3 phương pháp giải độc dành cho người lười nhất: Vừa làm sạch gan phổi, vừa chăm sóc thận
Thải độc là cơ chế hoạt động tự nhiên của cơ thể, nhưng nếu chúng ta có những giải pháp hỗ trợ tốt thì các cơ quan nội tạng sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Bạn nên tham khảo 3 cách sau.
- 12-05-2018Khoa học chứng minh: Muốn cải thiện sức khỏe tim mạnh, hãy uống nhiều cà phê hơn
- 27-03-2018Mỗi ngày mát xa chân 15 phút: Hỗ trợ điều trị mất ngủ, bổ thận, thải độc sau 1 tháng
Khi cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố sẽ khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng, để càng lâu, cơ thể sẽ sinh ra nhiều loại bệnh tật.
Theo các chuyên gia sức khỏe đăng trên báo Trung Y Vân Nam (TQ), 3 phương pháp sau đây được xem là giải pháp thải độc , loại bỏ các chất cặn bã dư thừa trong cơ thể dành cho những người lười biếng nhất. 2 trong số 3 động tác này có tác dụng thanh lọc phổi và chăm sóc thận nổi trội hơn, bạn nên áp dụng hàng ngày.
Theo các bác sĩ, phổi không chỉ duy trì các chức năng hô hấp, mà còn có sự liên quan mật thiết tới hệ miễn dịch, chức năng phòng bệnh của cơ thể. Vì vậy, chúng ta nên sớm quan tâm đến việc tập thở để mở rộng các luồng khí chạy qua phổi, trong quá trình thở có thể điều tiết hơi thở, giúp phổi giãn nở hài hòa, khỏe mạnh.
1. Phương pháp hít thở
Cách chăm sóc phổi có thể tăng cường việc hít sâu hơn. Buổi sáng ngủ dậy, bạn nên dành chút thời gian tập thở. Mở rộng 2 vai, cố gắn giãn nở lồng ngực, sau đó bắt đầu hít thở. Động tác này nên thực hiện trong tư thế đứng, hoặc có thể thực hiện khi chạy chậm, đi bộ hoặc làm các động tác vận động khác.
Việc tập thở sẽ giúp cải thiện hệ tuần hoàn máu lưu thông đến vùng phổi, đạt được mục đích làm nhuận phổi, tăng cường sức khỏe của phổi.
Có 4 bước trong quy trình thở bạn cần thực hiện như sau:
1. Hít vào: Từ từ hít không khí vào cơ thể và cảm thấy hơi ấm đi qua từ khoang mũi.
2. Giữ hơi: Cảm thấy luồng khí di chuyển đến phổi, ngực, não, xuống vùng đan điền (bụng dưới), từ từ vận động những cử động nhỏ tạo ra sức mạnh.
3. Thở ra: Từ từ thư giãn thả lỏng phận bụng, để hơi thở bay ra ngoài qua mũi và khoang miệng.
4. Dừng thở: Sau khi thở ra hết toàn bộ khí trong mũi, giống như bạn đang dừng thở nhưng đồng thời cơ thể bắt đầu bước vào giai đoạn hít vào, bạn dừng thở để khí lắng xuống vùng đan điền, đồng thời để cho thân và tâm bình lặng, nghỉ ngơi.
Tiếp tục quy trình lặp lại như vậy: Hít vào, giữ hơi thở, thở ra, ngưng thở (không hít vào/không thở ra).
2. Động tác thể dục chăm sóc, thải độc cho phổi
1. Ngửa mặt hít vào: Hai tay và bốn ngón tay đan chéo phía sau đầu, cánh tay duỗi ra phía sau, đầu ngửa ra và bắt đầu hít vào. Mở rộng ngực với khuỷu tay hất ra sau, ưỡn ngực về phía trước, và hít vào đến mức có cảm giác hơi thở sâu khoảng 80% (hít vào hết sức có thể là 100%).
2. Hạ thấp đầu và kéo căng cột sống lưng: Đầu cong về phía trước và khuỷu tay hướng vào trong/trước ngực, khuỷu tay chạm vào nhau như thể chúng ôm chặt lại với nhau.
3. Lặp lại 3 lần: Lặp lại việc ngửa mặt, hít vào, mở rộng ngực, ôm đầu, thở ra, đóng mở khuỷu tay. Tổng cộng ba lần.
4. Trở lại tư thế ban đầu: Thở ra lần cuối cùng cho sạch sơi, đầu và tay được nâng lên về vị trí ban đầu trong khi thân trên thẳng.
3. Động tác thể dục chăm sóc, thải độc cho gan, thận
1. Tay vẽ vòng tròn lớn: Bàn chân mở rộng bằng vai, bàn tay chắp trước ngực rồi hạ hướng từ trên xuống dưới rồi lại vòng lên trên giống như bạn vẽ một vòng tròn thật lớn. Cùng lúc với việc di chuyển vòng tay thì hít thở đến mức khoảng 80% khả năng. Khi tay lên đến đỉnh đầu thì chắp 2 bàn tay lại với nhau.
2. Di chuyển bước chân: Thở ra hít vào thuận theo tự nhiên trong khi di chuyển chân theo kiểu dang rộng ra 2 bên rồi lại đứng sát bàn chân cạnh nhau.
3. Nhón gót chân: Khi nâng chân lên thì hít vào, hạ gót chân xuống thì thở ra, lặp lại việc nhón gót trong khoảng 8 lần, 2 tay buông xuống một cách chậm rãi.
4. Thực hiện điều chỉnh hơi thở theo hình vòng tròn: Hãy xem hình minh họa kèm theo và thực hiện từng bước kết hợp giữa di chuyển tay chân và tập hít thở, vận động quen dần đến khi bạn thực hiện được một cách nhịp nhàng. Kết thúc bài tập.
Thực hiện đều đặn hàng ngày, tốt nhất là buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
*Theo Trung y Vân Nam (TQ)
Trí thức trẻ