MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 dấu hiệu ở bàn tay là lời “cầu cứu” của tim mạch: bác sĩ kiến nghị đi kiểm khám ngay khi tay có 3 biểu hiện sau, nguy cơ nhiều bệnh tật đang “kéo đến”

18-01-2022 - 19:17 PM | Sống

3 dấu hiệu ở bàn tay là lời “cầu cứu” của tim mạch: bác sĩ kiến nghị đi kiểm khám ngay khi tay có 3 biểu hiện sau, nguy cơ nhiều bệnh tật đang “kéo đến”

Ngón tay và tim mạch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đôi khi, chúng ta thực sự có thể nhìn biểu hiện ở ngón tay để phán đoán sức khỏe tim mạch.

Một số biểu hiện trên ngón tay có thể là lời cảnh báo của tim mạch

Chủ nhiệm khoa phẫu thuật Tim mạch -  Giáo sư Trịnh Tuấn Mãnh (bệnh viện tưởng niệm Tôn Trung Sơn thuộc Đại học Trung Sơn) đã nêu ra các triệu chứng xuất hiện trên ngón tay khi bệnh tim mạch "nhòm ngó" gồm: run tay, móng tay khác thường và ngón tay dùi trống.

1. Run tay

Tim mạch vô cùng quan trọng với cơ thể con người. Nếu tim ngừng đập, con người cũng đang đi đến cuối đường của cuộc đời. Khi tim yếu ớt, các ngón tay sẽ thường xuyên run rẩy, không nghe lời chủ nhân, đặc biệt là không thể cầm chắc đồ vật.

Những người mắc bệnh tim nặng, ngón tay gần như lúc nào cũng run lẩy bẩy.

2. Móng tay khác thường

Móng tay của người bình thường mượt mà và đầy đặn, còn móng tay của người mắc bệnh tim sẽ gồ ghề, không bằng phẳng.

3 dấu hiệu ở bàn tay là lời “cầu cứu” của tim mạch: bác sĩ kiến nghị đi kiểm khám ngay khi tay có 3 biểu hiện sau, nguy cơ nhiều bệnh tật đang “kéo đến” - Ảnh 1.

Ảnh: afamily.vn

Phần bán nguyệt trên móng tay của đa số người luôn không thay đổi. Hình bán nguyệt này có thể phát hiện tình trạng sức khỏe của một người nhưng không phải bán nguyệt càng to càng tốt. Nếu trong thời gian ngắn, phần bán nguyệt thay đổi về kích cỡ hoặc hình dạng thì sức khỏe của người đó chắc chắn có ít nhiều thay đổi.

3. Ngón tay dùi trống

Dùi trống là tình trạng các móng tay, chân phồng to lên và mở rộng ra, phát triển lớn hơn bình thường và có hình dạng như chiếc thìa úp ngược.

Triệu chứng này thường xuất hiện cùng lúc ở móng tay và móng chân. Góc giữa giường móng và móng tay gọi là góc trên móng. Người bình thường, góc trên móng sẽ ≤ 160 độ, nhưng với móng tay dùi trống góc này ≥ 180 độ và phần đầu ngón tay tạo thành hình dùi trống.

Giáo sư Trịnh Tuấn Mãnh chỉ ra một phương pháp tự kiểm tra tình trạng dùi trống là Schamroth: áp sát phần móng tay của hai ngón tay cùng vị trí trên hai bàn tay (thường là ngón giữa) vào nhau, móng tay bình thường sẽ tạo thành một cửa sổ hình thoi nhỏ (khoảng cách kim cương), nếu khoảng cách này dần nhỏ đi hoặc biến mất thì chính là bệnh dùi trống.

3 dấu hiệu ở bàn tay là lời “cầu cứu” của tim mạch: bác sĩ kiến nghị đi kiểm khám ngay khi tay có 3 biểu hiện sau, nguy cơ nhiều bệnh tật đang “kéo đến” - Ảnh 2.

Ảnh: uptodate.com

Bác sĩ nhắc nhở mọi người nên đi kiểm khám kịp thời khi móng tay xuất hiện các dấu hiệu trên, bởi có thể đã mắc phải các bệnh như tim bẩm sinh (tứ chứng Fallot, tam chứng Fallot, động mạch sai vị trí,…), nhiễm trùng tim (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp tính, bệnh thấp tim, viêm cơ tim nhiễm trùng) và các bệnh tim mạch khác.

