5 tính cách giúp bạn “lên như diều gặp gió” trong sự nghiệp
Đừng sống mà không có động lực, nếu không có, hãy tự tạo ra. Không ai nắm tay dẫn dắt bạn cả đời hay luôn bên cạnh để giám sát bạn.
- 03-11-201612 sai lầm chết người trong sự nghiệp mà ai cũng dễ mắc phải
- 31-10-2016Đo lường sự hài lòng và gắn kết của nhân viên: Hành động cấp thiết của lãnh đạo doanh nghiệp
- 25-10-2016Sự nghiệp của bạn tiến được bao xa, 90% phụ thuộc vào điều này
- 20-10-2016Mỹ Linh: "Thành công trong sự nghiệp, đương nhiên tôi sẽ không đảm việc nhà"
- 04-09-20167 sai lầm trong sự nghiệp của đàn ông trung niên ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống
- 06-07-2016Khoa học chứng minh: Càng ế càng dễ làm nên sự nghiệp!
Có động lực
Không có động lực chỉ khiến hiệu quả công việc không được hoàn mỹ; và do đó, bạn có thể gây “ác cảm” với sếp và đồng nghiệp.
Cảm thấy thú vị về công việc của mình là phương pháp tuyệt vời giúp chất lượng công việc được cải thiện. Bạn có thể tìm hiểu kỹ năng mới, tham gia vào mạng lưới nhân viên hoặc tìm cách giúp đỡ đồng nghiệp.
Nếu bằng nhiều phương pháp mà bạn vẫn không thể yêu thích công việc, có lẽ đó là thời gian để thay đổi. Xem xét việc tham gia một vai trò mới tại công ty, thay đổi nghề nghiệp, hoặc làm một cuộc “tổng đại tu” công việc. Bởi rất có thể, sự nghiệp bạn chọn không phù hợp với bạn.
Một nhân viên có động lực là người có niềm đam mê “truyền nhiễm” cho công việc và những người khác. Anh/cô ấy không phải yêu cầu đến lần thứ 2 để hoàn thành công việc. Họ sẵn sàng nhảy vào giúp đỡ một dự án, lãnh đạo một nhóm và thực sự quan tâm đến công việc của mình. Những nhân viên như vậy luôn được đánh giá cao và hoàn thành công việc xuất sắc.
Dễ thích nghi
Nhiều nhà tuyển dụng luôn phải phát triển và thay đổi để theo kịp cạnh tranh. Bạn có sẵn sàng phát triển và thay đổi theo họ?
Lẽ dĩ nhiên, những nhân viên không chịu thay đổi và khăng khăng làm mọi thứ theo cách cũ sẽ bị bỏ lại phía sau. Nếu muốn sự nghiệp tiến lên phía trước, bạn cần phải sẵn sàng hỗ trợ ông chủ bất cứ lúc nào.
Thay vì chống lại những ý tưởng và phương pháp thực hiện công việc mới, hãy linh hoạt và cởi mở hơn với những ý tưởng khác lạ. Thay đổi mang lại nhiều điều tích cực cho sự nghiệp của bạn. Bạn có thể tìm thấy chính mình trong một vai trò mới và có thể, đó chính là bước đệm giúp bạn leo lên những bậc thang cao hơn.
Chính trực
Bạn có bao giờ lấy trộm đồ từ văn phòng? Hay rời chỗ làm việc sớm hơn khi không có ai để ý? “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, nhiều lần tái phạm như vậy, sẽ có ngày bạn bị “bắt quả tang”.
Cho dù có người giám sát hay không, hãy cư xử như thể CEO đang ngồi ngay bên cạnh. Điều này khiến sếp sẽ luôn yêu quý và tin tưởng bạn.
Có kỷ luật
Nếu bạn hy vọng sẽ trở thành ông chủ vào một ngày nào đó, bạn cần phải làm việc có kỷ luật. Nếu không thể quản lý chính mình, vậy làm sao sếp của bạn sẽ để bạn quản lý những người khác? Do đó, bạn không chỉ cần đúng giờ trong công việc mà phải chống lại được những cám dỗ tầm thường.
Cũng nên nhớ rằng, kỷ luật còn quan trọng hơn việc kiểm tra danh sách công việc phải làm. Bên cạnh đó, thái độ làm việc cũng rất quan trọng. Một nhân viên thực hiện công việc tốt với thái độ khó chịu cũng rất khó tiến xa trong sự nghiệp.
Tốt bụng
Bạn không cần thiết phải làm tất cả vì người khác mà quên đi bản thân để thể hiện cho mọi người thấy mình là người tốt bụng. Nhưng cũng không vì lẽ đó mà chỉ biết đến bản thân. Đừng nên quá tập trung vào tiến bộ mà bỏ qua những cảm xúc và nhu cầu của những người xung quanh.
Làm việc hiệu quả, chăm chỉ giúp bạn thành công, nhưng nếu có được sự yêu mến của sếp và đồng nghiệp, sự nghiệp của bạn sẽ dễ dàng tiến xa hơn. Những người dễ mến thường dễ dàng hơn trong công việc và nhận được nhiều hỗ trợ đồng nghiệp.
Vì vậy, hãy suy nghĩ hai lần trước khi bạn có dự định ăn cắp ý tưởng của đồng nghiệp hoặc làm điều gì tương tự như vậy.