MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 điều cha mẹ sớm dạy để trẻ lớn lên thành người tử tế, dù ở đâu cũng được yêu mến

17-10-2023 - 20:35 PM | Sống

5 điều cha mẹ sớm dạy để trẻ lớn lên thành người tử tế, dù ở đâu cũng được yêu mến

Những đứa trẻ lớn lên sở hữu tính cách độc lập, trung thực luôn nhận được sự yêu quý từ mọi người xung quanh.

Bên cạnh việc học tốt các kiến thức ở trường lớp, đạt được thành tích cao trong học tập, những đứa trẻ ngày nay được cha mẹ chú ý hơn trong việc rèn luyện các kĩ năng sống. Giá trị cuộc sống là điều cốt lõi hình thành nên nhân cách của trẻ và điều này nên được dạy ngay khi trẻ còn nhỏ.

Trẻ hiểu được những giá trị sống quan trọng này thì đi tới đâu cũng được yêu mến. Chính vì thế, mọi bậc cha mẹ cần đảm bảo con học được những điều này trước khi chạm tới ngưỡng cửa của tuổi lên 5.

1. Lòng trung thực

Giáo dục trẻ đức tính trung thực là việc mẹ cần làm ngay từ khi con còn nhỏ, bởi đó chính là chìa khóa cho trẻ bước vào cuộc đời trong tâm thế của con người biết sống chân thành, tôn trọng bản thân, tôn trọng lẽ phải thay vì sự dối trá.

Đức tính thật thà, trung thực là một trong những đức tính quan trọng và cốt lõi giúp hình thành nhân cách, tính cách, quyết định tới cuộc sống sau này của trẻ. Đối với nhiều bậc cha mẹ, nuôi dạy những đứa trẻ trung thực, thật thà là một thách thức bởi trẻ rất khó phân biệt giữa sự thật và lời nói dối, đặc biệt với trẻ dưới 6 tuổi. Vậy nên việc dạy con sống trung thực là việc mà ai cũng cảm thấy vô cùng cần thiết nhưng lại luôn có nhiều lý do để không thực hiện.

Tiến sĩ Lim Boon Leng, nhà tâm lý học thuộc Trung tâm Tâm lý Sức khỏe Tâm thần BL Lim (Singapore) giải thích: "Trẻ nói dối vì chúng nghĩ rằng mình có thể đạt được điều gì đó bằng cách này. Ví dụ, bằng cách nói dối về việc đã hoàn thành công việc, trẻ có thể đi xem tivi. Trẻ cũng nói dối để tránh bị cha mẹ, thầy cô phạt hoặc để thoát khỏi những tình huống khó khăn".

2. Tính công bằng

Trẻ từ 2 tuổi sẽ bắt đầu hiểu về khái niệm chia đều, nhưng sự chia sẻ hay lớn phải nhường, ai được ưu tiên... là những khái niệm sai lầm mà chúng ta cố ép trẻ vào, và cho là trẻ bướng bỉnh hoặc không nghe lời vì không làm theo. Nên nhớ rằng, những khái niệm ấy không bao giờ hình thành khi trẻ chưa phát triển tính công bằng. Do đó, điều quan trọng là nuôi dưỡng sự bình đẳng trong cách giao tiếp, trong các hoạt động ở nhà, trong lớp hay nơi công cộng. Khi trẻ hiểu về bình đẳng thì sẽ tự phát triển sự công bằng. Khi đó, trẻ hiểu rằng khi nào cần nhường, cần chia sẻ.

3. Sự kiên trì, cố gắng

Đối với một đứa trẻ, kiên nhẫn chờ đợi hay phải kìm nén bản thân là một điều vô cùng khó khăn, nhất là trong thời kì công nghệ số phát triển như vũ bão ngày nay, trẻ có thể tìm kiếm và có ngay thứ mình muốn chỉ trong nháy mắt mà không phải chờ đợi quá lâu. Mẹ phải biết rằng kiên nhẫn là một đức tính cần thiết, vô cùng quan trọng cho sự thành công trong cuộc sống cũng như trong công việc của trẻ sau này.