Đặc biệt là các bệnh tim bẩm sinh tím như tứ chứng Fallot, hội chứng eisenmenger, động mạch sai vị trí, người bệnh thường có tình trạng da tím tái và tay, chân dùi trống. Mức độ nghiêm trọng của dùi trống tương ứng với mức độ nghiêm trọng và thời gian của quá trình mắc bệnh. Trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh chỉ xuất hiện tình trạng tím tái, còn người thiếu máu trầm trọng xuất hiện cả tình trạng tím tái và dùi trống nhẹ.

Giáo sư Trịnh Tuấn Mãnh nói: "Một khi phát hiện móng tay có dấu hiệu bất thường cần đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể, để tránh làm lỡ thời cơ chữa bệnh." Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ càng cho bệnh nhân như khám lâm sàng, máu thường quy, phân tích máu, điện tâm đồ, chụp chiếu phim,…để làm rõ nguồn gốc bệnh tật và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Ngoài ra, móng tay khác thường không chỉ biểu hiện tim mạch có vấn đề mà một số bộ phận sau có thể cũng đang không khỏe mạnh.

Một số căn bệnh khác có thể mắc phải khi tay có các triệu chứng trên

1. Bệnh dùi trống báo hiệu bệnh về phổi

Dùi trống thường liên quan đến thiếu oxy. Vì khi cơ thể thiếu hụt oxy, các mô mềm, mô sợi trên ngón tay và ngón chân cách xa cơ thể nhất nên dễ bị kích thích phồng to lên.

Trong đó,  những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), dãn phế quản, lao phổi, áp xe phổi mãn tính, xơ phổi mô kẽ và phần ít người ung thư phổi đều có thể xuất hiện tình trạng dùi trống.

Ngoài ra, dùi trống còn thấy ở người mắc bệnh viêm ruột, xơ gan, u mô đệm đường tiêu hóa.

Nếu chỉ bị dùi trống, người bệnh có thể đến khoa da liễu, khoa xương khớp kiểm tra trước. Nếu kèm theo các triệu chứng khác hoặc có bệnh nền, người bệnh nên căn cứ theo các triệu chứng để chọn khoa khám thích hợp, ví dụ khoa nội tim mạch, khoa nội hô hấp, khoa nội tiêu hóa hoặc khoa u bướu để kiểm khám.

2. Tê tay run tay báo hiệu bệnh về não

Người tim mạch yếu ớt sẽ thường xuyên run tay, nhưng nguyên nhân dẫn đến tê tay không chỉ có vậy.

Ví dụ, khi tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, chúng ta dễ bị run tay, đây là hiện tượng rất bình thường. Nhưng nếu liên tục run tay, thậm chí ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày thì người bệnh cần quan tâm, chú trọng hơn.

3 dấu hiệu ở bàn tay là lời “cầu cứu” của tim mạch: bác sĩ kiến nghị đi kiểm khám ngay khi tay có 3 biểu hiện sau, nguy cơ nhiều bệnh tật đang “kéo đến” - Ảnh 3.

Ảnh: hellobacsi.com

Thanh niên và người trung niên bị run tay thường do rối loạn thần kinh run vô căn, có thể là bệnh cường giáp, ví dụ cầm đũa gắp thức ăn, cầm bút viết chữ bị rung tay. Khi gặp tình trạng này, người bệnh nên đi kiểm tra chức năng tuyến giáp.

Người lớn tuổi bị run tay có thể do hệ thống thần kinh trung ương bị tổn thương, có nguy cơ mắc bệnh Parkinson hoặc Alzhermei. Người bệnh nên tiến hành kiểm tra điện tâm đồ, chụp CT não bộ.

Nếu xuất hiện tình trạng tê tay, chúng ta cũng nên chú ý hơn. Nếu tê tay lâu ngày, thi thoảng tái phát, cảm giác tê chạy từ tay đến chân, lưng,…người bệnh nên chú ý vì có thể đã bị thoái hóa đốt sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm. Với người trung niên, nếu thường xuyên bị tê tay, có thể bạn đã ở giai đoạn tiền đột quỵ não. Người bệnh nên đi gặp bác sĩ kịp thời, tiến hành chụp CT não bộ, siêu âm động mạch cảnh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Theo Aboluowang

 

3 dấu hiệu ở bàn tay là lời “cầu cứu” của tim mạch: bác sĩ kiến nghị đi kiểm khám ngay khi tay có 3 biểu hiện sau, nguy cơ nhiều bệnh tật đang “kéo đến” - Ảnh 4.

https://cafef.vn/3-dau-hieu-o-ban-tay-la-loi-cau-cuu-cua-tim-mach-bac-si-kien-nghi-di-kiem-kham-ngay-khi-tay-co-3-bieu-hien-sau-nguy-co-nhieu-benh-tat-dang-keo-den-20220116221543748.chn

Thiên An

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên