3 hành vi của trẻ bị hiểu lầm là EQ cao, thật ra chúng là biểu hiện của khao khát thầm kín thường bị bố mẹ bỏ qua
Dù phải đi gặp khách với mẹ, cô bé cũng kiên nhẫn ngồi chờ hơn 2 tiếng mà không quậy phá hay than phiền. Dù cho có đói bụng hay khát nước cũng chỉ âm thầm chịu đựng, sợ quấy rầy làm mẹ phiền lòng. Đây có phải là biểu hiện bình thường của một đứa trẻ 5 tuổi hay không?
- 14-07-2021Nghiên cứu của Đại học Harvard: Sự khác biệt trong cuộc sống của trẻ không phụ thuộc chỉ số IQ mà ở 6 thói quen này, rèn càng sớm tương lai càng xán lạn
- 30-06-202170 năm nghiên cứu, người ta phát hiện ra 3 yếu tố này mới ảnh hưởng tới tương lai của trẻ chứ không phải IQ
- 21-06-2021Để tiến tới thành công cần 20% IQ và tới 80% EQ: Những dấu hiệu cho thấy đứa trẻ có "EQ thấp" mà nhiều bậc cha mẹ thường bỏ qua
Không lâu trước đây, trên một diễn đàn làm cha mẹ, một người mẹ đã tự hào chia sẻ câu chuyện của con gái mình nhưng lại khiến nhận được nhiều ý kiến lo ngại từ các phụ huynh khác.
Người mẹ viết: "Con gái tôi được 5 tuổi rưỡi rồi. Mọi hôm ở nhà con đều được bà ngoại chăm sóc nhưng hôm nay bà bận, tôi phải đưa con đi cùng trong cuộc hẹn với khách hàng. Vậy mà suốt 2 tiếng rưỡi chờ mẹ làm việc, con ngồi cực kỳ ngoan, không làm phiền một chút nào. Sau đó hai mẹ con ăn cơm cũng hơi muộn. Nhìn con ăn hết gần 2 bát cơm là biết đói lắm rồi, thế mà con chỉ im lặng chịu đựng, không than lấy một tiếng. Con của mẹ quả là cô bé hiểu chuyện!".
Được biết đây là một gia đình đơn thân. Hàng ngày người mẹ bận rộn kiếm tiền nên con gái từ nhỏ đã được bà ngoại chăm sóc. Có lẽ sớm cảm nhận được sự thiệt thòi nên cô bé buộc phải trưởng thành sớm hơn những đứa trẻ khác.
Mới 5 tuổi, cô bé đã biết nấu cơm, biết giặt quần áo, phụ giúp việc nhà, không bao giờ để mẹ và bà lo lắng. Đứa trẻ này ngày nào cũng chỉ mong chờ đến tối được gặp mẹ, sợ mẹ bỏ rơi nên dù có đói khát, mệt mỏi, hay muốn cái gì, nó cũng không dám mở miệng nói ra, vì sợ mẹ sẽ phiền lòng.
Sau khi biết được về hoàn cảnh của hai mẹ con, nhiều người đã lên tiếng đề nghị người mẹ này nên quan tâm tới con gái nhiều hơn bởi thực chất cách hành xử của một đứa trẻ hơn 5 tuổi như vậy là không được bình thường.
Những hành vi của cô bé hoàn toàn không phải là biểu hiện của EQ cao mà chỉ cho thấy trong lòng bé có một "hố đen" rất đáng sợ. Và "hố đen" tâm lý đó chính là bởi cô bé luôn cảm thấy mình thiếu tình thương, không có đủ sự quan tâm từ mẹ và luôn khao khát có được tình cảm đó.
Việc trẻ nhỏ có tính cách bốc đồng, tự cao không thể hiện trẻ có EQ thấp hay cao mà đó là một sự phát triển rất bình thường. Theo thời gian, cùng với sự giáo dục từ người lớn và kinh nghiệm tiếp xúc với thế giới xung quanh, trẻ sẽ dần học được cách tiết chế cảm xúc cũng như biết cách ứng xử, giao tiếp với mọi người. Đó là quá trình trẻ sẽ rèn luyện và nâng cao năng lực cảm xúc của mình.
Với những đứa trẻ có các hành vi dưới đây, bố mẹ cần đặc biệt quan tâm vì có thể trẻ đang thiếu thốn tình thương và cần sự chú ý của bố mẹ nhiều hơn nữa. Phụ huynh chớ vội chủ quan mừng rỡ, nghĩ rằng con mình có chỉ số EQ cao nhé!
Trẻ ngoan ngoan quá mức, không phù hợp lứa tuổi
Tuổi và trí óc của một đứa trẻ phải phát triển theo tỷ lệ thuận. Nếu một đứa trẻ mới 5-6 tuổi vì sợ bố mẹ trì hoãn công việc mà im lặng chịu đựng đói khát thì ắt hẳn trong thâm tâm chúng phải sợ hãi một điều gì đó.
Bố mẹ thân yêu và gần gũi nhất mà trẻ cũng không dám nói ra tình cảm thật của mình, chỉ âm thầm gánh vác mọi thứ. Đó không phải là lanh lợi hiểu chuyện mà nó biểu hiện trẻ đang có cảm giác bất an trong lòng.
Trẻ có xu hướng làm hài lòng người khác
Có một loại trẻ con luôn thích làm vui lòng bố mẹ, người lớn. Chúng luôn nhận được lời khen ngợi là đứa trẻ ngoan ngoãn, biết điều. Đối với những yêu cầu của mọi người, dù không làm được chúng cũng không từ chối mà sẽ nỗ lực hoàn thành. Mục đích duy nhất của trẻ là được sự công nhận, được mọi người khen ngợi và khiến cho bố mẹ vui lòng.
Đối xử tốt với người khác là điều đúng đắn nhưng cũng cần có điểm giới hạn. Trẻ có tính cách dễ dãi, thích làm hài lòng mọi người sẽ dễ gặp bất hạnh trong tương lai.
Trẻ em đặc biệt quan tâm đến ý kiến của người khác
Trẻ em cũng có suy nghĩ và cảm xúc riêng. Nếu trẻ quá đặt nặng ý kiến của người khác, ăn những thứ người khác khen ngon, làm những việc người khác cho là đúng... thiếu đi chính kiến riêng của mình, cũng không quan tâm bản thân mình có thích hay không. Bản thân trẻ chỉ muốn hòa nhập với mọi người, muốn được bố mẹ và những người khác thích mình nhưng cách tiếp cận là sai lầm vì không được sự hướng dẫn của người lớn.
Trong mắt người xung quanh, có thể đó là một đứa trẻ tốt bụng, ngoan ngoãn, có ý thức tốt nhưng những trẻ như vậy rất dễ bị người khác lợi dụng, bắt nạt, sau này lớn lên cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm việc, khó có cơ hội thăng tiến.
(Nguồn: 163)
Pháp luật & bạn đọc