3 dấu hiệu bất thường ở bàn tay cho thấy dạ dày đang "kêu cứu", ở độ tuổi nào cũng cần làm ngay 4 việc để ngăn cản ung thư hình thành
Nếu bạn nhận thấy tay có 4 dấu hiệu bất thường này nghĩa là dạ dày đang mắc bệnh hoặc hình thành ung thư.
- 29-06-2020Cứ nghĩ đang béo lên, cô bé 11 tuổi đi khám mới biết bị ung thư buồng trứng: Bệnh ngày càng trẻ hóa, hãy cảnh giác với những tín hiệu của bệnh!
- 28-06-2020Phát hiện căn bệnh dễ gây nhồi máu cơ tim trong vòng 15 phút
- 28-06-2020Bệnh bạch hầu: Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu cao nhất và cách sàng lọc bệnh
Ung thư dạ dày được ví là "sát thủ nguy hiểm nhất trong các loại ung thư". Trên thế giới hàng năm có khoảng 600.000 đến 700.000 trường hợp ung thư dạ dày mới được phát hiện. Trong đó, một số nước ở châu Á như Nhật Bản, Việt Nam có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn các loại ung thư khác... và là nguyên nhân tử vong hàng đầu với 25.000 đến 35.000 người mỗi năm.
Hầu hết các bệnh nhân mắc ung thư dạ dày có tiên lượng tử vong cao do người bệnh không tìm thấy các bất thường trong cơ thể. Khi bệnh tái phát rõ rệt vì đã ở giai đoạn giữa và cuối, lúc này đã đánh mất thời gian vàng để điều trị bệnh.
Để phòng ngừa ung thư dạ dày , trước tiên chúng ta cần đảm bảo dạ dày thật khỏe mạnh. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, cách dễ dàng nhất để nhận biết sức khỏe của dạ dày chính là quan sát bàn tay. Nếu bạn nhận thấy tay có 4 dấu hiệu bất thường này nghĩa là dạ dày đang mắc bệnh.
1. Lòng bàn tay có màu trắng
Dạ dày là cơ quan tiêu hóa, có vai trò hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng. Khi chức năng của dạ dày bị suy giảm, cơ thể sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng mất dinh dưỡng, thiếu khí và quá trình vận chuyển máu cũng sẽ không còn trơn tru. Tình trạng này khiến lòng bàn tay có màu trắng bệch, thiếu sức sống... Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo viêm dạ dày hoặc các bệnh khác.
Lòng bàn tay trắng bệnh cũng là dấu hiệu cảnh báo viêm dạ dày.
2. Lòng bàn tay nóng rát, màu đỏ
Nếu bạn có cảm giác nóng rát trong lòng bàn tay, kèm theo màu đỏ thì rất có thể đó là triệu chứng dạ dày bị nóng trong, thường xảy ra khi bạn tiêu thụ quá nhiều thực phẩm khó tiêu hóa, nhiễm trùng, lạm dụng kháng sinh...
Cảm giác nóng rát ở dạ dày có thể dẫn đến những triệu chứng khác như đau, mệt mỏi, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn… nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi và suy nhược.
Để ngăn ngừa triệu chứng này, bạn cần phải tránh ăn các loại thực phẩm chua, cay, nhiều dầu mỡ. Ăn nhiều rau xanh, trái cây. Tuy nhiên, nếu đã thử nhiều cách nhưng vẫn không thể cải thiện tình trạng bệnh này, bạn cần đi gặp bác sĩ để được thực hiện các xét nghiệm cần thiết và điều trị phù hợp.
3. Móng tay bất thường
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, phần bán nguyệt màu trắng ở ngón tay phản ánh chức năng của khí, máu, dinh dưỡng, lá lách và dạ dày.
Phần này tốt nhất chỉ nên tồn tại khoảng 1/5 móng tay. Tuy nhiên, nếu chức năng của lá lách và dạ dày là bất thường, máu và khí bị mất cân bằng, lượng chất dinh dưỡng không đủ, sẽ khiến cho phần bán nguyệt sẽ xuất hiện quá lớn, quá nhỏ hoặc có tình trạng nứt nẻ móng tay. Bạn không nên chủ quan mà hãy theo dõi những dấu hiệu bất thường của cơ thể.
Để nuôi dưỡng dạ dày, ngăn ngừa ung thư hãy làm tốt 4 việc
1. Nhai chậm, nuốt chậm
Khi ăn, bạn cần dành thời gian để nhai nhiều hơn và nuốt chậm. Thức ăn càng được nhai kỹ sẽ càng giúp dạ dày bớt gánh nặng khi xử lý thức ăn, điều này giúp thúc đẩy tiêu hóa và bảo vệ sức khỏe dạ dày của bạn.
2. Duy trì tâm trạng tốt
Các chuyên gia chỉ ra rằng cảm xúc của mỗi người sẽ ảnh hưởng đến một loạt các bệnh dạ dày, chẳng hạn như viêm dạ dày và loét tá tràng. Do đó, duy trì trạng thái cảm xúc nhẹ nhàng, vui vẻ cũng là chìa khóa để nuôi dưỡng dạ dày.
3. Nội soi dạ dày kịp thời
Hầu hết các bệnh ung thư dạ dày đều chỉ được phát hiện bằng sàng lọc dạ dày. Thông qua nội soi dạ dày, bạn có thể quan sát và xác định tình trạng sức khỏe của dạ dày để tìm ra tín hiệu ung thư.
4. Bổ sung dinh dưỡng để nuôi dưỡng và bảo vệ dạ dày
Người bị đau dạ dày không được ăn uống tùy tiện nếu không bệnh sẽ tiến triển nặng hơn. Để bảo vệ dạ dày, bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói.
Hạn chế ăn đồ lạnh, nóng vì chúng có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày.
Hãy ăn nhiều chuối, táo, đu đủ, gừng, cơm trắng, sữa chua, khoai tây... để bồi bổ cho dạ dày của bạn.
Nhịp sống Việt