MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

6 điều “đại kỵ” cần lưu ý khi ăn cà chua: Dùng sai cách khiến nguy cơ nhiễm độc tăng cao và cực hại dạ dày

21-10-2021 - 18:31 PM | Sống

6 điều “đại kỵ” cần lưu ý khi ăn cà chua: Dùng sai cách khiến nguy cơ nhiễm độc tăng cao và cực hại dạ dày

Ăn cà chua sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, chống huyết khối và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch. Tuy nhiên, bạn cần chú ý sử dụng đúng cách, và kết hợp đúng thực phẩm.

Cà chua là loại rau củ quả rất được nhiều người ưa thích trong các bữa ăn hằng ngày, vừa giàu giá trị dinh dưỡng, vừa có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên để giá trị dinh dưỡng cà chua mang lại được tốt nhất và tránh gặp phải những trường hợp ngộ độc đáng tiếc, chúng ta cần chú ý kiêng ăn cà chua với một số loại thực phẩm.

Không nên ăn với dưa chuột

Dưa chuột chứa một loại enzym có chức năng phân hủy lượng vitamin C dồi dào trong các loại rau củ khác khi được ăn kèm. Trong khi đó, cà chua là loại rau quả đặc trưng giàu lượng vitamin C vì vậy nếu ăn hai loại rau củ này ăn cùng nhau, vitamin C từ cà chua sẽ bị phá hủy bởi các enzym phân hủy trong dưa chuột, từ đó tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng không đạt được.

6 điều “đại kỵ” cần lưu ý khi ăn cà chua: Dùng sai cách khiến nguy cơ nhiễm độc tăng cao và cực hại dạ dày - Ảnh 1.

Nhiều người có thói quen trộn salad dưa chuột cùng cà chua cần thay đổi ngay. (Ảnh: Times India)


Không nên ăn khi đang dùng thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu có chức năng ngăn chặn gián tiếp quá trình tích tụ máu đông trong cơ thể và đặc biệt kháng với vitamin K.

Cơ thể thiếu vitamin K, thời gian tích tụ máu đông được kéo dài hơn do quá trình tổng hợp prothrombin bị hạn chế. Vì vậy, để thuốc chống đông máu đạt được hiệu quả tốt nhất, chúng ta nên tránh những thực phẩm chứa nhiều vitamin K và cà chua là một trong số đó.

Không nên ăn khi bụng đói

Cà chua chứa một số lượng lớn chất làm hòa tan các thành phần dinh dưỡng khác. Nếu ăn khi đói, cà chua sẽ phản ứng với axit dịch vị và ngưng tụ thành các cục không hòa tan, không tốt cho sức khỏe.

Không nên ăn cà chua chưa “trưởng thành”

Cà chua xanh có chứa alkaloid glycoside (solanin), là những tinh thể hình kim, rất bền với kiềm, nhưng có thể bị thủy phân bởi axit.

Sau khi ăn những quả cà chua xanh chưa chín, chúng ta sẽ có cảm giác khó chịu, từ biểu hiện đắng miệng, khó nuốt đến những trường hợp nặng như ngộ độc hay tiêu chảy cấp.

6 điều “đại kỵ” cần lưu ý khi ăn cà chua: Dùng sai cách khiến nguy cơ nhiễm độc tăng cao và cực hại dạ dày - Ảnh 2.

Ăn cà chua chưa trưởng thành rất dễ bị tiêu chảy và ngộ độc. (Ảnh: Irish mirror)

Không nên ăn sau khi đun nấu qua thời gian dài

Sau một thời gian dài đun nấu, cà chua sẽ mất đi dinh dưỡng và mùi vị ban đầu do chất lycopene dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt và oxy, làm mất tác dụng chăm sóc sức khỏe. Do đó, để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể cần tránh đun nấu cà chua ở nhiệt độ cao và trong thời gian.

Người dạ dày yếu không nên ăn nhiều cà chua

Trung y cho rằng cà chua có tính lạnh, những người yếu ruột và dạ dày nếu ăn nhiều cà chua sẽ có hại cho sức khỏe. Vì vậy, những bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp tính, lỵ trực trùng (nhiễm khuẩn) cấp tính và bệnh viêm loét ruột đang hoạt động thì không nên quá nhiều cà chua, tình trạng bệnh có thể trở nặng bất cứ lúc nào.

6 điều “đại kỵ” cần lưu ý khi ăn cà chua: Dùng sai cách khiến nguy cơ nhiễm độc tăng cao và cực hại dạ dày - Ảnh 3.

Chế biến cà chua thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau. (Ảnh: Splendid Table)

Tác dụng của cà chua đối với sức khỏe

Thúc đẩy quá trình tiêu hóa

Cà chua rất giàu axit hữu cơ như axit malic và axit xitric, những chất này sẽ thúc đẩy quá trình tiết axit dịch vị trong cơ thể con người, tăng nồng độ axit dịch vị, tác động đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa năng lượng (chất béo, protein) cũng như giúp phục hồi các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Những bệnh nhân đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa, táo bón có thể ăn nhiều cà chua để thúc đẩy quá trình sửa chữa đường tiêu hóa, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.

6 điều “đại kỵ” cần lưu ý khi ăn cà chua: Dùng sai cách khiến nguy cơ nhiễm độc tăng cao và cực hại dạ dày - Ảnh 4.

Cà chua rất tốt cho sức khỏe mọi lứa tuổi. (Ảnh: Getty)

Chống huyết khối

Cà chua có tác dụng chống huyết khối rất tốt và ngăn ngừa những bệnh liên quan đến tim mạch vành, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh khác. Cà chua có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất khi ăn sống với số lượng một mỗi ngày là đủ.

Khi thức dậy vào buổi sáng, cơ thể không đủ nước, máu rất dễ đông lại, để cải thiện tình trạng cơ thể bạn nên bổ sung cà chua (nước ép cà chua, salad cà chua), vừa có chức năng bổ sung nước, vừa làm sạch máu mà còn ngăn ngừa những cục máu đông.

6 điều “đại kỵ” cần lưu ý khi ăn cà chua: Dùng sai cách khiến nguy cơ nhiễm độc tăng cao và cực hại dạ dày - Ảnh 5.

Cà chua là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày. (Ảnh: The Mirror)

Tốt cho tim mạch

Cà chua có hàm lượng lycopene rất cao, sẽ giúp ức chế sự tổng hợp cholesterol trong tế bào và làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, do đó ngăn ngừa được sự xuất hiện của các bệnh tim mạch, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, xơ cứng động mạch và nhiều loại bệnh khác. Đặc biệt, những người thích ăn cà chua lâu dài sẽ giảm được xác suất mắc bệnh mạch vành tim.

Những hiệu quả tốt cho sức khỏe như trên đã đủ thuyết phục để chúng ta ăn cà chua mỗi ngày hay chưa? Theo lời khuyên của NHS (Sở Y tế Hoa Kỳ), nếu tuân thủ ăn 1 quả cà chua có kích thước vừa hoặc 7 quả cà chua bi mỗi ngày, sức khỏe cơ thể sẽ được cải thiện đáng kể, đặc biệt phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch. 

Và tất nhiên, bạn hãy luôn nhớ 6 điều “đại kỵ” khi ăn cà chua, để giá trị dinh dưỡng cà chua mang lại cho cơ thể tốt nhất.

Theo Aboluowang

Lưu Ly

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên