5 kiểu công ty tưởng tốt nhưng toàn kìm hãm sự phát triển của nhân viên, ở lại lâu chẳng khác nào chôn vùi cả thanh xuân lẫn sự nghiệp
Trong xã hội không thiếu những công ty có chế độ tồi tệ, tư duy lãnh đạo yếu kém, chỉ biết đòi hỏi nhân viên nỗ lực mà không cần đáp lại. Nếu ở trong một môi trường như vậy, bạn không nên cắn răng ở lại mà cần dứt áo ra đi ngay khi có thể.
- 26-08-2020Từ chuyện Lionel Messi nhất định rời Barcelona tới chốn công sở: Ai rồi cũng có lúc khủng khoảng nhưng khi nào mới là thích hợp để bạn rời khỏi nơi đã gắn bó lâu năm?
- 23-08-2020Đi làm 5 năm, tài khoản tiết kiệm mỏng dính: Người trẻ nơi công sở làm sao để khắc phục bệnh lo âu vì "viêm màng túi"
- 13-08-2020Nhìn rõ lòng người chỉ qua một bữa cơm: Kẻ bình thường cần chú ý 1, dân công sở phải để tâm 10, kẻo có ngày bị “đâm sau lưng"
Ai cũng biết rằng con đường tìm việc chẳng bao giờ là dễ dàng, sẽ có lúc gặp phải những công ty không như ý muốn. Khi ấy, nhất định bạn sẽ lâm vào cảnh hoài nghi bản thân, đau khổ cho rằng là bởi vì mình không đủ năng lực, trau dồi chưa tới, nên mới không thể tồn tại trong môi trường công sở này nữa. Hay là do chế độ công ty có vấn đề nghiêm trọng? Đến lúc này, bạn sẽ không biết phải làm như thế nào.
Để trả lời câu hỏi này, bạn phải xem xét lại nơi mình đang làm việc. Trên thực tế, nhiều công ty không đem lại môi trường thích hợp cho nhân viên phát triển thực lực. Khi ấy, vấn đề không nằm ở bạn mà ở công ty, và bạn cũng chẳng nên ở lại mà rời đi sớm lúc nào hay lúc ấy.
Công ty thích bày “bánh vẽ”
Khi tuyển dụng, nhiều ông chủ sẽ nhắc tới phương hướng phát triển trong tương lai của công ty, hứa hẹn rằng công ty sẽ phấn đấu không ngừng để xây dựng vị thế, đạt được thứ hạng cao. Sau nửa năm chờ đợi, bạn đề cập tới tới chuyện thăng chức và tăng lương với sếp, nhưng họ lại viện cớ tình hình công ty lúc này khó khăn, mong mọi người thông cảm.
Nếu gặp phải những ông chủ thích “bánh vẽ” như vậy, tốt nhất là nên tìm cách rời đi càng sớm càng tốt.
Những vị sếp như vậy chẳng những không chịu thăng chức hay tăng lương, mà còn thường xuyên rót vào tai bạn đủ loại hứa hẹn hão huyền, chẳng hạn vài năm nữa sẽ giúp bạn đạt mức lương mấy trăm vạn tệ/năm. Bạn tức giận nhưng vì nghĩ đến khoản tiền lương hàng tháng nên đành nhẫn nhịn.
Nhiều bạn trẻ mới chân ướt chân ráo đi làm khi nghe những lời hứa ngon ngọt này thì đều rất hào hứng. Tuy nhiên, nếu muốn phát triển lâu dài, bạn cần phải nhìn thấu chi phí hoạt động cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường của công ty.
Bạn cần biết liệu văn hóa doanh nghiệp và tình hình hiện tại của công ty có thực sự phù hợp với mình không. Đừng vì an nhàn nhất thời trước mắt mà từ bỏ cơ hội phát triển của bản thân mình.
Công ty thay đổi nhân sự liên tục
Việc một công ty luân chuyển nhân sự là điều hết sức bình thường, nhưng nếu tháng nào cũng có người nhảy việc thì rõ ràng sản phẩm và tình hình phát triển của công ty không được tốt. Không giữ được nhân tài, công ty cũng khó lòng mà phát triển, lại phải tuyển thêm nhân viên để làm ra sản phẩm mới, càng khiến trình độ và hiệu suất làm việc giảm mạnh.
Đặc biệt là trong thời đại Internet ngày nay, một công ty đã thiếu nhân tài, lại không có tài chính hùng hậu, sẽ rất khó để đánh bại đối thủ trên thị trường đầy cạnh tranh. Để phát triển bền vững và lớn mạnh, công ty nào cũng cần phải có những nhân tài ưu tú.
Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên
Một số công ty sẽ yêu cầu nhân viên phải tự đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế sau thời gian thử việc, nhưng điều này hoàn toàn không đúng với quy định. Sinh viên mới ra trường cần biết rằng các công ty có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho bạn. Công ty nào không làm chứng tỏ đối xử nhân viên cũng chẳng ra gì.
Vì thế, sinh viên mới ra trường cần tìm hiểu kỹ lưỡng, gặp loại công ty không trả tiền bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế thì tốt nhất không nên ứng tuyển.
Công ty thường xuyên họp sau giờ làm việc
Tại các công ty, việc họp hành dường như đã trở thành một loại quy tắc ngầm “bất thành văn”. Tuy nhiên, ở một số nơi, sếp thường xuyên yêu cầu nhân viên họp đi sau giờ tan ca. Ban ngày thì họ chẳng có việc gì để làm, tối đến lại bị sếp bắt ngồi ở lại tăng ca thêm mấy tiếng liền nhưng lại không được trả thêm tiền.
Chẳng may bạn có việc bận không họp được, sếp sẽ lấy cớ nhiều người đã ngồi chờ sẵn, trách cứ bạn không cầu tiền, thiếu tinh thần trách nghiệm, khiến bạn cảm thấy tội lỗi vì đã xin phép nghỉ.
Công ty muốn nhân viên “cảm nhận ân đức” của mình
Rất nhiều công ty xây dựng văn hóa công sở rất tốt, khiến cho nhân viên coi công ty như gia đình, đồng nghiệp là người thân. Trên thực tế, họ làm vậy là muốn nhân viên bảo vệ công ty, cũng là để nhân viên không phàn nàn. Thế nhưng, có những nơi lại làm chuyện thất đức, viện cớ “công ty là nhà” để bắt nhân viên ở lại làm thêm giới tới tận nửa đêm mỗi ngày.
Thật ra, bạn hoàn toàn có thể chọn một công ty tốt hơn nếu có đủ khả năng, chẳng việc gì phải ở lại trong một công ty cứng nhắc, không có tiền đồ như thế này.
(Theo Aboluowang)