2010 là 872.860 tỉ đồng, bằng 1,6 lần vốn chủ sở hữu. Tính đến tháng 9-2011 dư nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp Nhà nước lớn đạt trên 415.000 tỷ đồng, tương đương gần 17% tổng dự nợ tín dụng tại các ngân hàng (nợ vay của 12 Tập đoàn kinh tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng) và dư nợ lớn nhất thuộc về những “tên tuổi” như Tập đoàn Dầu khí (PVN - 72.300 tỷ), Điện lực (EVN - 62.800 tỷ đồng), Than & khoáng sản (Vinacomin - 19.600 tỷ đồng).
Đó là chưa kể số nợ của các doanh nghiệp Nhà nước địa phương (cũng lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng), số nợ của các cơ quan quản lý Nhà nước địa phương với các doanh nghiệp ứng vốn để xây dựng các công trình hạ tầng chờ phân bổ ngân sách (theo số lượng thống kê của Bộ Tài chính lên đến 95.000 tỷ đồng.
Còn một khối nợ lớn nữa là khối nợ do Nhà nước bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong giai đoạn 2005 - 2009, khối lượng vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh có xu hướng tăng qua hằng năm. Nếu như năm 2005 chỉ khoảng 0,9 tỷ USD, thì con số này đã tăng gấp 4 lần trong năm 2009, đạt 3,986 tỷ USD.
Chúng tôi không có con số tin cậy từ năm 2010 tới nay, nhưng tin tưởng rằng số nợ có bảo lãnh của Chính phủ chỉ tăng mạnh hơn chứ không giảm đi. Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, 90% bảo lãnh của Chính phủ để vay vốn nước ngoài là dành cho các doanh nghiệp Nhà nước. Và theo quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với khoản vay nước ngoài, ban hành kèm Quyết định 272/2006/QĐ-TTg, với tất cả các khoản vay đã được bảo lãnh khi doanh nghiệp không thực hiện, thì người bảo lãnh sẽ thực hiện các nghĩa vụ đó.
Gần đây nhất, với tư cách là người bảo lãnh Bộ Tài chính đã phải đứng ra trả 3,5 triệu USD cho ngân hàng ANZ thay cho Xi măng Đồng Bành, trả nợ vốn vay đầu tư đến hạn của Vinaincon tại Ngân hàng BNP Paribas, với số tiền 4,2 triệu euro. Bảo lãnh trong lúc khó khăn với các doanh nghiệp Nhà nước, trong tình thế các doanh nghiệp đang chực chờ phá sản thì phải tính đó là nợ của Nhà nước.
Đó là những con số khổng lồ. Tuy nhiên, đáng lo hơn là những con số nợ này đang kìm hãm nền kinh tế, và nó dễ dàng vô hiệu hóa các biện pháp phục hồi kinh tế nếu chúng ta không tính tới nó.
Đối với bộ phận nợ xấu trong ngân hàng và hệ thống tín dụng nói chung, trong thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan nghiên cứu kinh tế đã đề cập nhiều. Tuy nhiên do mâu thuẫn về cách đánh giá nợ xấu, con số chính xác hiện nay chưa có. Nếu căn cứ theo các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước thì nợ xấu của hệ thống ngân hàng là 8,6%, khoảng 202.000 tỷ đồng. Nhưng nếu quan niệm nợ xấu là các món nợ vay của hệ thống tín dụng và không có khả năng trả trên thực tế, trong tương lai gần, các chuyên gia kinh tế đã đánh giá cỡ trên 700.000 tỷ, trong đó nợ của khối bất động sản cỡ trên 300.000 tỷ đồng.
Hầu hết các tài sản thế chấp cho các khoản vay này đều thấp hơn giá trị vay, hoặc là tài sản ảo, hoặc không thể bán để thu hồi vốn được. Khối nợ xấu này phải giải quyết thật nhanh vì nó làm ngân hàng mất thanh khoản nên họ phải huy động thêm của dân và đồng thời không đủ thanh khoản để cho doanh nghiệp vay để phát triển kinh tế Việt Nam.
