MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 thói quen nấu ăn tại nhà còn bẩn hơn ăn ngoài vỉa hè, càng ăn càng đoản thọ

01-01-2024 - 15:35 PM | Sống

Sau khi cả gia đình 3 người bị mắc ung thư, bác sỹ đặt ngay nghi vấn về những thói quen xấu trong nấu ăn hàng ngày.

Bữa cơm được xem là hơi ấm để duy trì tình yêu trong gia đình. Mỗi tối, các thành viên quây quần bên bàn ăn, cùng nhau thưởng thức các món ngon, trò chuyện về cuộc sống sau một ngày mệt mỏi.

Tuy nhiên, bạn có bao giờ nghĩ rằng những món ăn ngon đời thường này có thể đang âm thầm che giấu một số nguy cơ sức khỏe chưa được biết đến?

Bà Trần nổi tiếng trên cộng đồng mạng bởi sự khéo léo trong cách nấu ăn, những video hướng dẫn chế biến đồ ăn luôn thu hút được lượng lớn người xem. Nhưng mới đây, các fan của bà nhận được một tin tức chấn động: Bà Trần được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Điều đáng buồn hơn nữa là không lâu sau đó, chồng và con trai của bà cũng mắc bệnh tương tự.

Theo bác sỹ chữa bệnh cho bà Trần: "Căn bệnh này có thể liên quan đến thói quen ăn uống hàng ngày".

Vậy câu hỏi đặt ra là: "Có đúng một người nấu ăn sai cách thì cả nhà sẽ bị ung thư?". Trên thực tế, không hoàn toàn như vậy. Nhưng một số thói quen xấu khi nấu nướng lại vô tình gây hại cho sức khỏe của cả gia đình. Do đó, các bác sỹ khuyên cần loại bỏ 4 thói quen nấu ăn không tốt sau đây, vì chúng còn bẩn hơn cả thức ăn ngoài vỉa hè.

1. Tái sử dụng dầu ăn

Để tiết kiệm chi phí, nhiều gia đình có thói quen tái sử dụng dầu ăn. Tuy nhiên, dầu ăn sẽ tạo ra nhiều loại chất có hại ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như acrylamide. Việc sử dụng nhiều lần không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của dầu mà còn có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

4 thói quen nấu ăn tại nhà còn bẩn hơn ăn ngoài vỉa hè, càng ăn càng đoản thọ - Ảnh 1.

Các phương pháp nấu ăn khác nhau nên chọn các loại dầu khác nhau: ví dụ khi hầm và luộc rau nên chọn dầu đậu nành, dầu ngô, dầu hướng dương,...; khi xào, tốt nhất nên sử dụng dầu đậu phộng, khi ấy giá trị dinh dưỡng của rau trong chảo nóng được giữ lại cao nhất; đối với các món salad, bạn có thể dùng dầu ô liu, dầu mè hoặc dầu hạt lanh.

Không nên đun dầu ăn quá nóng, dầu ăn có điểm bốc khói càng cao thì chất lượng càng giảm sút. Nhiệt độ sôi của dầu chính là giới hạn an toàn cho sức khỏe (dầu oliu 190 độ C, dầu lạc 230 độ C, dầu vừng 177 độ C, dầu đậu nành 240 độ C, mỡ lợn 130-200 độ C). Một cách ngắn gọn, ta nên thiết lập nhiệt độ khi chiên, xào chỉ ở mức nhiệt độ dưới 180 độ C. Nếu trên mức nhiệt này, dầu mỡ sẽ sản sinh chất acrylamide. Đây chính là chất gây ung thư đã được Bộ Y tế khuyến cáo. Vì vậy, dầu sôi ở nhiệt độ vừa phải, không được để bị cháy mới đảm bảo an toàn.

Khi bảo quản dầu ăn nên đậy kín, tránh ánh sáng, nhiệt độ thấp và tránh nước. Nếu bạn thấy dầu có màu sắc hoặc mùi bất thường, tốt nhất không nên ăn. Nên sử dụng dầu ăn trong vòng 3 tháng sau khi mở nắp.

2. Không bật máy hút mùi khi nấu ăn

Trong quá trình nấu nướng, dầu ăn sẽ sinh ra khói dầu ở nhiệt độ cao, khói dầu này chứa nhiều chất độc hại như hydrocacbon thơm đa vòng, oxit nitơ... Nếu hít phải những chất độc hại này trong thời gian dài có thể gây tổn thương hệ hô hấp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

4 thói quen nấu ăn tại nhà còn bẩn hơn ăn ngoài vỉa hè, càng ăn càng đoản thọ - Ảnh 2.

Ngoài ra, khói dầu còn có thể gây ô nhiễm môi trường trong nhà, khiến căn bếp bốc mùi khó chịu và khiến việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, để giữ cho không khí trong nhà luôn trong lành, bạn nên bật máy hút mùi khi nấu ăn và vệ sinh máy hút mùi thường xuyên để đảm bảo máy hoạt động bình thường và hiệu quả.

3. Sử dụng quá nhiều gia vị

Nhiều người thích thêm nhiều gia vị khi nấu ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều gia vị, đặc biệt là những gia vị chứa chất bảo quản, chất tạo màu sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, thận và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lạm dụng gia vị là một thói quen nấu nướng không tốt. Hầu hết các loại gia vị đều có độc tính và gây đột biến ở mức độ nhất định, sau khi ăn dễ bị khô miệng, khó chịu ở cổ họng, thiếu năng lượng,... Việc tiêu thụ quá mức trong thời gian dài cũng có thể khiến tế bào con người bị biến dạng, thậm chí gây ung thư. Vì vậy, để giữ sức khỏe, chúng ta nên chú ý kiểm soát lượng gia vị.

- Sử dụng gia vị vừa phải: Khi nấu ăn, bạn nên sử dụng gia vị vừa phải, không nên theo đuổi hương vị đậm đà một cách mù quáng. Đặc biệt đối với các loại gia vị có chứa chất phụ gia như chất bảo quản, chất tạo màu thì cần kiểm soát liều lượng.

- Chọn gia vị tự nhiên: Các loại gia vị tự nhiên như nước tương, giấm, gừng, tỏi,... tương đối tốt cho sức khỏe và có thể sử dụng ở mức độ vừa phải. Một số gia vị nhân tạo nên được sử dụng càng ít hoặc không dùng càng tốt.

4 thói quen nấu ăn tại nhà còn bẩn hơn ăn ngoài vỉa hè, càng ăn càng đoản thọ - Ảnh 3.

- Hãy chú ý đến lượng muối sử dụng: Muối là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp và các bệnh khác. Vì vậy, cần kiểm soát lượng muối khi nấu và giảm lượng gia vị khác một cách thích hợp.

- Hiểu rõ thành phần của gia vị: Khi mua gia vị, bạn nên kiểm tra kỹ bảng thành phần sản phẩm để hiểu có những chất phụ gia, chất bảo quản nào. Đối với một số loại gia vị có chứa quá nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, bạn nên cố gắng tránh mua và sử dụng chúng.

4. Không chú ý đến độ tươi ngon của nguyên liệu

Nguyên liệu tươi là nền tảng của chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, trong cuộc sống, chúng ta thường bỏ qua độ tươi ngon của nguyên liệu vì sự bận rộn hay tiện lợi.

Không chú ý đến độ tươi của nguyên liệu là thói quen nấu nướng không tốt, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Độ tươi của nguyên liệu liên quan trực tiếp đến mùi vị, giá trị dinh dưỡng và độ an toàn của thực phẩm. Nếu không chú ý đến điều này, thực phẩm không chỉ mất đi hương vị và dinh dưỡng ban đầu mà còn có thể gây ra vấn đề về an toàn thực phẩm, thậm chí gây nguy hiểm cho sức khỏe.

4 thói quen nấu ăn tại nhà còn bẩn hơn ăn ngoài vỉa hè, càng ăn càng đoản thọ - Ảnh 4.

Để món ăn ngon hơn, chúng ta nên chú ý lựa chọn thực phẩm tươi ngon, không có mùi hôi khi mua nguyên liệu. Đối với một số nguyên liệu dễ hư hỏng như cá, hải sản, bạn nên chú ý hơn đến độ tươi của chúng.

Khi bảo quản thực phẩm cần chú ý kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm để tránh các vấn đề như ẩm, mốc, hư hỏng thực phẩm. Đối với một số thực phẩm cần bảo quản trong tủ lạnh, đông lạnh, bạn nên chú ý hơn đến phương pháp bảo quản.

Trong quá trình nấu, các nguyên liệu phải được kết hợp hợp lý theo độ tươi và đặc điểm mùi vị, tránh ảnh hưởng đến hương vị chung và giá trị dinh dưỡng của toàn bộ món ăn.

Đối với một số thực phẩm đã qua chế biến hoặc bản thành phẩm, bạn nên chú ý đến thời hạn sử dụng và tránh ăn thực phẩm đã hết hạn. Nếu đã hết hạn thì đừng cố chấp giữ lại mà nên vứt đi, lúc này đừng lo lắng về tiền bạc, thân thể là quan trọng nhất.

Theo Aboluowang


Theo Nguyễn Phượng

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên