6 bí quyết để ứng dụng thiền vào cuộc sống hàng ngày
Khoa học đã chứng minh, thiền định là biện pháp luyện tập mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe. Tuy nhiên, rất nhiều người trong chúng ta lại gặp rất nhiều khó khăn để có thể tĩnh tâm và ngồi thiền đúng cách khi mà những áp lực từ công việc, từ trách nhiệm gia đình, xã hội vẫn đang đè nặng lên vai.
- 09-10-201610 lời khuyên răn của thiền sư Thích Nhất Hạnh giúp bạn sống tốt và hạnh phúc hơn
- 12-09-2016Thiền giảm căng thẳng, tăng tư duy sáng tạo và giúp bạn thành công như thế nào?
- 08-09-2016Bác sĩ "thổi bay" ung thư phổi: Rảnh là thiền
- 20-08-2016KTS Võ Trọng Nghĩa: “Học 10 ngày về thiền sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn”
- 29-07-2016Thiền và 10 điều bạn không biết hoặc chưa hiểu đúng
- 27-07-2016"Tập trung tâm trí vào hành động, hạnh phúc có thể đến trong lúc bạn uống trà" - Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- 22-07-2016Thiền sư Thích Nhất Hạnh: "Bạn là chính mình nhưng tốt đẹp hơn nhờ làm theo những hướng dẫn này"
Hãy thử áp dụng những biện pháp sau đây, bạn sẽ có thể dễ dàng tìm được sự thanh tịnh trong khi ngồi thiền và điều đó sẽ giúp cải thiện sức khỏe về cả tinh thần lẫn thể chất của bản thân.
1. Hãy bắt đầu một cách chậm rãi
Chúng ta ai cũng bận rộn trong khi việc thiền định lại cần một khoảng thời gian tương đối để luyện tập và làm quen. Các chuyên gia khuyên, bạn nên bắt đầu một cách từ từ, chậm rãi bằng cách chọn một khoảng thời gian nhất định trong ngày để luyện tập để não bộ của bạn sẽ quen với thời gian tập thiền này.
Hãy bắt đầu với những bài tập thở vào các giờ nghỉ giải lao như nghỉ trưa chẳng hạn. Hãy cố gắng thiền ngay sau khi bạn vừa ngủ dậy và nhớ chú tâm vào tập thở một cách nhịp nhàng nhất.
2. Để cơ thể ở trạng thái thoải mái nhất
Đừng ép buộc cơ thể mình tiến vào trạng thái thiền định. Bạn càng cố thì sẽ càng khó để tĩnh tâm và thiền định bởi lúc đó trong đầu bạn sẽ liên tục vang lên suy nghĩ, làm thế nào để tĩnh tâm, làm sao để gạt bỏ suy nghĩ của mình đi và những suy nghĩ này sẽ cứ thế tồn tại khiến bạn càng khó đi vào trạng thái thiền hơn.
Để khắc phục được điều này, hãy bình tĩnh, để cơ thể ở trạng thái thoải mái nhất và đừng thúc ép bản thân mình đi vào trạng thái thiền. Trên thực tế, thiền tạo ra một mối liên kết giữa bạn với chính cơ thể mình, hãy để mối liên kết này phát triển một cách tự nhiên.
3. Lắng nghe cơ thể
Một trong những mục đích của việc luyện thiền hàng ngày đó là trong lúc tĩnh tâm, bạn có thể lắng nghe được cơ thể của mình. Hãy thả lỏng một cách tự nhiên và thư giãn nhất, cố gắng làm điều này với mọi bộ phận của cơ thể.
Hãy tập trung sự chú ý của mình vào từng bộ phận trên cơ thể để thả lỏng và thư giãn các cơ bắp tại đó một cách hiệu quả nhất.
4. Đón nhận tất cả cảm xúc của bản thận
Hãy tập trung đón nhận tất cả những cảm xúc, những trải nghiệm mà bạn gặp trong ngày bất kể chúng là cảm xúc tiêu cực hay tích cực đi chăng nữa. Việc chấp nhận tất cả những cảm xúc này giúp bạn dễ dàng để chúng trôi đi và đạt được sự yên bình trong tâm trí.
Đây là thứ đặc biệt cần thiết và cũng là mục tiêu của việc thiền định.
5. Tìm một nhóm có thể tập luyện cùng
Nếu bạn quá bận rộn và cảm thấy khó để có thể tự mình nghiên cứu và tập luyện thì hãy kiếm một người bạn hay một nhóm bạn để giúp đỡ mình tập thiền hàng ngày. Một người bạn đáng tin cậy hay một nhóm nhỏ có thể giúp bạn có động lực hơn trong việc tĩnh tâm, thiền định hàng ngày.
Với công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc tìm các nhóm luyện thiền, các câu lạc bộ thiền như vậy cũng không có gì quá khó cả. Ngoài ra, việc giao lưu với các nhóm luyện thiền sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin cũng như cởi mở hơn rất nhiều.
Đây cũng là yếu tố giúp việc tĩnh tâm thiền định của bạn trở nên dễ dàng hơn.
6. Sử dụng các công cụ hỗ trợ
Hiện nay, có rất nhiều công cụ hỗ trợ cho việc luyện thiền và tĩnh tâm, dễ thấy nhất là những apps di động hướng dẫn việc thở sao cho đúng cách, hướng dẫn cách gạt bỏ cảm xúc, làm tâm trí bạn trở nên tĩnh lặng, yên bình hơn để nhanh chóng đạt được trạng thái thiền như mong muốn…
Hãy thử áp dụng chúng, bạn sẽ thấy được hiểu quả ngay thôi.