3 khoản chi giúp người không có tiền sớm thoát cảnh đau đầu vì túng thiếu, càng rót tiền mạnh càng mau đổi đời
Đã không có tiền mà còn phải tiêu mạnh? Có gì không đúng ở đây không?
- 26-02-2022Trò chuyện đầu năm với 4 người trẻ về mục tiêu tài chính: "Dịch bệnh khiến tôi muốn cắt giảm chi tiêu và cho đi 10% thu nhập"
- 25-02-2022Thắt chặt chi tiêu là chưa đủ, thêm 5 bước dưới đây mới có thể giúp bạn bớt nghèo
- 23-02-20224 mẹo trong chi tiêu đã giúp tôi trả hết khoản nợ 1 tỷ đồng, tương lai có thể nghỉ hưu với tài khoản tiết kiệm hơn 34 tỷ
Tiền bạc có ở khắp mọi nơi và ảnh hưởng mạnh mẽ lên mỗi người. Trong nhịp sống hối hả, hầu hết mọi người đều nghĩ về tiền, muốn kiếm tiền và giữ được tiền. Tùy theo tình hình tài chính, mỗi người sẽ có một cách khác nhau.
Với người đang thiếu trước hụt sau, để đảm bảo cuộc sống "ăn chắc mặc bền", không đầu tư và chăm chỉ tiết kiệm là cách khả quan nhất trong tầm tay.
Song, kể cả khi tình hình tài chính của bạn tệ đến như thế nào, phải chi tiêu dè sẻn, tiết kiệm ra sao, vẫn có những khoản bạn nhất định phải rót tiền. Bởi lẽ càng chi mạnh tay cho những khoản này, cơ hội đổi đời, thoát khỏi tình trạng túng thiếu của bạn càng cao.
1. Đầu tư cho bản thân
Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao có những người cùng tuổi với nhau, có người làm ngày làm đêm vẫn không đủ sống. Có người mỗi ngày chỉ cần làm việc vài tiếng, nhàn tênh mà lại kiếm tiền dư dả, mua được nhà - xe chưa?
Sự khác biệt đó đến từ giá trị của mỗi cá nhân. Thứ giá trị này được xem xét dựa trên kiến thức, kỹ năng mềm, khả năng tư duy và kinh nghiệm làm việc của mỗi người. Thế nên, muốn thoát khỏi cảnh thiếu trước hụt sau, thứ quan trọng và then chốt cần được đầu tư chính là bản thân bạn. Đầu tư ở đây là chi tiền cho kiến thức, kỹ năng chứ không phải vẻ ngoài hào nhoáng hay thể diện hão huyền.
Dù hoàn cảnh hiện tại của bạn thế nào, bạn đang đứng ở đâu, hãy tiếp tục học những kỹ năng mới, nâng cao trình độ và chi tiền cho những thứ làm tăng giá trị bản thân bạn. Đừng ngại ngần chi mạnh tiền cho để học hỏi, nâng cấp bản thân. Một khóa học ngoại ngữ tiền triệu hay cuốn sách vài trăm có thể đem lại cho bạn nhiều lợi nhuận nhiều hơn bạn nghĩ.
Những điều này sẽ không có kết quả ngay và là một hành trình tốn kém. Song, phải có lượng kiến thức nhất định, có sở trường riêng thì khi cơ hội đến, bạn mới nắm giữ và tận dụng để đổi đời được.
2. Đầu tư cho sức khỏe
Mua bảo hiểm, thăm khám định kỳ, chọn lựa thực phẩm ăn uống đủ chất hay rót tiền nghỉ ngơi, tận hưởng… trong suy nghĩ của nhiều người là không cần thiết. Song, dù giàu có hay túng thiếu, sức khỏe vẫn là khoản bạn cần quan tâm hàng đầu.
Có một cơ thể khỏe mạnh thì dù bạn thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng vẫn có thể dùng công sức để nuôi lấy bản thân. Nếu đã không có kiến thức và kỹ năng còn làm việc bán mạng, không quan tâm chăm chút cho sức khỏe vì sợ tốn kém, lãng phí thì sớm thôi, "cần câu cơm" duy nhất cũng sẽ biến mất. Lúc đó, tình hình tài chính của bạn có thể sẽ còn tồi tệ hơn khi không thể kiếm ra tiền mà còn ôm bệnh vào người.
Hãy chấp nhận chi tiền mạnh tay cho sức khỏe. Đồng thời tạo dựng cho mình những thói quen sinh hoạt tốt, nghiêm khắc với bản thân: Làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, đi ngủ sớm dậy sớm, ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng hơn, vận động thường xuyên. Có như vậy bạn mới đủ năng lượng để làm việc, kiếm thêm tiền và tích lũy tài sản.
3. Đầu tư cho các mối quan hệ
Càng túng thiếu, người ta càng có suy nghĩ muốn khép kín bản thân lẫn các mối quan hệ xã hội vì sợ tốn kém, lãng phí và chịu thiệt trong tiền bạc. Song, ở thời điểm hiện tại không ai có thể thành công một mình nếu không có các mối quan hệ tốt.
Đầu tư cho các mối quan hệ không có nghĩa bạn phải vung tiền mua bạn mà chỉ cần biết có qua có lại, tử tế và hòa nhã với mọi người. Khi một ai đó giúp đỡ bạn, hãy mời họ một bữa cơm, mua một món quà phù hợp. Tham gia những buổi hội họp, vui chơi cùng những người xung quanh có thể khiến bạn tốn kém tiền bạc nhưng cũng song song với cơ hội được giao lưu, làm quen thêm nhiều người mới.
Khi bạn quen biết càng nhiều người, vòng tròn kết nối của bạn sẽ ngày càng rộng hơn, bạn sẽ nhận được ngày càng nhiều thông tin, học hỏi thêm nhiều kiến thức. Những thứ này cuối cùng sẽ trở thành tài nguyên và là phần thưởng không làm bạn thất vọng.
Ảnh: Tổng hợp
Tham khảo: GoBankingRates
Pháp luật và bạn đọc