MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 việc làm ngay để nuôi dưỡng một lá gan khoẻ mạnh

27-07-2017 - 18:18 PM | Sống

Gan được ví như "nhà máy chuyển hóa" lớn nhất của cơ thể. Nhưng cũng chính vì vậy mà gan rất nhạy cảm và dễ mắc bệnh. Những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn phòng bệnh hiệu quả.

"Dưỡng gan chính là dưỡng mệnh"

Được biết tới với vai trò là "nhà máy hóa chất" bên trong chúng ta, chức năng sinh lý chủ yếu của gan có đến hơn 1500 loại.

Đây là nơi tập hợp và phân giải protein, enzym cùng nhiều chất cần thiết cho cơ thể. Không chỉ vậy, các tế bào gan còn tiết ra dịch mật nhằm hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa. Cùng với đó, cơ quan này còn có chức năng tích trữ các chất và năng lượng cần thiết cho cơ thể như vitamin, chất béo, đường…

Trên thực tế, tỷ lệ mắc bệnh của gan luôn nằm ở mức cao. Hoạt động càng vất vả bao nhiêu, gan càng dễ "bị lỗi" bấy nhiêu. Bởi đây là cơ quan phải đảm nhiệm cùng lúc nhiều chức năng, nhiệm vụ nặng nề.

Một số bệnh lý phổ biến và nguy hiểm về gan thường là: Viêm gan siêu vi như viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, viêm gan E… Cùng với đó còn có viêm gan do rượu, viêm gan do thuốc…

Trung y quan niệm: "Dưỡng gan chính là dưỡng mệnh". Nếu như chức năng chuyển hóa của gan không hoạt động bình thường, các chất dinh dưỡng cần thiết cũng không được cung cấp kịp thời, những cơ quan khác đều không thể duy trì công năng cần thiết.

Ví dụ, khi gan không được cung cấp đủ máu, cơ thể sẽ phải gánh nhiều hậu quả có thể dễ dàng nhận thấy như khô mắt, dại mắt, làm khô, cong móng tay... Bên cạnh đó, nếu chức năng thải độc của gan không hoạt động bình thường, các độc tố sẽ đọng lại trong cơ thể gây vàng da, mệt mỏi…


Diễn biến quá trình phát triển của các bệnh lý về gan. (Ảnh: nguồn Internet).

Diễn biến quá trình phát triển của các bệnh lý về gan. (Ảnh: nguồn Internet).

Vì vậy, muốn có một thân thể khỏe mạnh, điều kiện tiên quyết đầu tiên chính là bảo vệ tốt lá gan.

Tình trạng của gan cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng. Khi thường xuyên cảm thấy tâm trạng không tốt kèm theo các triệu chứng như thường xuyên thở dài, mệt mỏi, chán ăn… thì rất có thể đó là biểu hiện của bệnh "can khí tích tụ". Vào lúc này, bạn nên tăng cường vận động, duy trì tâm trạng tích cực và bổ sung các thực phẩm dưỡng gan.

Can khí không đủ còn gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, khiến dạ dày không hoạt động bình thường, gây chướng bụng, chán ăn. Lúc này, bạn nên dùng thuốc dưỡng gan theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời tăng cường vận động. Lưu ý rằng, thường xuyên đi bộ là một hình thức thể dục rất có lợi cho gan.

Bốn bí quyết để nuôi dưỡng một lá gan khỏe mạnh

Một, ẩm thực cân đối. Để dưỡng gan và bảo vệ gan nên ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin và protein, đặc biệt là các loại trái cây tươi. Tuy nhiên, bạn cần chú ý quản lý tốt lượng dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể, tránh ăn nhiều thực phẩm giàu calo để hạn chế tình trạng khó tiêu, đầy hơi, không tốt cho gan.


Các loại rau xanh có thể trung hòa thuốc trừ sâu, kim loại nặng và hóa chất độc hại khác và do đó tăng thêm hiệu quả cho chức năng gan. (Ảnh minh họa).

Các loại rau xanh có thể trung hòa thuốc trừ sâu, kim loại nặng và hóa chất độc hại khác và do đó tăng thêm hiệu quả cho chức năng gan. (Ảnh minh họa).

Hai, tập thể dục sau khi thức dậy. Việc rèn luyện cơ thể vào buổi sáng rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là lá gan. Bởi đây là khoảng thời gian gan hoạt động tích cực. Vì thế việc vận động lúc này sẽ giúp gan điều chỉnh đến trạng thái tốt nhất. Thối quen thường xuyên ngủ dậy muộn và lười vận động sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan và khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.

Ba, thư giãn đúng lúc. Mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể duỗi người, vận động gân cốt để khí huyết lưu thông. Thường xuyên đạp xe đạp cũng giải pháp đơn giản và hữu hiệu để dưỡng gan.

Bốn, massage huyệt vị. Mỗi ngày kiên trì vỗ Đảm kinh (đường kinh lạc của mật), nằm ở hai bên cơ thể. Dùng hai tay vỗ nhẹ hai bên chân trái phải mỗi bên 50 lần để giúp gan tăng nhanh tiết dịch mật, nâng cao chức năng hấp thu của cơ thể, đồng thời giúp điều chỉnh tâm tình, giảm căng thẳng.

*Theo Health Huanqiu

Theo Trần Quỳnh

Trí thức trẻ

Trở lên trên