MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 bài phát biểu của 5 vị hiệu trưởng vĩ đại nhất Đại học Harvard có thể THAY ĐỔI cuộc đời bạn: Chất lượng tư duy quyết định chất lượng cuộc sống!

10-01-2024 - 13:53 PM | Sống

Không sống trong miệng người khác, tự nắm chặt chiếc vô lăng của cuộc đời mình, đó chính là sự tỉnh táo của một người trưởng thành.

Một sinh viên từng hỏi Neil Leon Rudenstine, cựu hiệu trưởng Harvard: "Chúng ta nên làm gì để trở nên xuất sắc?"

Rudenstine trả lời: "Hãy lắng nghe lời nói của những người ưu tú."

5 vị hiệu trưởng của trường Harvard đã có những bài phát biểu nói về những trải nghiệm trưởng thành của mình cũng như chia sẻ những hiểu biết độc đáo về cuộc sống trước hàng ngàn sinh viên của ngôi trường danh giá này.

Nếu bạn đang cảm thấy bối rối và choáng ngợp, hãy đọc 5 bài phát biểu này, hiểu bản chất của chúng và cải thiện bản thân.

01

Khả năng bình tĩnh trước thử thách

Vào mùa thu năm 2022, Lawrence Bacow, hiệu trưởng thứ 29 của đại học Harvard, đã nói trong bài phát biểu khai giảng:

"Thế giới sẽ không bao giờ để ý đến cảm xúc của bạn, bạn chỉ có thể không ngừng trau dồi hệ thống miễn dịch cảm xúc của chính mình, rèn luyện khả năng nhanh chóng bình tĩnh trở lại khi đối mặt với nhiều thử thách và sự mạo phạm."

5 bài phát biểu của 5 vị hiệu trưởng vĩ đại nhất Đại học Harvard có thể THAY ĐỔI cuộc đời bạn: Chất lượng tư duy quyết định chất lượng cuộc sống! - Ảnh 1.

(Lawrence Bacow, hiệu trưởng thứ 29 của đại học Harvard)

Đúng vậy, cuộc sống không bao giờ diễn ra như ý muốn, và tất nhiên cũng sẽ luôn có nhiều khoảnh khắc không vui.

Nếu bạn để những cảm xúc tiêu cực lan rộng, nó sẽ chỉ làm nỗi đau hiện tại trở nên sâu sắc hơn và khiến bạn khó tiến về phía trước.

Khi bạn có khả năng sửa chữa cảm xúc của mình, bạn có thể bình tĩnh đối mặt với mọi thứ và bước đi thật vững vàng.

Lawrence Bacow xuất thân từ một gia đình khá giả và được mẹ cưng chiều từ nhỏ. Sau khi vào cấp hai, phong trào Hướng đạo sinh tình cờ phát triển ở Hoa Kỳ và Bacow không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tham gia. Vốn được nuông chiều từ nhỏ, sự huấn luyện khắc nghiệt của các Hướng đạo sinh là điều hết sức khó khăn đối với ông.

Trong ngày tập luyện đầu tiên, Bacco liên tục phàn nàn khi tập luyện ở cường độ cao. Cộng với sự khiển trách nghiêm khắc của người hướng dẫn, ông đã từng suy sụp và khóc lóc. Nhưng Bacow sớm phát hiện ra rằng những cảm xúc tiêu cực này sẽ chỉ khiến việc tập luyện của bản thân bị trì trệ và khiến ông kiệt sức hơn. Vì vậy, ông bắt đầu xoa dịu cảm xúc của mình, cố gắng bình tĩnh lại và hết mình cho việc luyện tập.

Kết quả là chỉ trong hai tháng, Bacow đã hoàn thành khóa huấn luyện ở tất cả các nội dung với kết quả xuất sắc. Từ đó trở đi, dù có chuyện gì xảy ra, ông cũng có thể bình tĩnh giải quyết mà không hề tức giận.

Chính nhờ khả năng quản lý cảm xúc mạnh mẽ mà ông đã đi đến được vị trí hiệu trưởng của Harvard.

Câu chuyện truyền cảm hứng của ông khiến tôi nhớ đến một câu trong cuốn sách có tên "Sự kiên cường": "Khả năng phục hồi cảm xúc là khả năng phục hồi sau những thất bại và cả niềm tin rằng chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn."

Đối mặt với những khó khăn ập tới bất ngờ, một số người lựa chọn thở dài và chán nản trong những cảm xúc tiêu cực.

