4 kiểu nhân viên đứng đầu danh sách bị đào thải nơi công sở: Kiểu cuối cùng vi phạm đạo lý tối thiểu, lãnh đạo nào cũng không ưa
Đây là 4 kiểu nhân viên sếp sẽ gọi tên khi "tinh giản biên chế", nếu không muốn thất nghiệp thì rất cần chú ý.
- 12-07-2020Thời gian chính là tiền và ngược lại: Ai hiểu được điều đơn giản này mới làm chủ được tiền bạc, "mua" được mọi thứ, kể cả hạnh phúc
- 08-07-2020Tiền lương cũng quan trọng đấy nhưng thế hệ Z còn coi trọng điều này hơn
- 02-07-2020Biến đam mê thành tiền không khó: Chia nhỏ mục tiêu lớn, tập trung vào thế mạnh, tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài...
Trong môi trường làm việc văn phòng, mối quan hệ giữa sếp với nhân viên là mối quan hệ mật thiết nhưng cũng cực kì nhạy cảm. Sếp hoặc lãnh đạo chính là người sẽ phải trực tiếp làm việc, nhận việc họ giao, nhận sự đánh giá và ghi nhận của sếp. Làm hài lòng sếp là điều quan trọng nhưng không phải ai cũng có thể làm được điều này một cách dễ dàng, chìa khóa quan trọng nhất chính là chúng ta phải nắm được những điểm yêu ghét của cấp trên để biết cách ứng xử và điều chỉnh hành động, hành vi cho phù hợp.
Điểm yêu ghét của cấp trên đối với những thái độ, tính cách của nhân viên chính được thể hiện rất cụ thể. Đặc biệt, sau đây chính là 4 kiểu nhân viên mà sếp ghét khi làm việc chung:
Luôn thể hiện bản thân
Những nhân viên có năng lực phản biện, đóng góp tốt cho cơ quan, công việc là điều tất cả cấp trên đều mong chờ. Tuy nhiên, mọi thứ đều cần có giới hạn riêng của nó, chúng ta cần phải biết chừng mực và tiết chế nếu không rất dễ biến mình thành “cái gai” trong mắt sếp, bị sếp ghét.
“Cái gai” trong mắt sếp chính là những nhân viên có cá tính riêng mạnh mẽ, họ không chịu theo khuôn khổ và luôn muốn tìm một con đường mới hoặc đôi khi còn muốn phản kháng lại lời cấp trên. Họ là những người có năng lực tốt, nhanh trí và luôn mang lại hiệu quả cao. Họ có thể lôi kéo được mọi người bởi uy tín, năng lực, tài năng và sự nhiệt tình của mình.
Trong mắt các nhà quản trị thì nhóm đối tượng này luôn phải giữ họ trong tầm quan sát, quan tâm và có các chính sách phù hợp để làm dung hòa sự lập dị cũng như tính sự kiên định đôi lúc cực đoan của họ.
Nếu bạn là kiểu nhân viên này thì lời khuyên dành cho bạn là: “Nếu bạn là một con sói hãy tự ra ngoài tự lập theo chủ ý của mình". Nếu bạn không thay đối cách làm việc này thì bạn mãi mãi bạn sẽ là “cái gai” trong mắt của sếp và đương nhiên sự nghiệp của bạn kéo theo nhiều bất lợi hơn.
Nhân viên làm việc kém hiệu quả
Mọi vị trí khi được tuyển dụng vào làm sẽ có những chế độ và yêu cầu riêng đặc biệt quan trọng chính là hiệu quả công việc khi đảm nhận vị trí đó. Sếp thuê bạn đến làm việc chính là để tăng hiệu quả công việc, tăng lợi nhuận. Vì thế khi mà nhân viên làm việc không đem lại hiệu quả hoặc kém hiệu quả không như kì vọng thì hiển nhiên sếp sẽ khó ưng ý.
Sự chần chừ, kém cỏi của bạn đôi khi lại là vật cản của cả đội, nhóm có khi là cả công ty. Vì vậy, đừng để bản thân rơi vào kiểu nhân viên này, hãy cố gắng chủ động hơn với công việc, cố gắng hoàn thành với mục tiêu cao.
Nếu bạn muốn thực hiện một nhiệm vụ, thì bạn phải lập kế hoạch trước, và sau đó cho mình một thời gian cố định, phải hoàn thành trong khoảng thời gian này. Sau khi nhiệm vụ kết thúc, bạn phải nhanh chóng suy nghĩ xem công việc của bạn chậm hay chậm? và suy nghĩ xem vấn đề nằm ở đâu, khi đó bạn hoàn thành nhiệm vụ của mình hiệu quả hơn.
Việc hoàn thành công việc luôn xuất sắc sẽ giúp cho bạn có cái nhìn thiện cảm của cấp trên và cả chính đồng nghiệp. đây cũng có thể là đòn bẩy giúp sự nghiệp của bạn thăng tiến hơn trong tương lai.
Người có EQ thấp
Trí tuệ xúc cảm (emotional intelligence – EI) thường dùng dưới hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc (emotional intelligence quotient – EQ) của mỗi cá nhân, mô tả khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh.
Nhìn nhận cảm xúc của mọi người xung quanh là một điều hết sức quan trọng khi bạn tồn tại trong một tập thể, cộng đồng. Bởi cảm xúc chính là thứ duy trì sự liên kết của mỗi chúng ta tốt nhất. Những người có chỉ số EQ thấp họ thường không biết quan sát, để ý tới cảm xúc của người khác. Đây là một thứ bất lợi lớn của những người EQ thấp.
Bởi họ không thể gây được thiện cảm của người xung quanh, dễ bị gắn mác vô tâm, vô ý. Mà làm việc với cấp trên thường khó tính và họ yêu cầu nhân viên có sự chu toàn trong công việc, cũng như bao quát từng thái độ, cử chỉ của họ. Mà điểm yếu của người EQ thấp chính là sự nắm bắt cảm xúc vì thế rất dễ làm trái ý sếp, khiến sếp nổi giận... kiểu nhân viên này chắc chắn sếp sẽ rất ghét.
Người có hành vi báo cáo vượt cấp
Công ty, doanh nghiệp hay bất kì cơ quan nào họ đều có cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn và các vị trí giải quyết riêng. Mọi việc cần giải quyết theo quy trình, quy định của công ty. Nhân viên có hành vi báo cáo vượt cấp chính là điều tất cả cấp trên đều không ưa.
Những người báo cáo vượt cấp thể hiện là mình người không hiểu quy tắc, cấp bậc nơi làm việc, không tôn trọng những sếp khác, điều này còn thể hiện bạn là người có ý muốn trèo cao. Rất nhiều người mới đi làm không hiểu được đạo lý này, nên muốn lấy lòng lãnh đạo cấp cao hơn mà họ tự ý báo cáo thẳng những ý tưởng và suy nghĩ của mình cho cấp lãnh đạo cao nhất, cuối cùng những người như vậy thường nhận kết cục chẳng mấy tốt đẹp gì.
Theo Aboulowang