5 cách cực hiệu quả ai cũng cần để chế ngự nỗi sợ hãi phi lý: Rất đơn giản, chỉ cần bạn quyết tâm!
Trong mỗi chúng ta, bên cạnh nỗi sợ hợp lý vẫn luôn tồn tại những nỗi sợ phi lý. Nếu kéo dài, chúng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của bạn. Vậy làm thế nào để nhận biết và vượt qua những nỗi sợ hãi này?
- 15-05-2018Chỉ vì nỗi sợ hãi này mà bạn mãi mãi phải "nếm mùi thất bại", ngay cả khi thành công đã ở ngay trước mắt
- 09-04-20183 bước để vượt qua nỗi sợ hãi từ câu chuyện "Tesla phá sản" của tỷ phú Elon Musk: Tỷ lệ thành công lên tới 70%
Cảm thấy sợ hãi trong những tình huống nguy hiểm là biểu hiện của một cơ thể khỏe mạnh và thậm chí có lợi. Cơ chế sợ hãi tự động sẽ khiến chúng ta hành động theo một trong ba cách: chống trả, bỏ chạy hoặc bị tê liệt.
Đứng trước những giống chó to lớn như Doberman, việc bạn sợ hãi là điều bình thường nhưng nếu thấy sợ những giống chó nhỏ xinh như Chihuahua thì đó chính là một nỗi sợ phi lý.
Nỗi sợ phi lý được chia thành 4 loại: sợ động vật (rắn, chó...), sợ môi trường (sợ độ cao, sợ nước...), sợ các sự việc (sợ bay, sợ đi du lịch...) và sợ máu (sợ bị thương, sợ kim tiêm, bệnh tật...).
Dưới đây chính là 5 cách hiệu quả để bạn có thể đối mặt và vượt qua những nỗi sợ phi lý như vậy.
1. Nhận ra sự cần thiết của việc thay đổi và học cách nói tích cực về nó
Tạo ra một sự thay đổi quan trọng trong cuộc sống là một việc không dễ dàng nhưng hãy nhớ rằng khi bạn muốn suy nghĩ, làm hay cảm nhận điều gì đó, bạn đang ở giai đoạn đầu của quá trình thừa nhận cần có sự đa dạng.
Điều này có nghĩa bạn không chỉ cần phải hiểu việc thay đổi là cần thiết mà còn phải thấy được bạn chính là người sẽ tạo nên sự thay đổi đó.
Hãy luôn khắc ghi một câu thần: "Tôi có thể giải quyết tốt các tình huống khiến tôi sợ hãi" trong 2 tuần và bạn sẽ có thể hạ quyết tâm không để những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện trong tâm trí của mình nữa.
Trong suốt hai tuần đó, những suy nghĩ tiêu cực có thể sẽ nảy sinh nhưng đừng hoang mang vì nó là một bước lùi trong quá trình này.
Nhiều người có thể nghĩ việc thực hiện một sự thay đổi như vậy thực sự quá khó khăn hoặc quá sức đối với họ và họ sẽ quay lại chỉ trích quá trình này trước khi thử cố gắng. Mọi suy nghĩ và lời nói như vậy sẽ khiến sức mạnh thành công suy giảm trong khi "giúp" nỗi sợ hãi ngày càng lớn hơn.
Vì vậy, ngôn từ bạn sử dụng cũng như suy nghĩ của bạn sẽ tạo nên thực tế. Hãy nói "Tôi nhớ những lúc mình đạt được thành tựu. Chúng nhắc tôi nhớ rằng tôi mạnh mẽ hơn và có năng lực giải quyết những khó khăn tốt hơn tôi nghĩ" thay vì những lời làm bạn nhụt chí.
2. Hãy tin rằng bạn kiểm soát cảm xúc của chính mình
Người duy nhất có thể kiểm soát những gì bạn nghĩ là bạn! Đôi khi chúng ta vẫn chịu ảnh hưởng từ lời nói của người khác nhưng bản thân bạn mới là người quyết định mức độ ảnh hưởng của chúng tới suy nghĩ của mình.
Hãy tự hỏi bản thân liệu bạn có hiểu rằng bạn có quyền suy nghĩ và cảm nhận những gì bạn muốn ngay bây giờ không? Mọi thứ nằm trong tay bạn,tùy thuộc vào sự quyết định của bạn. Vì vậy, đừng chọn những điều khiến bạn thấy đau đớn, sợ hãi hay căng thẳng.
Bên cạnh đó, khi bạn sợ một thứ gì đó phi lý, bạn thường có xu hướng phóng đại mức độ tồi tệ của vấn đề và thấy thực khó khăn để giải quyết. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang không coi trọng bản thân mình.
Suy nghĩ của chúng ta có thể chia thành 3 loại: Suy nghĩ dự đoán ("Tôi sẽ làm một kẻ ngốc trước mặt mọi người"), Suy nghĩ "đánh đồng" ("Con chó này hung dữ, vì vậy tất cả những con chó đều nguy hiểm") và Suy nghĩ bi quan ("Con mèo đó cắn tôi, có lẽ nó bị dại, tôi sẽ chết.")
Khi bạn cảm thấy có một ý nghĩ nào đó đang đè nặng tinh thần bạn, hãy dành vài phút trả lời những câu hỏi sau để đánh giá đúng vấn đề và tăng cơ hội loại bỏ nỗi sợ hãi:
"Có điều gì trái ngược với suy nghĩ của tôi không?".
"Tôi có thể làm gì nếu/ khi điều đó xảy ra?".
"Tôi đang có loại suy nghĩ nào đây?".
"Tôi sẽ nói gì với người bạn có cũng nỗi sợ như tôi?".
3. Những yếu tố nhỏ nhặt trong môi trường sống và làm việc sẽ giúp bạn đối mặt với nỗi sợ hãi
Một cách khác để đối phó với nỗi sợ phi lý là sử dụng các dụng cụ vật lý và lời nhắc nhở để giúp chúng ta kiểm soát các tình huống đáng sợ cũng như cho chúng ta thấy chúng ta có khả năng đối mặt với nỗi sợ phi lý của bản thân.
Lấy một người quản lý cấp cao có chứng sợ đám đông, nhưng lại có thể tiến hành một hội nghị qua điện thoại với hơn 100 người làm ví dụ. Nếu lúc sắp nói chuyện trực tiếp với mọi người, anh ta tưởng tượng rằng micrô thực sự là điện thoại, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Ngoài lời nhắc nhở bên ngoài và dụng cụ vật lý, âm nhạc, mùi vị và thậm chí bản thân môi trường xung quanh cũng có thể ảnh hưởng lớn tới cảm xúc và giúp chúng ta đương đầu với sự sợ hãi.
Hãy tạo danh sách các bản nhạc khiến bạn cảm thấy thoải mái và luôn sẵn sàng cho bất kỳ điều gì xảy ra; thử sử dụng các loại dầu hương liệu để cảm thấy tích cực và tràn đầy sinh lực hay thiết kế môi trường làm việc của mình với những đồ vật bạn yêu thích.
Tất cả những thay đổi nhỏ này đều ở bên ngoài cảm xúc, nhưng lại có ảnh hưởng đáng kể, giúp gia tăng cảm xúc tích cực và tiếp thêm năng lượng cho chúng ta.
4. Nhận ra thành công của bản thân và chia sẻ chúng với những người khác
Nỗi sợ phi lý khiến chúng ta lo sợ, e ngại việc yêu cầu sự giúp đỡ nhưng thực sự bất cứ ai trong số chúng ta đều cần có sự ủng hộ, hỗ trợ của mọi người. Nếu chúng ta chia sẻ với bạn thân, đồng nghiệp hay bạn đời của mình, họ sẽ hiểu được bạn đang cảm thấy thế nào, bạn cần gì và từ đó có thể giúp đỡ bạn theo cách tốt nhất.
Nói với người khác về nỗi sợ hãi của mình và xin được giúp đỡ không phải là minh chứng cho sự yếu đuối, nhu nhược của bạn mà cho thấy bạn đã có đủ can đảm và mạnh mẽ về cảm xúc.
Điều quan trọng nhất là thay vì luôn nhớ đến những lúc bị nỗi sợ hãi bủa vây hay những thất bại, hãy cố gắng tập trung nhớ tới những gì bạn đã đạt được, những khoảnh khắc nhỏ mà bạn có thể đương đầu với nỗi sợ hãi và không để nó kiểm soát cảm xúc của bạn.
Bằng cách này, bạn có thể củng cố niềm tin vào bản thân: bạn đã có thể đối mặt với nỗi sợ đó trong quá khứ thì hoàn toàn có thể ứng phó với nó trong tương lai.
5. Giải quyết nỗi sợ hãi từng bước một
Việc muốn trốn tránh những điều khiến chúng ta sợ hãi là một phản ứng hoàn toàn tự nhiên nhưng nó chỉ tốt khi diễn ra trong thời gian ngắn. Nếu kéo dài, nỗi sợ sẽ ngày một lớn hơn và ảnh hưởng tới não bộ cũng như toàn bộ cơ thể của chúng ta.
Cách tốt nhất và hiệu quả nhất để vượt qua và đối mặt với nỗi sợ phi lý là từ từ đưa bản thân mình vào những giai đoạn an toàn mà chúng ta có thể kiểm soát được.
Khi đó, bạn sẽ thấy sức mạnh của nỗi sợ hãi dần dần mất đi và bắt đầu nhận ra rằng điều tồi tệ nhất sẽ không xảy đến. Một điều quan trọng nữa là phải biết bắt đầu từ những tình huống bạn có khả năng xử lý để luôn tự tin và có thể bước lên "thang sợ hãi". Để leo lên "thang sợ hãi" thành công, bạn phải trải qua bốn giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên: hãy viết một danh sách các tình huống liên quan đến nỗi sợ của bạn. Ví dụ, nếu bạn sợ đi máy bay, hãy liệt kê những sự kiện như mua vé máy bay, chuẩn bị hành lý, đến sân bay.
Giai đoạn thứ hai: khắc họa "thang sợ hãi" bằng cách sắp xếp các tình huống/ sự kiện theo thứ tự từ ít đáng sợ nhất đến đáng sợ nhất (tình huống đầu tiên nên căng thẳng nhưng không phải là điều khiến bạn bị tê liệt).
Giai đoạn thứ ba: sau khi tạo lập xong "thang sợ hãi" của bản thân, bắt đầu leo lên bậc thang đầu tiên và cố gắng trụ lại cho đến lúc bạn cảm thấy khó chịu khi phải đương đầu với nỗi sợ ở nấc thang này.
Thời gian bạn đối mặt với những tình huống, sự vật khiến bạn sợ hãi càng lâu, bạn càng nhanh chóng quen thuộc và cảm thấy ít sợ hãi nếu phải đương đầu với việc đó trong lần tiếp theo. Khi bạn cảm thấy đã làm chủ được nấc thang đầu tiên, hãy tiếp tục thách thức mình với những nấc thang kế tiếp.
Giai đoạn cuối cùng: Luyện tập nhiều lần những nấc thang này. Bạn luyện tập càng nhiều thì khả năng vượt qua được nỗi sợ hãi phi lý càng lớn.
Tuy nhiên, trên tất cả, đừng vội vàng, mỗi người đều có tốc độ của riêng mình, vì vậy điều quan trọng là phải giữ một nhịp độ phù hợp với bạn.
Ba-bamail