50% phụ nữ từng mắc bệnh này ít nhất 1 lần: Cẩn thận kẻo có thể dẫn đến suy thận
Khoảng 50% phụ nữ bị nhiễm trùng này ít nhất một lần trong đời. Nguyên nhân là do lỗ tiểu gần với âm hộ, hậu môn là 2 nguồn có nhiều vi sinh vật gây bệnh rất dễ bị lây nhiễm gây viêm đường tiểu.
- 16-07-2017Đã để suy thận mãn là không thể phục hồi: 8 dấu hiệu phải nghĩ ngay đến suy thận
- 12-07-2017Thận khoẻ thì nhiều thứ bền, nhưng bác sĩ cảnh báo có dấu hiệu sau "khéo suy thận rồi đấy"
- 12-02-2017Đừng để bị táo bón lâu ngày vì đây chính là con đường dẫn đến ung thư và suy thận
Nhiễm trùng đường tiểu xảy ra khi vi khuẩn "lẻn vào" bàng quang qua niệu đạo và chúng cứ thế sinh sôi nảy nở thêm, làm cho niêm mạc đường tiết niệu bị sưng lên.
Theo Tổ chức Thận quốc gia của Mỹ, nhiễm trùng đường tiểu là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi người bất kể lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên nữ giới có tỷ lệ bị bệnh cao hơn nam giới.
Khoảng 50% phụ nữ bị nhiễm trùng này ít nhất một lần trong đời. Nguyên nhân là do lỗ tiểu gần với âm hộ, hậu môn là 2 nguồn có nhiều vi sinh vật gây bệnh rất dễ bị lây nhiễm gây viêm đường tiểu.
Đối tượng dễ mắc bệnh
Phụ nữ mang thai, bệnh nhân tiểu đường , những người có vấn đề về thận; người cao tuổi, bệnh nhân suy giảm miễn dịch...
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Các triệu chứng ban đầu của nhiễm trùng đường tiểu là đi tiểu nhiều lần, có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đau bụng dưới và nước tiểu có nhiều bọt hoặc có mùi bất thường.
Nếu không được điều trị sớm, tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng khiến các mầm bệnh di chuyển ngược lên các niệu quản và đến thận. Các triệu chứng có thể là đau ở thắt lưng, sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn mửa.
Hậu quả khi không điều trị kịp thời
Đầu tiên, nhiễm trùng lây lan sang một hoặc cả hai thận. Nếu nhiễm trùng kéo dài, chức năng thận có thể bị hư hỏng và dẫn đến suy thận hoặc hoàn toàn mất chức năng thận.
Nguy hiểm hơn, các sinh vật lây nhiễm đôi khi đi vào máu và có thể lây nhiễm sang các cơ quan khác, trong trường hợp hiếm gặp có thể gây ra nhiễm trùng máu và tử vong.
Cách xử lý khi bị nhiễm trùng đường tiểu
Việc trước tiên bạn cần làm là cần đi khám để được xác định bệnh, từ đó sẽ được điều trị càng sớm càng tốt để bệnh nhanh khỏi, không để trở thành mạn tính hoặc biến chứng.
Cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu đơn giản nhất
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Y Miami (Mỹ) đã tìm thấy một giải pháp đơn giản để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu, đó là uống thêm nước.
"Uống nước là một cách dễ dàng và an toàn để ngăn ngừa chứng bệnh luôn gây sự bất tiện và phiền toái cho người bệnh", chuyên gia Thomas M.Hooton cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên 140 phụ nữ tiền mãn kinh khỏe mạnh bị nhiễm trùng đường tiểu ít nhất 3 lần vào năm ngoái và hàng ngày có thói quen uống ít nước.
1/2 trong số tình nguyện viên được yêu cầu uống thêm 1,5 lít nước mỗi ngày, trong khi những người còn lại tiếp tục duy trì như mức bình thường. Những đối tượng này được theo dõi trong vòng một năm.
Kết quả cho thấy nhóm phụ nữ uống thêm nước giảm đi 48% rủi ro nhiễm trùng đường tiểu, đồng thời giảm 47% khả năng dùng thuốc kháng sinh để chữa trị chứng bệnh này.
Uống thêm nước làm giảm rủi ro nhiễm trùng đường tiểu bằng cách tăng tần suất tống khứ vi khuẩn ra khỏi bàng quang, đồng thời giảm mật độ vi khuẩn xâm nhập bàng quang từ âm đạo.
Ngoài ra, để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu, bạn không nên nhịn tiểu. Bạn nên vận động cơ thể hàng ngày, hàng ngày cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận vùng kín.
Lưu ý, phụ nữ không rửa từ phía sau ra phía trước để tránh đưa chất bẩn từ hậu môn vào đường tiết niệu và bộ phận sinh dục ngoài.
* Theo Prevention
Trí thức trẻ