MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 chỉ số áp lực lạm phát liên quan đến tắc nghẽn chuỗi cung ứng mà thế giới không nên bỏ qua

3 chỉ số áp lực lạm phát liên quan đến tắc nghẽn chuỗi cung ứng mà thế giới không nên bỏ qua

Các nhà kinh tế cho rằng, việc giảm giá cước vận tải biển là một tín hiệu tích cực cho chuỗi cung ứng, nhưng họ đã nhầm.

Một năm đại dịch nữa lại qua đi, các tin tức dự đoán 2022 sẽ là một năm giảm thiểu tắc nghẽn chuỗi cung ứng tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng COVID-19 vẫn là nguy cơ gây bất ổn lớn nhất cho thế giới. Vì vậy, để có thể có thể dự báo tương lai chúng ta cần nhìn vào dòng chảy thương mại.

Có 3 chỉ số chính cảnh báo tín hiệu lạm phát không mang lại điềm báo tốt cho người tiêu dùng Mỹ, hoặc cho người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Chỉ số đầu tiên là giá cước vận tải biển và hàng không. Các nhà kinh tế phố Wall cho rằng, giảm giá cước vận tải biển là một tín hiệu tích cực cho chuỗi cung ứng. Nhưng họ không nhận ra những mức giá này đã giảm trong thời gian ngắn bởi tính thời vụ. Theo dữ liệu của Xeneta, hầu hết các hợp đồng năm 2022 sẽ đạt mức cao kỷ lục.

Peter Sand, nhà phân tích chính tại Xeneta, giải thích: "Cả năm, chúng ta luôn mong chờ đến mùa cao điểm. Lúc này, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ yêu cầu khách hàng trả tiền cho các giao dịch bảo đảm, giao dịch dài hạn hoặc các giao dịch có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường giao ngay".

Ông Sand cho biết. Xenata dự kiến ​​giá sẽ vẫn ở mức cao do nhu cầu tăng cao liên tục. Đặc biệt những chuyến hàng từ châu Á đến Hoa Kỳ thường có nhu cầu lớn và cũng là lý do dẫn đến tắc nghẽn cảng biển. Nhưng khi được hỏi liệu trong tương lai mức giá có tăng vọt trở lại mức cao kỷ lục 25,000 USD hay không, ông Sand cho rằng không.

3 chỉ số áp lực lạm phát liên quan đến tắc nghẽn chuỗi cung ứng mà thế giới không nên bỏ qua - Ảnh 1.

Điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả các hợp đồng đều được ký bởi một số nhà nhập khẩu nhỏ và trung bình. Các hợp đồng còn lại sẽ phải đối mặt với giá cước giao ngay và các khoản phí bổ sung.

Ông Sand cho biết: "Bởi vì kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng lên trước Tết Nguyên đán, bắt đầu từ ngày 1/2, vì vậy mức giá có thể sẽ sớm tăng trở lại. Nhưng ngay cả sau Tết Nguyên đán, kỳ vọng nhu cầu tiêu dùng lớn và mức tồn kho thấp sẽ giữ cho tỷ giá tăng cao trong năm tới."

Thật không may, chi phí vận tải hàng không cũng không đem đến tin vui. Đối với các nhà quản lý logistic đang tìm kiếm các giải pháp vận tải hàng không, họ sẽ thấy rõ mức phí vận chuyển đang quá đắt. Theo thị trường Freightos, giá vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ Thượng Hải đến Bờ Tây Hoa Kỳ là hơn 16 USD/kg, tăng 25% trong tháng và gấp hơn 4 lần mức thông thường.

3 chỉ số áp lực lạm phát liên quan đến tắc nghẽn chuỗi cung ứng mà thế giới không nên bỏ qua - Ảnh 2.

Sự thay đổi cước giá vận tải hàng không từ Trung Quốc đến bờ Tây Hoa Kỳ (Nguồn: Freightos)

Theo Freightos, khó khăn đầu tiên và lớn nhất mà vận tải hàng không phải đối mặt là hàng hóa trong khoang hành khách trên máy bay sẽ không còn được Trung Quốc chấp nhận vào năm mới. Động thái này sẽ khiến giá cước vận chuyển hàng không tăng cao. Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc cho biết: "Chỉ những vật dụng liên quan đến chống dịch bệnh mới được phép mang lên cabin".

Tóm lại: Những chi phí tăng cao này sẽ làm tăng áp lực lạm phát đối với sản phẩm.

3 chỉ số áp lực lạm phát liên quan đến tắc nghẽn chuỗi cung ứng mà thế giới không nên bỏ qua - Ảnh 3.

So sánh sự thay đổi giá cước vận tải biển và vận tải hàng không từ Trung Quốc đến bờ Tây Hoa Kỳ (Nguồn: Freightos)

Freightos gần đây khảo sát các doanh nghiệp lớn và nhỏ của mình về tác động của chi phí chuỗi cung ứng. Kết quả tất nhiên không có gì ngạc nhiên: Các công ty nhỏ hơn chịu ảnh hưởng nặng nề của việc tăng giá.

Khó khăn thứ hai liên quan đến biến thể mới. Các trường hợp nhiễm Omicron gia tăng ở thành phố sản xuất như Quảng Châu, Thiên Tân Chiết Giang của Trung Quốc và xung quanh thành phố cảng Ninh Ba. Theo báo cáo từ Reuters, 20 công ty niêm yết hoạt động trên địa bàn tỉnh đã tạm ngừng hoạt động, bao gồm các nhà sản xuất pin, dệt may và dược phẩm.

Một chỉ báo tắc nghẽn khác của Trung Quốc mà dòng chảy thương mại báo hiệu nằm ở hoạt động trên sông Châu Giang. Năm ngoái, để người lao động có thể về nhà kịp thời gian cho đợt giãn cách Tết Nguyên đán, đường thủy chính cho thương mại nội địa đã bị làm chậm lại. Kết quả sau đợt giãn cách đó, lượng container giả tràn ngập thị trường sau Tết Nguyên đán. Điều này được dự báo một lần nữa sẽ làm tăng thêm tình trạng tắc nghẽn tại các cảng và do đó làm tăng giá cước.

Hãy nhớ rằng, dòng chảy thương mại là một chuỗi "các đường ống". Nếu một đường ống bị tắc, nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hiệu quả của dòng chảy.

Chỉ số lạm phát thứ ba có thể chứng kiến ở Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đang dần phục hồi, nhưng việc quay trở lại của người lao động chậm hơn so với dự báo ban đầu.

Stephen Lamar, CEO của Hiệp hội Giày và May mặc Hoa Kỳ cho biết: "Việt Nam vẫn đang dần khởi động lại. Việt Nam đang đối phó với những thách thức lớn về chuỗi cung ứng như tất cả các quốc gia khác".

Sự sụt giảm trong quá trình sản xuất này sẽ làm tăng thêm áp lực lạm phát đối với nguồn cung. Seko Logistics nói với American Shipper rằng, "Việt Nam cũng đang trở thành nạn nhân của tác động trực tiếp của tình trạng tắc nghẽn cầu cảng. Hàng hóa đang chờ đợi để thông quan ở Los Angeles và các cảng biển khác của Hoa Kỳ."

Ông Akhil Nair, phó chủ tịch của Seko Logistics APAC, cho biết: "Tất cả các lịch trình của các hãng tàu hoàn toàn không đồng bộ với lịch trình chiếu lệ (đã được công bố) của họ." "Điều này dẫn đến nhiều chuyến tàu bỏ trống và nhiều tàu bỏ qua cảng nước sâu Cái Mép ở TP. Hồ Chí Minh. Một số khách hàng của Seko đang tìm cách chuyển hàng hóa của họ thông qua các tuyến đường thay thế, bao gồm qua phương thức đường bộ / đường biển như Singapore, Malaysia hoặc thậm chí ngược trở lại Trung Quốc".

Một vấn đề logistics khác mà được ông Nair đề cập là về cơ sở hạ tầng cảng Lạch Huyện, một cảng biển nước sâu ở Hải Phòng, miền Bắc Việt Nam, đang ngăn cản các tàu lớn ghé qua. Ông nói: "Điều này đang gây ra tình trạng không sử dụng hết sức chứa ở Hải Phòng."

3 chỉ số áp lực lạm phát liên quan đến tắc nghẽn chuỗi cung ứng mà thế giới không nên bỏ qua - Ảnh 4.

Hàng hóa ứ đọng tại cửa khẩu Lạng Sơn

"Tại cảng Xinqing, lượng hàng tồn đọng đã tăng mạnh lên gần 4.000 container, gần 700 container tại cảng Shima và khoảng 500 container tại cảng quốc tế Friendship," ông Nair nói. "Đây là vụ tồn đọng hàng hóa tồi tệ nhất trong lịch sử tại các cửa khẩu biên giới tỉnh Lạng Sơn".

Ngày 15/12/2021, Trung Quốc tuyên bố ngừng thông quan tại cảng thương mại thủy sản nội địa trọng điểm của biên giới sau khi một trường hợp dương tính với COVID-19 trong khu vực.

Dòng chảy thương mại vẫn bị tắc nghẽn và cái giá phải trả cho việc vận chuyển thương mại kém hiệu quả vẫn còn tăng lên. Năm 2022 có lẽ sẽ là một năm khó khăn nữa đối với các nhà quản lý hậu cần và chuỗi cung ứng.

Tham khảo FreightWaves

Anh Tuấn

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên