5 nhóm người kỵ với trái bưởi, tuyệt đối không nên ăn, bác sĩ nhấn mạnh: Bưởi rất tốt nhưng ăn sai cách có thể gây tử vong
Bưởi là trái cây quen thuộc, giàu vitamin và rất tốt cho sức khỏe, sắc đẹp. Tuy nhiên, không phải ai ăn bưởi cũng tốt, nên cẩn trọng để không để lại những hậu quả đáng tiếc.
- 11-09-2021Ăn bưởi xong chớ vứt vỏ, hãy tận dụng để làm 4 điều này: Vừa làm món ăn vừa có thể làm chất tẩy rửa, chống côn trùng
- 01-03-2021Tháng 3 mùa hoa bưởi: Vừa đẹp, thơm lại vừa làm thuốc chữa bệnh siêu hay
- 12-02-2021Tết này ăn bưởi đừng bao giờ vứt vỏ, tận dụng để chữa bệnh và giảm cân sẽ nhận được tác dụng kỳ diệu trong thời gian ngắn
Bưởi là một loại cây thuộc họ cam quýt cận nhiệt đới, mọng nước và chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, kali, magie và chất xơ. Ngoài cung cấp nước, dinh dưỡng cho cơ thể, trái bưởi nổi tiếng có nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tiêu hóa, điều hòa huyết áp hay trẻ hóa làn da, hỗ trợ giảm cân.
Là loại trái cây yêu thích của rất nhiều người, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng có 5 nhóm người sau không nên ăn bưởi, đó là:
1. Người có hệ tiêu hóa kém
Do giàu chất xơ và nước nên bưởi có thể làm cho nhu động đường tiêu hóa diễn ra quá nhanh, gây ra đau bụng, tiêu chảy.
Chất xơ và vitamin C trong bưởi cũng khiến cho những người đang bị rối loạn tiêu hóa tình trạng thêm trầm trọng, tốt nhất là ăn ít hoặc không nên ăn.
2. Người bị bệnh thận
Nhiều loại trái cây vốn được khuyến khích sử dụng hàng ngày vì tốt cho sức khỏe, nhưng với người bị suy thận thì phải chú ý kiêng khem rất nhiều, trong đó có quả bưởi.
Bưởi chứa nhiều kali khiến lượng kali trong cơ thể tăng nhanh, gây áp lực lên thận, làm trầm trọng thêm tình trạng suy giảm chức năng thận. Đặc biệt, khi thận yếu hoặc bệnh thận đã nặng, không thể đào thải kali, có thể gây ra tim đập nhanh, rối loạn đa chức năng, thậm chí là tử vong.
3. Người bị bệnh dạ dày, tá tràng, viêm tụy
Bưởi chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C, nên người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên ăn nó.
Các thành phần trong bưởi sau khi vào dạ dày làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng, nhất là bưởi chua.
4. Người đói không nên ăn bưởi
Nhiều người thường ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi khi đói vì cho rằng nó có vị ngọt nên cung cấp năng lượng nhanh, hoặc vì mục đích giảm cân, đây đều là thói quen sai lầm.
Thực chất, trong bưởi chứa một lượng axit rất lớn, ăn khi đói sẽ làm hại dạ dày của bạn. Do đó, chỉ nên ăn bưởi sau khi đã ăn cơm hay 1 chút gì đó lót dạ, khi đó nó sẽ phát huy tác dụng cải thiện tiêu hóa và hạn chế việc tăng cholesterol trong máu.
5. Người đang dùng thuốc
Bưởi chứa thành phần furanocoumarin, khi kết hợp với 1 số loại thuốc sinh ra các phản ứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vì vậy, chuyên gia y tế khuyến cáo tuyệt đối không nên ăn bưởi khi đang dùng 6 loại thuốc sau: thuốc hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống động kinh.
Ngoài ra, từng có 1 vài trường hợp bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng bị ngộ độc vì ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi. Cụ thể, nhẹ thì đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim… nghiêm trọng còn có thể dẫn đến đột tử. Vì vậy, tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ về việc sử dụng bưởi với bất kỳ mục đích gì khi đang uống bất cứ loại thuốc nào.
Nguồn và ảnh: ETtoday, The Sun, Eat This
Pháp luật và bạn đọc