3 phương pháp tưởng hạ đường huyết, sai lầm trong cách áp dụng càng khiến bệnh trở nặng, ''rước'' thêm biến chứng vào người
Áp dụng các phương pháp dưới đây một cách thiếu khoa học có thể khiến người mắc bệnh tiểu đường có những biến chứng nặng.
- 11-02-2022Mỗi bữa cơm, người Nhật luôn ăn "1 loại cá" để giảm cân và trẻ lâu, phụ nữ Nhật còn cho trẻ dùng nhiều để thông minh mau lớn
- 11-02-2022Bí mật vụ trộm 128 triệu đô gây chấn động cả thế giới: Chuyện tưởng không thể xảy ra nhưng chẳng có gì là không thể
- 11-02-2022Chàng trai 22 tuổi đột nhiên ngất xỉu trong ngày đầu tiên đi làm lại, không ngờ bị liệt nửa người sau đột quỵ chỉ vì làm 2 việc
Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như các bệnh tim mạch vành, tai biến, mạch máu não, suy thận. Hiện nay một số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường do không tìm hiểu kỹ mà vẫn có những lầm tưởng tai hại về chế độ ăn uống, tập luyện nếu phạm phải sẽ gây hại cho sức khoẻ, thậm chí làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Dưới đây là những lầm tưởng mà người tiểu đường hay gặp.
Bỏ bữa có thể làm giảm lượng đường trong máu?
Để giảm khẩu phần ăn, một số người tự ý bỏ bữa. Kết hợp với thuốc, họ tự thấy đường huyết xuống thấp nên tưởng là hiệu quả, áp dụng thường xuyên.
Thực tế, bỏ ăn càng khiến đường huyết trở nên khó kiểm soát hơn. Chúng ta cần biết rằng chất đạm, đường, béo có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu như chất đường là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể thì chất béo được ví như một ''vựa lúa'' dự trữ năng lượng cho những trường hợp khẩn cấp.
Việc bỏ bữa là một trong những thói quen nguy hại đối với người mắc bệnh tiểu đường. Ảnh: Internet
Trong khi đó, protein (chất đạm) là cơ sở vật chất của sự sống. Trong cơ thể, mọi tế bào đều được cấu thành từ dưỡng chất này. Dù bạn nạp vào cơ thể bao nhiêu protein thì cũng không thể tích trữ được như chất béo. Bạn chỉ có thể bổ sung chất đạm không ngừng mỗi ngày. Có thể thấy chất đạm đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể người.
Khi chúng ta không ăn trong vòng 14 tiếng, lượng đường trong máu sẽ cạn kiệt. Cơ thể bạn sẽ bắt đầu chuyển hóa glycogen từ gan và cơ thành glucose. Trong khi đó, khả năng tự điều chỉnh đường huyết của bệnh nhân tiểu đường vốn đã mất cân bằng. Điều này khiến cho lượng đường trong máu tăng vọt. Do đó nếu bạn không ăn lượng đường trong máu sẽ không giảm mà còn tăng cao và khó kiểm soát.
Cách hiểu đúng: Ngay cả khi đường huyết cao, bạn vẫn cần bổ sung dưỡng chất. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và áp dụng thói quen ăn uống khoa học là phương pháp giúp bạn kiểm soát đường huyết.
Hoạt động thể chất nhiều hơn có thể làm giảm lượng đường trong máu?
Một số người bệnh tiểu đường thường có suy nghĩ tăng cường vận động nhiều hơn và tăng tốc độ chạy lên mỗi ngày nhằm giảm lượng đường trong máu. Thực tế, điều này không hoàn toàn đúng.
Khi tập thể dục, không chỉ nhịp tim của chúng ta tăng lên mà huyết áp, nhiệt cơ thể, nhịp hô hấp và lưu lượng máu cũng tăng theo, đó gọi là kết quả của sự kích thích giao cảm.
Vận động phù hợp với thể trạng cơ thể là ''liều thuốc'' hữu hiệu cho người mắc bệnh tiểu đường. Ảnh: Internet
Kích thích giao cảm cũng có thể gây tăng tiết các hormone như epinephrine, glucagon, hormone tăng trưởng, glucocorticoid... Các hormone này huy động quá trình phân giải đường, làm tăng tỷ lệ glucose nội sinh, dẫn đến tăng đường huyết. Nếu cường độ tập cao, các nội tiết tố trên sẽ làm tăng quá nhiều đường huyết, vượt quá tác dụng hạ đường huyết của insulin, đường huyết sẽ còn tăng cao hơn.
Cách hiểu đúng: Không phải cường độ tập càng lớn thì tác dụng hạ đường huyết càng cao. Tập thể dục cường độ vừa phải phù hợp với bệnh nhân tiểu đường nghĩa là bạn chỉ cần đổ mồ hôi nhẹ sau khi vận động. Việc tập luyện để hạ đường huyết phụ thuộc vào sự kiên trì của bạn. Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên đi bộ 30 phút mỗi ngày, và từ 3-4 ngày/tuần là chế độ phù hợp với hầu hết các bệnh nhân.
Uống rượu có thể làm giảm lượng đường trong máu?
Việc hạ đường huyết bằng cách uống rượu tương đương với việc uống thuốc độc để làm dịu cơn khát. Lượng đường trong máu có thể thấp hơn bình thường trong vài giờ sau khi uống rượu nhưng điều này chỉ là tạm thời.
Sau khi các tác dụng của ethanol biến mất, chất béo do rượu chuyển hoá và các năng lượng từ thức ăn sẽ làm tăng lượng đường trong máu, khiến đường huyết tăng trở lại, dao động lớn và khó kiểm soát.
Rượu được làm từ gạo và chứa nhiều năng lượng. Nếu uống 2ml rượu 50 độ tương đương bạn ăn 200g cơm hoặc bánh mì. Không tích cực vận động, chắc chắn bạn sẽ bị tăng cân và tăng đường huyết.
Uống rượu không chỉ khiến đường huyết tăng cao mà còn dễ bị hạ trầm trọng trong vòng 6-36 giờ sau khi uống. Do rượu bia có thể ức chế sự phân huỷ glycogen của gan và làm giảm lượng glucose trong máu, cộng với cấu trúc chế độ ăn uống không hợp lý và ăn ít thức ăn khi uống. Vì thế sau khi uống rượu bia càng dễ xảy ra tình trạng hạ đường huyết. Nếu bạn uống rượu vào ban đêm, hạ đường huyết có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Theo Sohu
Trí Thức Trẻ
- Tiểu đường 'rất sợ' bài tập này, ai làm được 21 phút mỗi ngày thì xin chúc mừng
- 4 loại rau tăng đường huyết còn nhanh hơn thịt cá, người tiểu đường tốt nhất không nên ăn nhiều
- 4 loại thực phẩm tiểu đường rất 'thích', ai luôn để sẵn trong bếp thì hãy dè chừng
- Cô gái trẻ nhập viện vì biến chứng tiểu đường: Nguy cơ đến từ một món ăn không có vị ngọt
- Nghiên cứu Havard: "Quá liều" món ăn giàu sắt này, dễ tiểu đường