Lại có những người hồi phục nhanh chóng sau một thời gian ngắn rơi vào trạng thái thất vọng, rèn luyện bản thân trước những thăng trầm đồng thời không ngừng hoàn thiện bản thân. Chỉ bằng cách rèn luyện khả năng phục hồi cảm xúc và truyền năng lượng vào bản thân bất cứ lúc nào, bạn mới có thể bình tĩnh trước những khó khăn của số phận. Bằng cách này, mưa có to tới mấy, chúng ta cũng sẽ không bị ướt vì lúng túng, không biết phải làm sao.

02

Sức mạnh của việc kiên định với bản thân

Trong hơn 400 năm kể từ khi Harvard được thành lập, Catharine Drew Gilpin Faust là nữ hiệu trưởng duy nhất của ngôi trường danh giá này.

Tại buổi lễ khai giảng năm 2017, bà nói: "Một trong những thử thách trong cuộc sống là ngăn chặn những điều nhảm nhí từ thế giới bên ngoài."

5 bài phát biểu của 5 vị hiệu trưởng vĩ đại nhất Đại học Harvard có thể THAY ĐỔI cuộc đời bạn: Chất lượng tư duy quyết định chất lượng cuộc sống! - Ảnh 2.

(Catharine Drew Gilpin Faust, nữ hiệu trưởng duy nhất của đại học Harvard)

Năm 2007, Faust được bầu làm hiệu trưởng của Harvard. Thời điểm đó, hàng nghìn bài báo chỉ trích Faust, cho rằng bà là một nữ hiệu trưởng "bất tài". Trước những lời chỉ trích từ thế giới bên ngoài, Faust chỉ nhẹ nhàng nói: "Tôi không phải là nữ hiệu trưởng của Harvard, tôi là hiệu trưởng của Harvard". Sau đó, bà không ngừng đi đến nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới để giao lưu.

Bất chấp sự phản đối của thế giới bên ngoài, bà đã tổ chức cho sinh viên tiến hành thực hiện giáo dục nhân văn, nâng cao khả năng tu dưỡng văn hóa và tinh thần của họ. Kết quả, bà một tay thay đổi hiện trạng của một ngôi trường coi trọng khối khoa học, xem nhẹ khối xã hội, khiến chất lượng giảng dạy của Harvard ngày càng tốt hơn.

Cuối cùng, khi Faust từ chức, Hội đồng Quản trị đã đánh giá bà là một trong những hiệu trưởng vĩ đại nhất của Harvard.

Tôi nhớ đến câu nói của Schopenhauer: "Một trong những điểm yếu phổ biến nhất trong bản chất con người đó là chúng ta quá quan tâm đến cách người khác nhìn nhận bản thân."

Có quá nhiều người quan tâm đến việc người khác nghĩ gì để rồi đắm mình vào những chuyện tầm phào.

Vậy nhưng, cái miệng ở trên cơ thể người khác, còn cuộc sống lại nằm trong tay bạn. Những gì người khác nói không liên quan gì đến bạn, bạn chỉ cần làm theo mong muốn của bản thân và bước đi trên con đường vững chắc dưới chân mình.

Giống như tác gia Roy Martina từng nói: "Một trong những bước đột phá lớn nhất trong cuộc đời tôi là ngừng lo lắng về những gì người khác nghĩ về mình. Chỉ khi không cần tới những lời khen ngợi từ bên ngoài, chúng ta mới có thể trở nên tự do."

Không sống trong miệng người khác, tự nắm chặt chiếc vô lăng của cuộc đời mình, đó chính là sự tỉnh táo của một người trưởng thành.

03

Khả năng học sâu

Năm 2001, cựu hiệu trưởng Lawrence Henry Summers đã đề cập trong bài phát biểu khai mạc: "Kiến thức bạn học được sẽ lỗi thời trong vòng 10 năm, điều quan trọng nhất là duy trì đầu vào ổn định trong một lĩnh vực nhất định và không ngừng học hỏi."

5 bài phát biểu của 5 vị hiệu trưởng vĩ đại nhất Đại học Harvard có thể THAY ĐỔI cuộc đời bạn: Chất lượng tư duy quyết định chất lượng cuộc sống! - Ảnh 3.

(Cựu hiệu trưởng Lawrence Henry Summers)

Trong cuộc sống, có những người cho rằng mình thông minh và thích làm hai việc cùng một lúc.

Theo quan điểm của họ, phạm vi nghiên cứu càng rộng thì họ càng biết nhiều kỹ năng và càng thể hiện được khả năng của mình tốt hơn. Nhưng, sức lực của con người là có hạn, nếu muốn làm tất cả mọi việc thì chắc chắn sẽ cái được cái mất.

Đó là trường hợp của Lawrence Summers khi còn trẻ. Cha mẹ ông đều là những nhà kinh tế, bản thân ông cũng đã đọc nhiều sách chuyên khảo về kinh tế từ khi còn nhỏ và có những hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực này. Tuy nhiên năm 16 tuổi, ông cảm thấy vật lý có triển vọng hơn nên đã nộp đơn vào chuyên ngành vật lý học của trường MIT.

Không ngờ sau hai năm vất vả học vật lý, ông vẫn không thu lại được gì. Summers cảm thấy rất bối rối, khi đó, cha đã nói với ông một cách đầy ẩn ý: "Kinh tế mới là lĩnh vực của con, hai năm học vật lý đó, bỏ đi cũng được."

Giống như ngộ ra được điều gì đó, ông quyết định chuyển sang học kinh tế, bắt đầu từ năm thứ nhất. Trong vài thập kỷ tiếp theo, Summers gạt bỏ mọi phiền nhiễu khác và đầu tư hết mình cho kinh tế học.

Trong thời gian này, thống đốc đã nhiều lần mời ông tham gia chính trị và hứa hẹn cho ông những chức vụ cao, nhưng ông đều từ chối.

Sau cùng, ở tuổi 43, ông giành được giải thưởng cao nhất về kinh tế ở Mỹ và được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Harvard.

Tăng Quốc Phiên, một nhà Nho nổi tiếng của Trung Quốc từng nói: "Làm việc chăm chỉ cũng giống như đào một cái giếng, thay vì đào vài cái giếng mà không đến được nguồn, tại sao không tập trung đào một cái giếng tới cùng và sử dụng nó suốt đời?"

Điều này đúng dù bạn đang học tập hay đang làm việc, việc đào mỗi nơi một cái giếng sẽ chỉ làm lãng phí công sức. Thay vào đó, hãy đào một cái giếng cho đến khi nước ngập tràn.

Một người có thể đạt được thành tựu cao bao nhiêu phụ thuộc vào việc anh ta có thể nghiên cứu sâu tới mức nào. Nhìn về phía mục tiêu đã đề ra, đóng cọc mỗi ngày, sẽ có một ngày, những cây cọc bạn cắm xuống sẽ kết nối thành cây cầu, đưa bạn tới nơi mà mình muốn.

04

Khả năng tư duy

Năm 1995, cựu hiệu trưởng Neil Leon Rudenstine đã kể một câu chuyện như vậy trong bài phát biểu tại lễ khai giảng của trường. Một buổi tối sau khi tan học, khi các sinh viên Harvard đang băng qua đường thì có một chiếc ô tô chạy về phía họ. Vì đèn xe khá chói nên các sinh viên đã dừng lại lấy tay che mắt. Họ không thể tiếp tục đi cho đến khi chiếc xe đi qua. Sau khi mọi người đã rời đi, chỉ còn lại một sinh viên tên Rand vẫn đứng im tại chỗ.

Nhìn thấy ánh đèn xe chói lóa, cậu chợt nghĩ: Liệu có thể phát minh ra đèn ô tô có thể chiếu sáng mà không gây chói mắt cho người đi bộ?

Trong suốt hơn một năm sau đó, cậu dành hết tâm huyết cho việc nghiên cứu đèn ô tô.

Sau hàng trăm thí nghiệm, cậu đã phát triển được loại đèn chống chói mắt cho người đi ngược chiều. Sau đó, cậu đã sử dụng bằng sáng chế này để thành lập công ty sản xuất đèn chiếu sáng ô tô.

Sau khi kể lại câu chuyện, Rudenstine nói: "Thành công của Rand nằm ở chỗ cậu ấy suy nghĩ nhiều hơn người khác một chút."

5 bài phát biểu của 5 vị hiệu trưởng vĩ đại nhất Đại học Harvard có thể THAY ĐỔI cuộc đời bạn: Chất lượng tư duy quyết định chất lượng cuộc sống! - Ảnh 4.

(Cựu hiệu trưởng Neil Leon Rudenstine)

Trên thực tế, có quá nhiều bạn học sinh, sinh viên - những người dùng tay che đèn pha, trông thì có vẻ rất chăm chỉ học tập nhưng thực tế lại ít khi suy nghĩ. Kết quả là sau nhiều năm bận rộn làm việc, họ vẫn chẳng có chút tiến bộ.

Trong cuốn sách có tên "Thoát khỏi bẫy nhận thức" có một sơ đồ gọi là "Tư duy - Lợi nhuận". Nếu bạn cứ chỉ cắm đầu hành động, vậy thì dù có bỏ ra bao nhiêu thời gian, kết quả thu lại được cũng sẽ rất hạn chế.

Nhưng nếu bạn chọn tư duy sâu, thời gian trôi qua, bạn sẽ đạt được sự phát triển mang tính chuyển đổi.

