4 thứ trong căn bếp là khởi nguồn của bệnh ung thư gan, chứa chất độc khét tiếng nhất thế giới
Trong những năm gần đây, ung thư gan trở nên ngày một phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. 4 thứ này trong căn bếp của mọi gia đình chính là "bãi mìn", chỉ chờ bạn sơ sẩy là gây bệnh ngay.
- 18-10-2020Tam Quốc Diễn nghĩa: 4 mãnh tướng Tào Tháo ngày đêm khao khát nhưng chẳng bao giờ có được
- 18-10-2020Mắc ung thư gan nhưng suốt 20 năm vẫn sống khỏe, cụ bà 96 tuổi chia sẻ bí quyết đánh bại ung thư, kéo dài tuổi thọ chỉ gói gọn trong 3 chữ
- 18-10-20204 loại thực phẩm có vỏ không phải là rác, vứt bỏ chúng là bạn đang ném đi cả "mớ" dinh dưỡng cực tốt cho sức khỏe
Các bác sĩ cho rằng những yếu tố gây ra ung thư gan ngày càng trở nên phức tạp hơn, đa phần có liên quan đến chứng béo phì, khả năng miễn dịch kém hoặc thói quen ăn uống không lành mạnh... đặc biệt là độc tố aflatoxin. Nó là chất gây ung thư hàng đầu bị Tổ chức Y tế Thế giới liệt vào "danh sách đen", có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho gan, trường hợp nặng còn khiến ung thư gan, nguy hiểm đến tính mạng!
Aflatoxin thường có trong thức ăn hàng ngày như thức ăn bị mốc, dầu thực vật kém chất lượng, thớt, đũa... 4 thứ này trong nhà bếp của mọi gia đình là thứ dễ sản sinh aflatoxin nhất, nếu gia đình bạn có chúng hãy vứt nó đi!
1. Thực phẩm bị mốc
Trong thức ăn bị mốc có rất nhiều aflatoxin, đặc biệt là thức ăn chứa tinh bột, hàm lượng tinh bột càng cao thì càng dễ sinh ra nhiều độc tố như bột mì, lạc, khoai tây, ngô… Nhiều người có đức tính tiết kiệm là một điều tốt, tuy nhiên, nếu chỉ loại bỏ các phần bị mốc thì thực phẩm còn lại vẫn không thể sử dụng được.
Thực tế, chỉ cần có một chút nấm mốc xuất hiện trên thực phẩm là aflatoxin đã xâm nhập và lây lan nhanh chóng trong toàn bộ thực phẩm mà mắt thường không thể quan sát được. Vì vậy, để an toàn, tốt nhất bạn nên vứt bỏ hết đồ ăn bị mốc, đừng cảm thấy lãng phí đồ ăn, cẩn thận độc tố xâm nhập gan và sinh bệnh vẫn là quan trọng hơn.
2. Thớt và đũa mốc
Thớt và đũa làm bằng gỗ lâu ngày dễ sinh ra nhiều vi khuẩn trong môi trường ẩm ướt, nếu bị mốc sẽ sinh ra độc tố aflatoxin. Sau đó độc tố này sẽ xâm nhập vào cơ thể chúng ta cùng với thức ăn gây ra những tổn thương không thể khắc phục được cho gan.
Một số gia đình nghĩ rằng việc "luộc" đũa có thể khử được vi khuẩn hay độc tố bám trên đó, tuy nhiên, điều này thực sự sai lầm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng aflatoxin vẫn sẽ tồn tại sau khi đun nhiều lần trong nước sôi tới 20 giờ. Vì vậy, thớt, đũa bị mốc phải vứt bỏ, tốt nhất nên thay mới thớt và đũa 3 tháng/lần, sau mỗi lần vệ sinh đũa, thớt phải lau khô và đặt trong môi trường khô ráo để tránh ẩm mốc.
3. Dầu thực vật kém chất lượng
Để tiết kiệm, nhiều người lựa chọn những loại dầu thực vật giá rẻ, kém chất lượng. Thực chất, những loại dầu này nhìn thì có vẻ bình thường nhưng không có gì đảm bảo là nó được làm từ nguyên liệu tốt cho sức khỏe, thậm chí nguyên liệu để ép dầu có thể là thực phẩm bị mốc có độc tố aflatoxin.
Hơn nữa, dầu thực vật được bảo quản không đúng cách cũng có thể sản sinh aflatoxin gây hại cho sức khỏe của bạn. Nếu bạn không thể biết đó có phải là dầu thực vật kém chất lượng hay không, bạn có thể ngửi thấy nó, nếu nó có mùi giống như cà ri thì tốt nhất bạn nên vứt bỏ nó.
4. Các loại hạt có vị đắng
Ai cũng biết các loại hạt rất giàu chất dinh dưỡng và dầu trong chúng có tác dụng bảo vệ mạch máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Nhưng nếu các loại hạt có vị đắng thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy nó chứa aflatoxin. Điều này là bởi aflatoxin chính là nguyên nhân sinh ra vị đắng của hạt. Do đó, khi ăn phải các hạt có vị đắng thì bạn nên ngay lập tức nhả ra và xúc miệng bằng nước muối nhạt.
Nguồn tham khảo: Sohu, Healthline, WHO. Ảnh: Pinterest
Pháp luật và Bạn đọc