MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 hành động sai lầm, gây phản tác dụng trong việc giáo dục con của bậc làm cha mẹ

13-07-2020 - 18:01 PM | Sống

Đối với các bậc phụ huynh việc xây dựng một khuôn giáo dục phù hợp và hiệu quả với con của mình là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng chú trọng đến điều này. Hiện nay, nhiều phụ huynh vẫn thường dạy con cái theo cách truyền thống con cái mà không hề suy nghĩ đến một phương pháp giáo dục phù hợp với con.

3 đặc điểm chính của những người dạy còn theo phương pháp truyền thống này chính là: Cằn nhằn; mất bình tĩnh và áp đặt suy nghĩ với con cái. Phương pháp giáo dục truyền thống ngày càng bộc lộ sự vô dụng và phản tác dụng trong giáo dục, chính nó là điều góp phần phá nát khuôn giáo dục của bạn với con cái

Cằn nhằn quá nhiều

3 biểu hiện sai lầm, gây phản tác dụng trong việc giáo dục con của bậc làm cha mẹ  - Ảnh 1.

Có lẽ đây sẽ là khung cảnh quen thuộc ở nhiều gia đình: Đứa con chăm chú nghịch điện thoại. Nhưng mẹ muốn con trai dừng hành động đó lại để đi ăn cơm, người mẹ đã nói rất nhiều lần:

"Đừng chơi nữa, đến ăn đi!"

“ Mẹ bảo con dừng lại và ra ăn cơm đi!”

"Con vẫn đang chơi?"

"Có gì vui mà cứ dán mắt vào thế? Mắt sẽ bị hỏng, cận thị lại ảnh hưởng đến học tập... ".

Mỗi khi mẹ nói một câu, đứa trẻ lại nói "dạ"; "vâng" cho qua từ đầu đến cuối, mắt cậu bé ấy vẫn không rời khỏi điện thoại.

Người mẹ đành bất lực: “Con càng ngày càng hư này, càng lớn, càng không vâng lời! Tôi thực sự hết cách."

Cằn nhằn là việc rất dễ gây ức chế với đối phương, dù đối phương là đối tượng nằm ở độ tuổi nào. Một ai đó khi cằn nhằn quá nhiều càng thể hiện sự bất lực và thất bại của mình. Đặc biệt trong giáo dục con cái, cha mẹ từ những ngày đầu nên hạn chế tối đa sự cằn nhằn của mình đối với con cái.

Trẻ con chúng cũng rất nhạy cảm và có phần bướng bỉnh, chúng luôn muốn làm theo ý mình và ý của chúng thì thường trái ngược hoàn toàn với bố mẹ. Thói quen lặp lại yêu cầu sẽ khiến đứa trẻ dễ chai lì tâm lý, chúng sẽ có xu hướng lề mề, kéo dài thời gian hơn.

Mất bình tĩnh

Mất bình tĩnh là tình trạng tâm lý rất nhiều các bậc phụ huynh hiện nay mắc phải. Điều này đối với bản thân phụ huynh mà nói việc mất bình tĩnh trong giáo dục con chính là một điểm cực yếu. Hiệu quả giáo dục khi mất bình tĩnh rất thấp bởi trái tim trẻ thơ luôn căng thẳng, sợ hãi và những cảm xúc khác.

Khi cha mẹ tức giận, phản ứng đầu tiên của trẻ là "tìm cách thoát ra", tập trung vào cách tránh "thảm họa" này thay vì chú ý đến những gì bạn nói. Hơn nữa, mất bình tĩnh dễ khiến bản thân phụ huynh rơi vào trạng thái mất kiểm soát, “nóng giận mất khôn” có thể nói hoặc có hành động gây tổn thương con cái. Điều này chỉ khiến con cái và cha mẹ dần có khoảng cách, việc hiểu con của phụ huynh là không thể.

Mặt khác, về phía đứa trẻ chỉ khiến chúng sẽ cho rằng bố mẹ thực sự không hiểu chúng và xu hướng nổi loạn trong đứa trẻ sẽ lớn lên từng ngày, đến lúc đó việc dạy dỗ, kiểm soát con cái là điều vô cùng khó khăn. Hơn nữa đây cũng là tính xấu có thể ảnh hưởng đến tính cách của trẻ sau này, cha mẹ chính là tấm gương học tập gần gũi nhất của con cái. Chúng sẽ vô thức học tập tất cả kể cả những tính xấu của cha mẹ.

“Bình tĩnh”- là kĩ năng cực kì quan trọng trong việc dạy dỗ con cái. Một ông bố bà mẹ tốt, có bản lĩnh luôn có thể giữ bình tĩnh giải quyết vấn đề của con cái một cách rõ ràng và sáng suốt nhất. Điều này mới khiến những đứa trẻ nể phục và lắng nghe.

Áp đặt suy nghĩ của mình vào con cái

3 biểu hiện sai lầm, gây phản tác dụng trong việc giáo dục con của bậc làm cha mẹ  - Ảnh 2.

“Bố mẹ làm tất cả những điều này vì con!”;

“Bố mẹ chỉ muốn tốt cho con!”

“Bố mẹ không đòi hỏi con nhưng tại sao con không được như người khác?”...

Đây là những câu nói cửa miệng của rất nhiều bậc phụ huynh khi nói chuyện với con cái. Và vô vàn các câu nói khác của cha mẹ luôn áp đặt suy nghĩ của họ với con cái vì muốn kiểm soát và sự kì vọng. Trên thực tế, nhiều trẻ em ghét những từ "vì con" bởi thực sự cha mẹ đôi khi chỉ để thuyết phục chúng làm điều gì đó mà chúng không muốn làm hoặc cha mẹ thậm chí sắp xếp mà không hỏi ý kiến và suy nghĩ của con cái.

Đằng sau những lời nói này thực sự là mong muốn của cha mẹ để kiểm soát, sự hy sinh, cống hiến và tình yêu của chính họ, để làm cho đứa trẻ cảm thấy có lỗi, để đạt được mục đích làm cho đứa trẻ ngoan ngoãn.

Có lẽ ý định ban đầu của nhiều bậc cha mẹ chỉ muốn tạo một chút áp lực cho con cái để khiến chúng bớt đi đường vòng, nhưng tình yêu như vậy sẽ khiến con cái khó thở và bị ràng buộc sâu sắc.

Cha mẹ, thay vì cố gắng kiểm soát con cái, tốt hơn hãy là người đồng hành hướng dẫn, ủng hộ và có lòng tin vào trẻ, tin vào lựa chọn và tin rằng trẻ có khả năng tự mình phát triển. Điều đó mới khiến con cái có thể tự do phát triển một cách toàn diện.

Theo Aboluowang

Lưu Ly

Trở lên trên