Bộ phận nợ xấu thứ ba chính là nợ xấu của các doanh nghiệp chủ chốt và toàn hệ thống doanh nghiệp. Sự suy giảm kinh tế, hàng trăm nghìn các doanh nghiệp rời khỏi thị trường kéo theo hệ lụy hàng loạt các khoản nợ chằng chịt không thu hồi được. Đây là các khoản nợ dây chuyền, vòng vo rất khó phân định, nhưng cuối cùng bắt nguồn từ các thị trường đang bị đóng băng như bất động sản, thủy sản…
Những khoản nợ này kéo theo các vụ đòi nợ lùm xùm theo kiểu xã hội đen, kiện cáo tập thể… gây mất trật tự xã hội, đẩy nhanh sự phá sản các doanh nghiệp, làm chùn chân nhiều kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một trong những lý do làm chậm tốc độ tăng tín dụng quá thấp, tín dụng 9 tháng mới nhúc nhích được 2,35% so với tháng 12-2011. Doanh nghiệp không có khả năng hấp thụ vốn, hoặc hấp thụ kém, ngay cả ngân hàng thương mại cũng phản ánh như vậy.
Giải quyết những khoản nợ xấu khổng lồ
Đã có nhiều chuyên gia kinh tế đề ra các giải pháp để giải quyết nợ xấu, trước hết là giải quyết nợ xấu trong khối tín dụng, ngân hàng. Cực đoan ở một phía là dùng ngân sách để mua hết nợ xấu khôi phục hoạt động của hệ thống ngân hàng, tín dụng như nó đã tồn tại, cực đoan ở phía kia là cứ để các ngân hàng, tổ chức tín dụng phá sản hàng loạt rồi khôi phục sau.
Dư luận cho rằng các phương tiện thị trường để giải quyết khủng hoảng đều đã có sẵn. Vấn đề là kích hoạt hợp lý các phương tiện này, không để các thế lực tài chính đã gây ra khủng hoảng lại tiếp tục lợi dụng kiếm lợi trong sự mất mát của nền kinh tế. Việc các ngân hàng thương mại lập thêm 18 doanh nghiệp mua bán nợ trong thời gian qua là một ví dụ. Chúng ta có hệ thống thanh tra ngân hàng, hệ thống kiểm toán có đủ sức mạnh, có sẵn một doanh nghiệp mua bán nợ đang hoạt động tốt, dĩ nhiên ở quy mô nhỏ, cần cho những phương tiện này thêm vốn, thêm quyền lực.
Trước tiên cần tiến hành thanh tra việc góp vốn của các ngân hàng nhằm loại bỏ vốn ảo ra khỏi hệ thống. Thanh tra, điều tra các doanh nghiệp có nợ quá hạn, xem xét thủ tục vay và cho vay, cương quyết khởi tố các đối tượng khống chế ngân hàng, dồn vốn cho các doanh nghiệp sân sau trái pháp luật. Số nợ xấu cuối cùng do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, do gặp khó khăn chính đáng sẽ được mua nợ, giãn nợ thậm chí bơm vốn để khắc phục.
Thanh tra cẩn trọng các ngân hàng thương mại, các khoản cho vay hợp pháp gây nên nợ xấu sẽ được xem xét mua lại, các khoản cho vay để tăng vốn ngân hàng, để phục vụ cho các dự án của các chủ ngân hàng, không nên mua lại mà nên bắt chủ ngân hàng chịu trách nhiệm bằng phần vốn góp của mình. Cần khẩn cấp điều tra mối liên hệ giữa các chủ ngân hàng với các khoản nợ quá hạn, nợ xấu hiện nay. Sau khi xác định được số nợ xấu “sạch”, doanh nghiệp duy nhất có quyền mua bán nợ sẽ mua số nợ xấu đó.
Với hệ thống ngân hàng, sau khi thanh kiểm tra, ngân hàng nào vốn thật quá nhỏ, cần cho phép phá sản, các ngân hàng khác sau khi được mua nợ xấu, cần tăng vốn bằng vốn Nhà nước và tăng cường quản lý bằng các biện pháp kỹ thuật cao.
Đối với các khoản nợ của các doanh nghiệp Nhà nước, cùng với việc cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nước, nhà nước cần chịu trách nhiệm trả nợ cho các chủ nợ. Việc điều tra xem xét những ai chịu trách nhiệm về các khoản nợ đó là thuộc về các cơ quan quản lý doanh nghiệp, không phải của các chủ nợ.
Giải quyết tốt những khoản nợ xấu khổng lồ của hệ thống ngân hàng, tín
dụng, những khoản nợ lớn của các doanh nghiệp Nhà nước, khôi phục lại
hoạt động lành mạnh của hệ thống tín dụng sẽ là động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế, giải quyết tận gốc các khoản nợ vòng vo giữa các doanh
nghiệp hiện nay.
Theo Trần Việt
ANTĐ
ANTĐ