MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 nhóm người chống chỉ định với dưa hành ngày Tết

22-01-2023 - 23:32 PM | Sống

4 nhóm người chống chỉ định với dưa hành ngày Tết

Theo Đông y, hành có vị cay, tính nóng, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, hỗ trợ tiêu hóa, sát trùng…

Khẩu vị của người Việt thường thích thú với những món ăn mặn mà, thanh mát, do đó dưa hành vẫn thường là món ăn không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, xuân về. Hơn nữa, dưa hành còn làm cân bằng hương vị bên cạnh các món béo ngậy, đậm đà.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), hành là một loại rau gia vị quen thuộc của người Việt nhưng trong Đông y, nó là 1 nguyên liệu làm thuốc. Trị những bệnh như cảm, nghẹt mũi, trúng gió… vẫn thường gặp khi thời tiết chuyển mùa se lạnh.

Theo Đông y, hành có vị cay, tính nóng, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa, sát trùng…

Tuy nhiên, theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, hành muối là một thực phẩm lên men, có rất nhiều muối nên có một số đối tượng cần tránh ăn nhiều.

4 nhóm người chống chỉ định với dưa hành ngày Tết - Ảnh 1.

Theo Đông y, hành có vị cay, tính nóng, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa, sát trùng…

Thuộc 4 nhóm người này, bạn tốt nhất không nên ăn dưa hành ngày Tết

1. Phụ nữ mang bầu

Thời kỳ mang thai phụ nữ nên chú ý đến chế độ ăn của mình để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bởi hành muối chứa ít dinh dưỡng, lại chứa nhiều muối nên bà bầu chỉ nên ăn ở mức vừa phải, đồng thời nên chọn loại hành muối không chứa chất bảo quản. Tốt nhất nên ăn loại hành do chính gia đình mình tự làm.

Các món đồ ăn chín, sạch sẽ mới là lựa chọn an toàn đối với phụ nữ mang thai.

4 nhóm người chống chỉ định với dưa hành ngày Tết - Ảnh 2.

Chỉ nên ăn hành với lượng vừa phải, chủ yếu để xen kẽ với các món khác cho chống ngán và cân bằng vị giác.

2. Người có bụng dạ yếu

Những người có bụng dạ yếu, dễ ngộ độc nên hạn chế ăn hành muối, nguyên nhân chủ yếu do hành là món lên men. Hơn nữa, trong quá trình muối hành có thể bị khú, vàng hoặc muối xổi chưa chín kỹ... điều này có thể gây tiêu chảy, đau bụng khi ăn. Để tránh bị ngộ độc, bạn nên chọn loại hành sạch, muối chín.

3. Người bị đau dạ dày

Quá trình muối làm cho hành có vị chua, rất kích thích vị giác. Tuy nhiên, axit có trong hành muối chua sẽ làm cho vết viêm, loét của người bị đau dạ dày thêm nghiêm trọng, gây đau bụng dữ dội trong những ngày đầu năm. Chính vì vậy, người bị viêm loét dạ dày, đau dạ dày nên ăn rất ít hoặc tránh ăn.

4. Người mắc bệnh thận

Lương y Sáng cho rằng, quá trình muối hành, chúng ta thường phải nêm vào rất nhiều gia vị, muối, điều này sẽ gây hại cho thận. Những người bệnh thận nên tránh ăn nhiều hành muối kẻo bệnh tình thêm nghiêm trọng.

Theo Bảo Nam

Phụ nữ Việt Nam

Trở lên trên