5 cách cắt giảm những chi tiêu khi vật giá leo thang
Giữa thời kỳ "bão giá", loại bỏ những khoản chi không cần thiết chính là 1 trong những chìa khóa giải quyết vấn đề tài chính cá nhân của bạn.
- 04-07-2022Những chuyện ít người biết về Hachiko - chú chó đứng ở sân ga 10 năm đợi chủ đã trở thành biểu tượng của lòng trung thành
- 04-07-2022Làm triệu phú gian nan như Lý Tử Thất: Youtuber đình đám châu Á nhưng là nô lệ của ngành KOL, yếu thế trong cuộc chiến giành lại thương hiệu mang tên mình
- 03-07-2022[Tuổi 30, tôi có 1 căn nhà] Cặp vợ chồng 9X vay 80% để mua căn hộ 7,2 tỷ đồng: “Đủ tiền để mua đứt nhưng tôi muốn dành để đầu tư hơn, lãi ngân hàng không phải là điều đáng lo”
Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã có 16 kỳ điều chỉnh, trong đó có đến 13 kỳ điều chỉnh tăng. Thông tin này đã khiến nhiều người bắt buộc phải nghĩ tới việc cắt giảm chi tiêu .
Có nhiều ý kiến trái chiều về việc tiết kiệm, trong đó có không ít người cho rằng nên nỗ lực nhiều hơn, tìm kiếm thêm việc làm để tăng thu nhập, thậm chí thay đổi công việc để có được mức lương tốt hơn.
Điều đó không sai. Nhưng, cũng có một điều bạn cần biết là, dù bạn có kiếm tiền trăm triệu mỗi tháng hay nhiều hơn, nhưng nếu chi tiêu hoang phí thì cũng chưa chắc đã giữ được tiền.
Bởi vậy, nếu không muốn tiền bạc trở thành nỗi lo, việc tiết kiệm để có ít nhất một khoản dự phòng là điều mà bạn vẫn cần làm. Đặc biệt là khi các mặt hàng cũng như chi phí sinh hoạt đang trên đà tăng cao và vẫn chưa có dấu hiệu chững lại.
Bạn có thể không cắt giảm chi tiêu nếu sợ phải đối mặt với sự khó khăn, nhưng hãy loại bỏ dần những khoản chi không cần thiết. (Ảnh minh hoạ)
Nếu đọc đến đây và bạn thấy những điều này đúng cũng như đồng tình với nó thì có thể đọc thêm bài viết dưới đây để biết đâu là những khoản chi không cần thiết mà bạn có thể cắt bỏ nhé. Điều này cũng sẽ giúp công cuộc tiết kiệm chi tiêu của bạn trở nên "dễ thở" hơn nhé!
1. Hủy các gói dịch vụ giải trí trực tuyến
Các gói dịch vụ trực tuyến phổ biến để đáp ứng nhu cầu xem phim, truyền hình trực tuyến là một trong những thứ mà người trẻ ngày nay thường xuyên sử dụng. Tuy nhiên, hãy cân nhắc lại thời gian mà bạn thực sự sử dụng các dịch vụ này cũng như lợi ích mà nó có thể đem lại cho bạn.
Mức phí trung bình cho các dịch vụ này thường dao động từ khoảng vài chục đến vài trăm nghìn một tháng (tùy vào gói cước mọi người lựa chọn). Đây là con số không lớn, nhưng nếu tính tổng trong 1 năm liên tục, số tiền mà bạn phải trả sẽ khiến bạn bất ngờ đấy.
2. Chọn lọc và lên danh sách những món cần mua trước khi đi siêu thị
Điều này sẽ giúp bạn có thể lên kế hoạch sẵn sàng cho những thứ bạn sẽ cần trước khi đến siêu thị, tránh bị cám dỗ bởi những món đồ không thực sự cần thiết, nhất là đối với những gia đình đang có con nhỏ.
3. Hạn chế mua sắm online
Mua sắm online là một hình thức quen thuộc trong nhịp sống hiện đại. Nó có thể giúp bạn tranh thủ mua được những sản phẩm yêu thích với mức giá ưu đãi cùng hàng loạt voucher ưu đãi, hot deal giá hời nhưng mua sắm online cũng khiến bạn dễ rơi vào tình trạng mua sắm bốc đồng.
Giải pháp cho việc này là bạn nên lên kế hoạch cũng như danh sách các đồ cần mua trong tháng. Hoặc, tốt hơn hết là hãy cố giữ cho bản thân "vững vàng", đứng ngoài những ngày hội săn sale.
4. Ghi chép và theo dõi chi tiêu
Muốn kiểm soát được chi tiêu, không có cách nào khác ngoài việc bạn nhất định phải có trong tay một bảng kế hoạch thu chi rõ ràng cho từng khoản thu chi. Với nhiều người, đây là điều vô cùng khó vì có thể sẽ có nhiều khoản lắt nhắt trong ngày.
Có một bí kíp nhỏ cho bạn để đối phó với việc này là hãy sử dụng tiền mặt để kiểm soát xem bạn đang thật chi tiêu cho những thứ gì. Đồng thời sử dụng sổ tay hoặc các ứng dụng quản lý chi tiêu nào mà bạn thấy dễ dùng nhất, quen thuộc nhất.
Nếu vẫn không muốn sử dụng tiền mặt, hãy đảm bảo mình có thể nắm chắc những khoản giao dịch bằng ví điện tử và thẻ ngân hàng.
Bên cạnh đó, hãy nhớ check kĩ lại vào cuối ngày để biết rõ có khoản nào đang bị tiêu vượt mức hay không và điều chỉnh ngay vào ngày hôm sau nhé. Việc kéo dài lạm chi sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng âm tiền lúc nào không hay.
5. Hạn chế ăn ngoài
Nấu nướng tại nhà không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền bạc mà còn cho bạn những bữa ăn ngon lành, tốt cho sức khoẻ. Biết là vậy nhưng có vẻ như việc tự nấu nướng vẫn dễ tạo cảm giác uể oải, lười biếng.
Thời gian đầu làm quen với việc này có thể sẽ khiến bạn thấy uể oải và mệt mỏi, nên hãy điều chỉnh dần dần. Bắt đầu từ thói quen nấu tại nhà ít nhất từ 1 đến 2 lần/tuần rồi chuyển dần lên 3 hoặc 4 lần/tuần.
Mong rằng, với những tips nhỏ trên đây, bạn có thể kiểm soát và cắt giảm được những khoản chi không cần thiết, bớt lo lắng hơn trước tình trạng vật giá leo thang.
Phụ nữ Việt Nam