Sự kiên trì, nhẫn nại được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện lâu dài và không dễ gì có được. Chính vì vậy kiên nhẫn đồng nghĩa với việc biết kiềm chế bản thân là những đức tính mẹ cần dạy con ngay từ khi còn nhỏ. Nếu kịp thời hướng dẫn, dạy trẻ tính kiên nhẫn sẽ giúp bé ngày càng hoàn thiện nhân cách và phát triển tốt hơn cho tương lai về sau.

Dạy con đức tính kiên nhẫn cũng là dạy con cách tôn trọng người khác, tập trung vào bản thân và học cách hiểu mình - hiểu người, biết suy nghĩ không chỉ dựa trên quan điểm của mình mà còn của người khác, đồng cảm hơn, thấu hiểu hơn.

5 điều cha mẹ sớm dạy để trẻ lớn lên thành người tử tế, dù ở đâu cũng được yêu mến - Ảnh 1.

4. Lòng cảm thông

Sự đồng cảm có ba loại: cảm xúc, hành vi, nhận thức. Sự đồng cảm về cảm xúc là khi chúng ta chia sẻ cảm xúc với người khác, thấu hiểu họ. Sự đồng cảm về hành vi là khi mối quan tâm thúc đẩy ta hành động với lòng trắc ẩn. Cuối cùng, sự đồng cảm về nhận thức xảy ra khi chúng ta hiểu được suy nghĩ của người khác và đặt mình vào vị trí của họ. Trẻ em cần vốn từ vựng về cảm xúc để phát triển sự đồng cảm. Dưới đây là một số cách để cha mẹ giúp con phát triển sự đồng cảm:

- Dán nhãn cảm xúc: Đặt tên cảm xúc có chủ đích theo ngữ cảnh để giúp con xây dựng vốn từ vựng về cảm xúc. "Con đang vui", "Con trông có vẻ buồn".

- Đặt câu hỏi: "Con cảm thấy thế nào?", "Trông con có vẻ sợ hãi. Mẹ nói đúng không con?". Bố mẹ cần giúp con nhận ra mọi cảm xúc xảy đến với con đều là điều bình thường. Còn cách mà chúng ta chọn để thể hiện cảm xúc ấy mới có thể khiến chúng ta gặp rắc rối.

- Chia sẻ cảm xúc: Trẻ em cần có cơ hội để thể hiện cảm xúc của mình an toàn. Bạn giúp con bằng cách chia sẻ cảm xúc của chính bạn. Ví dụ: "Mẹ đã không được ngủ nhiều nên cáu gắt", "Mẹ thất vọng với cuốn sách này".

- Nhận biết sắc mặt người khác: Bạn có thể cho con thực hành bài tập nhận biết biểu cảm mọi người khi đi ăn hàng hoặc tới công viên. Ví dụ, bạn đưa ra cho con các câu hỏi: "Con nghĩ người đàn ông đó có cảm xúc như thế nào?", "Con đã bao giờ cảm thấy như vậy chưa?".

5. Tình yêu thương

Phụ huynh có xu hướng nghĩ rằng trẻ em tự biết cách yêu thương và không ngần ngại thể hiện tình cảm đó. Điều này đúng, nhưng để yêu thương đến cùng thì chúng cần phải được hồi đáp. Thật lạnh lùng nếu như sau một ngày bận rộn, câu "Bố/Mẹ yêu con” lại là lời nói mà đứa trẻ ít được nghe nhất.

Hãy để con bạn thấy bạn thể hiện tình yêu và tình cảm của bạn đối với mọi người xung quanh. Hãy để chúng biết bạn yêu thương mọi người thế nào.

Và, tất nhiên, đừng để một ngày trôi qua mà bạn không thể hiện tình cảm của mình cho con bạn. Hãy thể hiện tình yêu của bạn theo những cách bất ngờ: Dán một tờ ghi chú vào hộp cơm trưa của đứa bé. Dán một trái tim vào gương phòng tắm để đứa bé thấy nó khi đang đánh răng. Cho đứa trẻ một cái ôm không vì lý do gì cả.

Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng bạn càng nói "Mẹ yêu con" với con của bạn, đứa bé sẽ càng nói “Con yêu mẹ” nhiều hơn. Càng thể hiện nhiều cái ôm và hôn, ngôi nhà của bạn càng ngập tràn tình yêu thương. Yêu thương chính là giá trị lớn nhất trong mọi giá trị của cuộc sống.

Theo An Chi

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên