5 thói quen khi gội đầu khiến tóc rụng, tuổi thọ cũng giảm theo: Bất kể nam hay nữ đều mắc phải nên cần đặc biệt chú ý
Những nghiên cứu mới nhất cho thấy vấn đề rụng tóc không chỉ ảnh hưởng lớn đến vẻ bề ngoài, sự tự tin của mỗi người mà còn để lại những hậu quả đáng buồn về mặt tâm lý và chất lượng sống, thậm chí đó còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Rụng tóc là hiện tượng phổ biến mà không ít người gặp phải. Nếu tình trạng đó diễn ra từ từ trong nhiều năm, bạn sẽ bị hói.
Ở Anh, khoảng một nửa số nam giới bị hói khi tới tuổi 50. Tình trạng này bắt đầu từ những năm 20 tuổi khi tóc bắt đầu rụng và mỏng dần ở đỉnh đầu và gần thái dương.
Phụ nữ cũng trải qua nỗi buồn này nhưng muộn hơn, thường ở giai đoạn mãn kinh.
Rụng tóc có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Rụng tóc ảnh hưởng cả về mặt tam lý lẫn sức khỏe. Ảnh: Internet
Nói về tác hại của việc rụng tóc, trước tiên phải nói về vấn đề tâm lý. Người bị bệnh lý rụng tóc luôn cảm thấy tự ti về mái tóc cũng như ngoại hình của mình, luôn xa lánh đám đông, ngại làm đẹp vì sợ tình trạng rụng tóc ngày càng nghiêm trọng.
Các cụ xưa vẫn có câu "Cái răng cái tóc là góc con người", chính vì thế vẻ đẹp của mái tóc mang đến sự tự tin, ngoại hình thu hút hơn. Và ngược lại, một mái tóc "gặp vấn đề" sẽ khiến "chủ nhân" cảm thấy lo lắng, tự ti.
Về sức khỏe, người bị rụng tóc thường lo lắng, stress, suy nhược nếu tình trạng đó kéo dài. Hệ miễn dịch suy yếu, rất dễ mắc bệnh nguy hiểm. Chính vì thế, bạn nên lựa chọn những giải pháp phù hợp để điều trị bệnh một cách phù hợp, hiệu quả, kịp thời.
Với những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của vấn đề rụng tóc, bạn nên lựa chọn những giải pháp phù hợp, khắc phục tình trạng từ khi mới bắt đầu. Theo thống kê của Viện Da liễu Mỹ, mọi người thường rụng khoảng 50-100 sợi tóc mỗi ngày. Nếu số lượng tóc của bạn mất đi nhiều hơn, bạn nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ vì đây là một trong những "triệu chứng" của rụng tóc bệnh lý, thậm chí là ung thư.
5 thói quen gội đầu sai lầm khiến mái tóc bạn "không cánh mà bay"
Đừng chủ quan khi rụng tóc nhiều bởi vì đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Ảnh: Internet
Thói quen 1: Để dầu gội tiếp xúc trực tiếp với da đầu mà không tạo bọt
Nhiều người thường thoa dầu gội trực tiếp lên da đầu mà không tạo bọt trước. Các chuyên gia chăm sóc tóc cho biết đây là cách làm sai lầm, âm thầm gây hại cho tóc. Chúng ta quen thoa dầu gội lên cùng 1 vị trí nên hầu hết hóa chất trong dầu gội đầu sẽ tập trung ở một vùng nhất định trên đầu. Sau một thời gian dài, khoảng từ 5 đến 10 năm, bạn có thể nhận thấy vùng này sẽ ít tóc hơn, do các chất hóa học của dầu gội vẫn còn sót lại ở khu vực đó theo thời gian.
Về vấn đề này, chuyên gia khuyến cáo, mọi người nên tạo bọt dầu gội trước tiên, sau đó xoa từ đuôi tóc lên da đầu. Đây là phương pháp gội đầu tốt nhất.
Thói quen 2: Dùng dầu gội khi tóc chưa đủ ướt
Đây cũng là một trong những sai lầm rất phổ biến nhất. Chuyên gia làm tóc giải thích, do tác dụng của dầu gội là lấy đi phần " dầu thừa " ở gốc tóc. Nếu trước khi gội đầu chúng ta không rửa sạch các chất bẩn dễ tan trong nước như bụi thì khi gội và vò tóc sau đó, bụi bẩn sẽ tiếp tục cọ xát vào tóc và làm hỏng các sợi tóc.
Những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại âm thầm "tước đi sự sống" của tóc. Ảnh: Intenret
Thói quen 3: Bắt đầu gội đầu mà không chải đầu
Nếu chải tóc không kỹ hoặc không quen với các sản phẩm chăm sóc tóc thì dễ gây ra hiện tượng bết tóc trong quá trình gội đầu. Chuyên gia giải thích rằng do bản thân dầu gội đầu là một chất có tính kiềm nên sẽ khiến tóc bị rụng. Bởi vậy, nếu không chải tóc trước, tóc sẽ rối gấp đôi. Từ đó, một mớ tóc sẽ "bay mất".
Thói quen 4: Chỉ gội đầu một lần
Mặc dù hầu hết mọi người chỉ gội đầu một lần là bình thường, nhưng trong mắt các thợ làm tóc, tóc ít nhất phải được gội 2 lần. Chức năng của dầu gội là "loại bỏ dầu thừa". Do đó, nếu tóc bạn nhiều dầu thì một lần gội có lẽ sẽ giữ lại một phần dầu trên da đầu hoặc chân tóc. Bởi vậy, lần gội đầu thứ hai là hết sức quan trọng. Đây là bước để đảm bảo rằng tất cả dầu thừa được lấy đi.
Thói quen 5: Chà xát đuôi tóc quá nhiều
Nhiều phụ nữ có mái tóc dài đặc biệt dễ gặp phải vấn đề này. Nhưng trên thực tế, hành động chà xát này có khả năng gây tổn thương cho tóc. Ngược lại, với quy trình gội đầu ở salon tóc, các chuyên gia làm tóc thường chỉ xoa phần "da đầu hoặc chân tóc".
Lý do là các đuôi tóc thường ít nhờn, vì vậy để làm sạch chỉ cần chú ý đến vùng nhiều dầu thừa mà thôi. Nguyên tắc gội đầu đúng là "làm sạch chân tóc và da đầu bằng cách dùng năm ngón tay mở nhẹ nhàng xoa bóp".
Cách chữa rụng tóc hiệu quả nhất hiện nay
Chỉ cần chú ý 1 chút và chăm sóc cẩn thận, bạn không những có thể sở hữu mái tóc đẹp mà còn có sức khỏe tốt. Ảnh: Aboluowang
Không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ, tóc rụng nhiều còn đặc biệt nguy hiểm vì nó là dấu hiệu của rất nhiều loại bệnh. Vậy nên, bạn phải biết cách chữa rụng tóc để ngăn chặn kịp thời
1. Chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng
Cách chữa rụng tóc tốt nhất, khắc phục tóc rụng là bạn phải điều trị từ bên trong bằng cách bổ sung cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng. Như các bạn đã biết chất đạm, kẽm chất khoáng và các loại vitamin H, B, B5 + Biotin ảnh hưởng đến mái tóc rõ rệt, chúng có thể cân bằng tốt nội tiết tố trong cơ thể. Vậy nên để tóc khỏe mạnh, bạn nên chú ý bổ sung các chất này.
2. Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, sống thoải mái
Để hạn chế tóc rụng nhiều, bạn cần thiết lập và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh: ngủ đúng giờ, không thức khuya, ăn uống hợp lý, đủ chất. Ngoài ra, bạn cần biết cách loại bỏ phiền muộn, tránh tạo cho mình áp lực, hãy thoải mái và nhìn mọi việc đơn giản nhất có thể.
Theo Aboluowang