3 điểm sáng ấn tượng của kinh tế Việt Nam dưới góc nhìn của HSBC
Đầu tiên là tăng trưởng về GDP, báo cáo của HSBC cho hay. Theo đó, mặc dù 2 quý đầu năm chỉ số này có kết quả đáng thất vọng nhưng trong quý III, GDP đã tăng tốc, đạt mức 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
- 13-10-2016HSBC: Khả năng chứng khoán Mỹ “đứt” là rất cao
- 10-10-2016HSBC: Kinh tế Việt Nam đã tăng tốc nhưng "về đích cuối năm" là một thách thức
- 29-09-2016HSBC: "Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn hơn bao giờ hết"
- 10-08-2016HSBC: Ngành nào sẽ được lợi khi vốn FDI tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm?
Tuy nhiên, theo Ngân hàng này để đáp ứng được mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra, GDP của quý IV phải tăng mạnh hơn nữa.
“Chúng tôi tin rằng nếu xuất khẩu và FDI tiếp tục thể hiện sức bền, cùng với tăng trưởng tín dụng trong nước mạnh mẽ sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu cả năm”, phía HSBC cho biết.
Chỉ số kinh tế vĩ mô Việt Nam theo dự báo của HSBC
Đấy là tin tốt đối với Việt Nam. Nhưng HSBC cũng ngay lập tức cảnh báo khi cho rằng Việt Nam “khó có khả năng” duy trì đà tăng trưởng bền vững trong thời gian trung và dài hạn khi lợi thế nhân công giá rẻ không còn.
Theo đó, "năng suất lao động thấp" và "thiếu khả năng cạnh tranh" là lực cản đối với tăng trưởng kinh tế trong trung hạn. Không có phương pháp nào khác trừ khi các vấn đề này được giải quyết, các rủi ro khác bao gồm những cú sốc tiêu cực từ nhu cầu nước ngoài trong bối cảnh bảng cân đối tài khóa bị phóng đại HSBC đưa ra nhận định.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng là điểm sáng thứ 2 trong báo cáo của HSBC. Cụ thể, trong 8 tháng, tổng dư nợ tín dụng tăng 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnh tỷ lệ nợ xấu đang giảm dần.
“Dù vậy, mức tăng này vẫn là mức thấp nhất trong vòng 17 tháng qua”, HSBC cho biết.
Về tình hình nợ xấu, dù nhận định tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống chủ yếu do việc VAMC thu mua nợ nhưng HSBC vẫn lo ngại về việc nợ xấu sẽ chuyển từ sổ sách kế toàn của ngân hàng sang công ty VAMC, “các khoản nợ xấu kéo dài vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn”.
Điểm sáng cuối cùng là chỉ số PMI ngành sản xuất đã đạt mức cao trong 16 tháng vừa qua với mức điểm 52,9 trong tháng 9 và 52,2 điểm trong tháng 8. Điều này đồng nghĩa với việc ngành sản xuất đã mạnh hơn trong suốt 10 tháng qua.
Theo đó, nhân công việc làm đã tăng nhanh nhất trong vòng năm năm qua cùng với những yêu cầu về sản xuất tăng thêm. Ngoài ra, cùng với việc tăng đơn hàng mới, sản lượng cũng đã tăng ở mức cao của ba tháng. Các doanh nghiệp cũng thể hiện tinh thần lạc quan của mình thông qua việc đang tích trữ hàng tồn kho.
Dựa trên những yếu tố trên, HSBC nhận định kinh tế Việt Nam dù "ảm đạm nhưng vẫn có ánh sáng cuối chân trời", triển vọng tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn hứa hẹn mặc dù có nhiều thách thức. Ngoài ra, những cải cách trong nước có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng bền vững. Mặc dù có một vài cải cách đã được thực hiện, vẫn còn một đoạn đường dài phía trước.