MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

6 điều nhỏ nhặt nhưng mang lại bước ngoặt thần kỳ cho tuổi thọ: Sức khỏe hay bệnh tật do thói quen quyết định!

18-12-2023 - 07:01 AM | Sống

Lối sống của bạn là tuổi thọ của bạn. Bệnh tật, có thể được tích lũy dần dần thông qua những lựa chọn sai lầm, cũng có thể từ từ được chữa khỏi nhờ những thay đổi đúng đắn.

Giáo sư tâm thần học David Servan-Schreiber bị u não ở tuổi 31. 5 năm sau ca phẫu thuật đầu tiên, bệnh tình của ông một lần nữa tái phát.

Các bác sĩ nói rằng thời gian sống trung bình sau đợt tái phát này thường là 12 đến 18 tháng, tối đa là 5 năm, bác sỹ David cũng đã phải học cách sống để chung sống với căn bệnh này, đồng thời bắt đầu tìm hiểu xem lối sống của chúng ta, chẳng hạn như những gì chúng ta ăn, cách chúng ta chăm sóc bản thân và chất lượng các mối quan hệ của chúng ta quyết định sự phát triển của bệnh tật ra sao? Lối sống nào có thể ngăn ngừa bệnh và trì hoãn sự khởi phát của bệnh càng lâu càng tốt?

Trong những ngày đặc biệt này, bác sỹ David đã học cách chú ý và lắng nghe những tín hiệu do cơ thể gửi đến.

Sau cùng, từng được bác sĩ kết án với thời gian sống tối đa là 5 năm, ông đã sống thêm được 19 năm nữa.

Ông đề xuất rằng mọi thay đổi trong lối sống sẽ khiến bản thân người bệnh cảm thấy tốt hơn, khỏe mạnh hơn và sống cho hiện tại hơn, không chỉ về thể chất mà còn cả tinh thần.

Để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn cần chú ý 6 điều này trong cuộc sống.

1. Tình yêu thương và các mối quan hệ thân thiết

Khu vực có tỷ lệ người trăm tuổi cao nhất thế giới được gọi là "vùng xanh".

Các "vùng xanh" này có xu hướng có một số điểm chung:

Cộng đồng nhỏ, các thành viên trong gia đình gần gũi, mọi người giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau.

Chẳng hạn, ở Okinawa, một dự án "Nghiên cứu về người trăm tuổi trên đảo Okinawa" bắt đầu vào năm 1975 đã phát hiện ra rằng những người sống tới trăm tuổi ở đây có thân hình cực kỳ mảnh mai, khỏe mạnh, họ tràn đầy năng lượng, và có tỷ lệ mắc bệnh tim và ung thư thấp.

Trong suốt nhiều năm, họ đã thành lập và duy trì "bộ lạc" của riêng mình, mới mọi người giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cùng nhau bàn kỹ thuật trồng trọt, giúp đỡ các thành viên khi mùa màng thất bát...

Những "bộ lạc" này giống như một gia đình lớn, chia sẻ tài nguyên, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong những lúc đau buồn.

Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy việc dành thời gian để hỗ trợ, ủng hộ người khác mang lại cho chúng ta lợi ích cả về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời cải thiện khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể.

Dây thần kinh phế vị trong não điều chỉnh nhịp tim theo nhịp thở của cơ thể, được kết nối với hệ thần kinh đối giao cảm, giúp chúng ta thư giãn.

Từ quan điểm sinh học, sức căng của dây thần kinh phế vị càng tốt, biến thiên nhịp tim càng lớn, tỷ lệ mắc bệnh tim càng thấp hơn, chức năng miễn dịch và lượng đường trong máu cũng sẽ tốt hơn.

Khi hình thành và củng cố các mối quan hệ thân thiết với những người khác, tín hiệu dây thần kinh phế vị sẽ tăng lên.

Việc mọi người có các nhóm xã hội riêng bên ngoài gia đình và người thân có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và tuổi thọ.

Theo một nghiên cứu của Đại học George Washington, những phụ nữ bị ung thư vú có nhiều "mối quan hệ thân thiết không phải ruột thịt " sẽ sống lâu hơn những người có ít hơn.

6 điều nhỏ nhặt nhưng mang lại bước ngoặt thần kỳ cho tuổi thọ: Sức khỏe hay bệnh tật do thói quen quyết định! - Ảnh 1.

2. Áp lực và khả năng phục hồi

Căng thẳng xuất hiện trong mọi khía cạnh của cuộc sống và khi gặp khủng hoảng, chúng ta có một phản ứng sinh lý bản năng: chiến đấu hoặc bỏ chạy.

Áp lực quá lớn, từ việc thỉnh thoảng cảm thấy căng thẳng vì những sự việc khẩn cấp đến việc sống trong áp lực trong thời gian dài, không chỉ gây ra tâm lý, cảm xúc tiêu cực mà còn gây tổn thương về thể chất.

Theo các nhà tâm lý học về sức khỏe, một trong những cách phòng chống bệnh tật tốt nhất là tìm thấy sự bình an bên trong nội tâm.

Trong một thế giới đầy căng thẳng, những đám mây ảm đạm có mặt khắp mọi nơi.

Bước ra khỏi thế giới căng thẳng là một bước quan trọng để có một cuộc sống lành mạnh.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Los Angeles phát hiện ra rằng nhân viên điều dưỡng thường phải đối mặt với áp lực cao trong thời gian dài.

Và việc thực hành thiền yoga được thiết kế đặc biệt trong 12 phút mỗi ngày có thể giúp họ thay đổi trạng thái của mình.

Sợ hãi, lo lắng, trầm cảm, buồn bã và căng thẳng có thể kích hoạt đủ loại cảm xúc tiêu cực, tuy nhiên, cách tốt nhất để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực là chấp nhận, để chúng xảy tới và trải nghiệm chúng một cách tự nhiên.

Mọi cảm xúc rồi sẽ qua, điều chúng ta phải làm là để cảm xúc được lưu động, tuyệt đối không đè nén chúng ở trong lòng.

6 điều nhỏ nhặt nhưng mang lại bước ngoặt thần kỳ cho tuổi thọ: Sức khỏe hay bệnh tật do thói quen quyết định! - Ảnh 2.

3. Nghỉ ngơi và điều chỉnh

Cuộc sống có nhịp điệu tự nhiên của mình, sức khỏe và khả năng chữa bệnh cũng vậy, cơ thể con người được tạo ra để hoạt động như một chiếc đồng hồ.

Trên thực tế, cơ thể có một số hệ thống điều tiết nội tại cân bằng chu kỳ hoạt động sinh học thông qua việc nghỉ ngơi để đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan, hệ thống miễn dịch, hệ thống hormone và hệ thống hóa học của chúng ta.

Kiểm soát các quá trình phức tạp này là "đồng hồ sinh học", nó điều chỉnh mọi khía cạnh của cơ thể, chẳng hạn như giấc ngủ, chế độ ăn uống, nhiệt độ cơ thể, sản xuất hormone, chuyển hóa insulin và glucose, tái tạo tế bào, hoạt động điện não…

Vì vậy, hiểu và tôn trọng nhịp sinh học có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe và phòng chống bệnh tật.

Tác giả Thomas Decker từng nói: "Giấc ngủ chính là sợi dây chuyền vàng gắn kết cơ thể và sức khỏe của chúng ta".

Ngủ đủ giấc có thể làm giảm nguy cơ xảy ra những điều ngoài ý muốn vào ban ngày, ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng, đồng thời cho phép chúng ta xử lý và đối phó tốt hơn với căng thẳng hàng ngày, nó cũng giúp duy trì trọng lượng cơ thể, thừa cân có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.

Người trưởng thành ngủ trung bình ít hơn 6,5 giờ mỗi ngày có nguy cơ tử vong cao hơn.

Giấc ngủ là một quá trình sửa chữa cũng như chữa lành toàn diện của cơ thể, giấc ngủ chất lượng cao cũng là một chất chống oxy hóa tự nhiên, có thể làm chậm quá trình lão hóa.

6 điều nhỏ nhặt nhưng mang lại bước ngoặt thần kỳ cho tuổi thọ: Sức khỏe hay bệnh tật do thói quen quyết định! - Ảnh 3.

4. Vận động

Công nghệ và xã hội hiện đại khiến chúng ta mắc kẹt trong trạng thái ít vận động.

Chúng ta ngồi làm việc, ngồi ăn, ngồi xem phim, ngồi ô tô, ngồi máy bay, ngồi tàu hỏa...

Chúng ta ngồi nhiều tới mức việc ngồi lâu đã trở thành một gánh nặng lớn cho sức khỏe, có hại ngang với việc hút thuốc, ăn uống thiếu chất…

Cơ thể con người có khả năng vận động bẩm sinh.

Cơ bắp, xương, gân, các cơ quan và chất lỏng được tích hợp vào một cơ thể và khi được điều khiển bởi não bộ, chúng có thể di chuyển một cách thuần thục.

Chúng ta có thể uốn, duỗi, chạy, bơi, ném… Tuy nhiên, niềm vui và sự thư giãn tới từ các hoạt động này lại thường bị bỏ qua trong cuộc sống hàng ngày.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể cải thiện đáng kể sản lượng của các chất dẫn truyền thần kinh cụ thể chịu trách nhiệm về thị lực và tinh thần, điều hòa nhịp tim, điều hòa cảm xúc và các chức năng nhận thức khác.

Một nghiên cứu trong của tạp chí "Y học và Khoa học về Thể thao và Tập thể dục" cho thấy nguy cơ tử vong ở những người không thích vận động cao gấp 5 lần so với những người thường xuyên tập thể dục thể thao.

6 điều nhỏ nhặt nhưng mang lại bước ngoặt thần kỳ cho tuổi thọ: Sức khỏe hay bệnh tật do thói quen quyết định! - Ảnh 4.

5. Ăn uống

Thức ăn là nhiên liệu, cung cấp năng lượng cho cơ thể con người, đây là một thực tế sinh học cơ bản.

Tuy nhiên, việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày của chúng ta lại bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố phức tạp như truyền thống địa phương hay sự thuận tiện….

Và hầu hết các ảnh hưởng này đều diễn ra trong thầm lặng, chúng ta không có ý thức về sự tồn tại của chúng.

Dưới sự bành trướng của ngành công nghiệp thực phẩm và quảng cáo, những loại thực phẩm có thể bổ sung calo nhanh chóng hay có thành phần dinh dưỡng đơn nhất đã trở thành lựa chọn ưu tiên của con người hiện đại.

Chức năng cơ bản của thực phẩm là cung cấp dinh dưỡng, chữa bệnh cho cơ thể và duy trì hoạt động của sự sống.

Tuy nhiên, rất nhiều bệnh tật lại đều xuất phát từ chế độ ăn uống.

Khoảng một nửa số người trưởng thành ở Hoa Kỳ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc lười vận động, và hơn 2/3 bị thừa cân hoặc béo phì.

Chỉ 1/4 người Mỹ ăn trái cây mỗi ngày và chỉ 1/10 ăn đủ lượng rau khuyến nghị.

Trong nghiên cứu về "vùng xanh", người ta thấy rằng cư dân tại những khu vực có tỷ lệ người sống thọ cao có thói quen ăn uống khác biệt rất lớn.

Người dân ở California thích thức ăn thuần chay.

Ở Nicoya, Costa Rica, người dân thích ăn thịt, ăn nhiều rau.

Tại Okinawa ở châu Á, người dân thích ăn cá tươi, rau...

Đặc điểm chung của họ là:

Ưu tiên thực phẩm có nguồn gốc địa phương, thực phẩm tươi sống, không phụ thuộc vào thực phẩm chế biến sẵn.

6 điều nhỏ nhặt nhưng mang lại bước ngoặt thần kỳ cho tuổi thọ: Sức khỏe hay bệnh tật do thói quen quyết định! - Ảnh 5.

6. Môi trường

Với sự phát triển và tiến bộ của ngành công nghiệp, chúng ta đang sống trong một thế giới đầy hóa chất.

Theo thống kê, từ những năm 1970 đến nay, trong vòng chưa đầy 50 năm, trên thế giới đã có hơn 87.000 loại hóa chất được phép sử dụng với mục đích thương mại.

Trong số các hóa chất này, mới chỉ có hơn 1.000 hóa chất đã được kiểm tra và phân loại chính thức về khả năng gây ung thư.

Theo báo cáo phân tích của Tổ chức Y tế Thế giới, trong số 1.000 chất hóa học này, có 500 chất cần được sử dụng cẩn thận và cần được chú ý đặc biệt.

120 là chất gây ung thư "rõ ràng", 81 là chất gây ung thư "xác suất cao" và 299 là chất gây ung thư "xác suất thấp".

Chúng ta không thể tránh được việc tiếp xúc với hóa chất nhân tạo nhưng có thể giảm thiểu rủi ro nhiều nhất có thể, chẳng hạn như tránh sử dụng cho tới khi biết một hóa chất nào đó là nó vô hại.

Lối sống của bạn là tuổi thọ của bạn.

Sức khỏe hay bệnh tật là kết quả của sự kết tủa của thời gian.

Bệnh tật, có thể được tích lũy dần dần thông qua những lựa chọn sai lầm, cũng có thể từ từ được chữa khỏi nhờ những thay đổi đúng đắn.

Chỉ bằng cách chú ý đến chất lượng cuộc sống của bản thân, chúng ta mới có thể có một cơ thể khỏe mạnh.

Theo Minh Nguyệt

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên