22 tuổi – không tiếng tăm, không vốn liếng, nhưng chỉ với một câu nói của mẹ, tôi đã có quyết định đúng đắn nhất cuộc đời mình: Nghỉ việc
Cách dạy con vừa nhân từ, vừa cứng rắn của mẹ đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của người con. Đôi khi kiên trì không phải sự lựa chọn khôn ngoan!
- 02-10-2020Nam giới thành công có nhiều cái “hơn người”, đáng tiếc thay nguy cơ rủi ro về sức khỏe cũng không là ngoại lệ
- 02-10-2020Một tuần ăn chay, thức dậy lúc 3 giờ sáng và hoàn toàn không internet: Chuyến thăm “1-0-2” đã thay đổi hoàn toàn nửa đời còn lại của tôi
- 28-09-2020Làm việc 20 năm, sẵn sàng đổi tất cả tiền công để nhận lấy 3 lời khuyên và 3 ổ bánh mì, người đàn ông đưa cuộc sống của chính mình "sang trang"
Từ nhỏ tôi đã được dạy rằng "đừng bao giờ bỏ cuộc". Chúng tôi thậm chí còn có một phương châm "người từ bỏ là người thua cuộc". Với tôi, mọi thứ dù khó khăn đến mức nào thì tuyệt đối không được dừng lại.
Mọi thứ trôi qua suôn sẻ cho đến khi tôi học xong đại học...
Khi tôi tốt nghiệp đại học cách đây 4 năm và bắt đầu công việc đầu tiên trong "thế giới thực" tại một tổ chức phi lợi nhuận ở Boston, tôi tự tin rằng mình đã chuẩn bị sẵn sàng để giải quyết bất cứ điều gì có thể xảy ra. Những ngày làm việc kéo dài, công việc phức tạp và không như những gì tôi nghĩ. Tôi cảm thấy không hài lòng và mệt mỏi vào cuối mỗi ngày. Quan trọng hơn, tôi không nhìn thấy tương lai của mình trong vị trí này!
Tuy nhiên, ý nghĩ nghỉ việc không bao giờ xuất hiện trong đầu tôi. 22 tuổi, vừa mới tốt nghiệp, tất cả những gì tôi có chỉ là hai bàn tay trắng và 2 tháng làm việc! Nghỉ việc vào thời điểm này là điều không thể chấp nhận được - theo tiêu chuẩn của xã hội, tiêu chuẩn của gia đình tôi và của chính tôi.
Tôi chia sẻ tình hình công việc với mẹ và rồi một ngày kia mẹ xuất hiện trước cửa nhà tôi. Sau đó, bà ấy đưa cho tôi một tối hậu thư: "Mẹ sẽ không rời khỏi đây cho đến khi con nghỉ việc".
Lúc đầu, tôi nghĩ bà ấy đang đùa. Từ trước đến nay, mẹ vẫn nuôi dạy tôi rằng không bao giờ từ bỏ bất cứ điều gì, và tôi không thể tưởng tượng rằng có một ngày mẹ lại khuyên tôi nghỉ việc.
Thực ra, mẹ đã nhìn thấy những "thiệt hại" mà công việc đã gây ra cho tôi chỉ trong vài tháng. Trước đây tôi thường vui vẻ, nhưng bây giờ tôi cười ít hơn nhiều và thường xuyên cáu giận.
Quan trọng nhất, bà ấy nhận ra rằng việc chọn sai công việc sẽ chẳng dẫn tôi đi đến đâu. Công việc tôi đang làm không phải là vô ích, nhưng nó sẽ không giúp ích gì cho sự nghiệp của tôi. Mẹ biết tôi sẽ tốt hơn về lâu dài nếu tôi chuyển tất cả năng lượng hiện tại để tìm một nơi khác phù hợp hơn.
Là một người mẹ, không ai muốn nhìn thấy con của mình không vui, nhưng đó không phải là lý do chính để mẹ tôi làm điều đó: Đôi khi khó khăn mới chính là cơ hội tuyệt vời. Trong trường hợp của tôi, bà ấy thấy tôi đang lãng phí thời gian quý giá vào con đường sự nghiệp sai lầm. Và bà ấy đã hết sức nghiêm túc khi nói rằng mình sẽ không rời Boston cho đến khi tôi nghỉ việc.
Tôi đã nghe lời mẹ!
Cảm giác nhẹ nhõm bao trùm lấy tôi sau khi bước ra khỏi văn phòng, nhưng lúc đó tôi không biết mình đã lựa chọn đúng hay chưa, nên tôi cũng lo lắng. Tôi không có tầm nhìn xa như mẹ, và tôi không dám tự tin vào bản thân ở thời điểm đó.
Bỏ cuộc hóa ra không dễ như một câu nói. Chúng ta luôn sợ những điều bản thân chưa biết.Thêm vào đó tôi còn phải đối mặt với tình trạng không có thu nhập! Tôi không chỉ sợ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo mà còn sợ phải đối diện với thái độ của đồng nghiệp và sếp. Tôi sợ bạn bè và gia đình sẽ nghĩ gì. Tôi sợ bị gọi là kẻ bỏ cuộc...
Tuy nhiên, nếu nỗi sợ hãi là điều duy nhất giữ bạn ở lại văn phòng, thì đừng ngần ngại bước ra khỏi đó.
Những người thành công nhất được thúc đẩy bởi đam mê và sự tự hào với những gì họ đang làm. Như Warren Buffett đã nói: "Thành công có nghĩa là phải có đam mê".Tôi đã lấy hết can đảm cộng với sự động viên của mẹ để "bỏ cuộc". Cho đến ngày nay, đó là sự lựa chọn nghề nghiệp tốt nhất mà tôi từng làm!
Nhưng nó không phải là một điều dễ dàng. Tôi bị ràng buộc với hợp đồng thuê nhà một năm ở một thành phố đắt đỏ và không có thu nhập ổn định. Mẹ bắt tôi nghỉ việc không có nghĩa là bà ấy sẽ "tài trợ" cho quãng thời gian thất nghiệp của tôi.
Tôi đã có một khoản tiết kiệm có thể giúp bản thân sống sót trong vài tháng. Tạm thời mọi thứ vẫn ổn, nhưng tôi cần một kế hoạch.
Nếu nỗi sợ hãi là thứ duy nhất giữ bạn ở lại văn phòng, thì đừng ngần ngại bước ra khỏi đó.
Vì vậy, tôi đã làm hai việc: Thứ nhất, tôi tìm công việc bán thời gian. Tôi bắt đầu trông trẻ và xâu dây vợt tennis để kiếm đủ trả tiền thuê nhà mỗi tháng. Tôi đã sử dụng khoản tiết kiệm khẩn cấp của mình để trang trải chi phí hàng ngày của mình. Tôi hiện tại không tiết kiệm, nhưng tôi cũng sẽ không mắc nợ.
Thứ hai, tôi bắt đầu viết blog. Tôi vẫn không biết chính xác mình muốn làm gì với cuộc sống của mình, nhưng tôi biết rằng tôi tìm thấy sự thoải mái và ổn định trong việc viết lách, vì vậy tôi đã bắt đầu từ đó.
Tôi viết một bài blog một ngày. Nó khiến tôi bận rộn và có chỗ dựa trong thời gian này, đồng thời cho phép tôi bắt đầu và hoàn thành ít nhất một việc mỗi ngày. Thêm vào đó, khi tôi bắt đầu ứng tuyển vào vị trí viết lách, việc viết blog là một lợi thế trong các cuộc phỏng vấn.
Khi tôi không làm việc hoặc viết blog, tôi lên mạng và tìm kiếm việc làm. Tôi tận dụng mạng lưới bạn đại học của mình, gửi email giới thiệu và lên lịch các cuộc điện thoại với bất kỳ ai sẽ nói chuyện với tôi. Tôi đã điều chỉnh sơ yếu lý lịch, cập nhật hồ sơ LinkedIn và đặt mục tiêu nộp ít nhất một đơn xin việc mỗi ngày.
Trong ba tháng tiếp theo, tôi đã điền rất nhiều đơn xin việc. Hầu hết, tôi không bao giờ nhận được hồi âm; đôi khi, tôi nhận được câu trả lời thẳng thắn "không"; và có duy nhất một lần tôi nhận được câu trả lời là "có". Đó là cơ hội thực tập tại một cửa hàng tin tức ở thành phố New York. Họ chấp nhận tôi và hứa hẹn cơ hội vị trí toàn thời gian, vì vậy tôi đã không ngần ngại mà chuyển đến một thành phố mới.
Việc thực tập đã đưa tôi đến vị trí phóng viên toàn thời gian và hiện tại là vị trí phóng viên cấp cao của tôi bây giờ. Cuối cùng tôi cũng đã tìm ra thứ khiến tôi sẵn sàng dấn thân vào thử thách mà vẫn cảm thấy hạnh phúc.
Tôi sẽ không có được như ngày hôm nay nếu tôi không bỏ công việc đầu tiên đó. Nếu mẹ tôi không bay đến Boston và kiên quyết bắt tôi nghỉ việc, tôi vẫn có thể làm việc ở đó ngày hôm nay, sống những ngày cuối tuần, những ngày thứ Hai đáng sợ và sự nghiệp bị đình trệ.
Nghỉ việc không phải lúc nào cũng là câu trả lời đúng, và tôi vẫn không nghĩ đó là câu trả lời chính xác cho mọi trường hợp - nhưng, như mẹ đã dạy tôi, đôi khi bỏ cuộc cũng được, chúng ta sẽ chẳng biết ngày mai ai sẽ gõ cửa, còn trẻ đừng sợ bất cứ điều gì!
Theo Kathleen Elkins, phóng viên tài chính cấp cao tại CNBC.