Cựu giám đốc điều hành toàn cầu của Chanel, Maureen Chiquet đã từng nói: "Đại não đi càng sâu, thực tế đi càng vững". Chất lượng tư duy quyết định chất lượng cuộc sống.

Chậm lại, phát triển thói quen tư duy sâu, khám phá logic tiềm ẩn đằng sau mọi điều nhỏ nhặt. Khi bạn nhìn thấy những gì người khác chưa bao giờ thấy, nghĩ về những điều người khác chưa bao giờ nghĩ tới, bạn có thể nắm bắt cơ hội và đạt được bước nhảy vọt trong cuộc sống.

05

Khả năng ứng phó với những thay đổi

Vào tháng 2/1972, Hội đồng quản trị Harvard đã đi ngược lại với mong muốn của sinh viên, đầu tư vào các hoạt động thuộc địa hóa châu Phi.

Vài ngày sau, hàng trăm sinh viên bất ngờ xông vào Tòa nhà Hành chính Harvard, chỉ trong vài phút, họ chiếm giữ văn phòng hiệu trưởng và bắt đầu đập phá.

Nhân viên hành chính hoảng sợ, có người giằng co với sinh viên, có người lo lắng đến mức chửi bới.

Khi hiệu trưởng mới được bổ nhiệm Derek Curtis Bok đến, việc đầu tiên mà ông làm là nhanh chóng gọi cảnh sát. Sau đó, ông lập tức triệu tập người đến tìm hiểu nguyên nhân từ những sinh viên biết chuyện. Sau khi tìm hiểu lý do, Bock cầm loa lên và giải thích lý do đầu tư cho các sinh viên.

Nhóm sinh viên náo loạn nhanh chóng bình tĩnh lại sau khi nghe bài phát biểu của hiệu trưởng. Chỉ trong vài phút, Bock đã kiểm soát được hiện trường một cách nhanh chóng. 

Hơn 10 năm sau, tại lễ khai giảng kỷ niệm 350 năm thành lập Harvard, ông nói: "Bài học đầu tiên Harvard dạy tôi là sự ứng phó trong những trường hợp khẩn cấp."

5 bài phát biểu của 5 vị hiệu trưởng vĩ đại nhất Đại học Harvard có thể THAY ĐỔI cuộc đời bạn: Chất lượng tư duy quyết định chất lượng cuộc sống! - Ảnh 5.

(Cựu hiệu trưởng Derek Curtis Bok)

Trong thế giới thực, các kế hoạch luôn không theo kịp sự thay đổi, sẽ luôn tồn tại những thay đổi đột ngột khiến bạn mất cảnh giác.

Đó có thể là sự thay đổi tạm thời ngoài kế hoạch công việc, có thể là tình huống bất ngờ khi đang lái xe. Lúc này, bạn càng thiếu kiên nhẫn, bạn càng dễ mắc nhiều lỗi, và tình hình sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn.

Tăng Quốc Phiên từng nói: "Bước đầu tiên để giải quyết mọi việc là giữ bình tĩnh."

Đôi khi, bản thân cuộc khủng hoảng không phải là vấn đề, vấn đề nằm ở chính tâm lý lo lắng của bạn. Khi bạn giữ được sự bình tĩnh, bạn sẽ tự nhiên sẽ nghĩ được ra cách đối phó với những thay đổi một cách có trật tự.

Hãy nhớ rằng, không hoảng sợ khi có chuyện xảy ra, giữ tinh thần ổn định, bạn sẽ có thể thoát khỏi rắc rối và đưa mọi thứ trở lại đúng quỹ đạo một cách kịp thời.

*** 

Năm 2007, con gái của nhà văn người nước ngoài, Liu Yong, được nhận vào Đại học Columbia với điểm số cao nhất trong chuyên ngành, con trai ông cũng là sinh viên top đầu của đại học Harvard.

Khi được hỏi về bí quyết giáo dục con cái, Liu Yong trả lời:

"Bồi dưỡng năng lực cơ bản nhất cho trẻ, sự xuất sắc sẽ trở thành điều đương nhiên."

Khi bạn rèn giũa được những khả năng cơ bản nhất của bản thân, bạn sẽ vẫn có thể bước đi trên mặt đất bằng phẳng dù cho cuộc hành trình mang tên "cuộc đời" của bạn có gập ghềnh đến đâu.

Cũng giống như 5 vị hiệu trưởng Harvard này, dù gặp phải nghịch cảnh, họ vẫn đạt được thành tựu nhờ vào khả năng của chính bản thân mình.

Hãy trau dồi cho bản thân khả năng tư duy sâu, tập trung vào bản thân và không ngừng rèn luyện, và bạn sẽ có thể tiến xa hơn và vững vàng hơn trong tương lai.

Theo Diệu Đan

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên