6 hình thức xử lý kỷ luật công chức, viên chức
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 71/2016/NĐ-CP vềviệc quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý tráchnhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của tòa án, có hiệu lực từngày 1-7.
- 03-07-2016Đề nghị kỷ luật Phó chủ tịch UBND TP Rạch Giá
- 01-07-2016TPHCM kỷ luật 2 tổ chức Đảng và 235 đảng viên vi phạm
- 18-06-2016Kỷ luật Trưởng ban Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kiên Giang
- 12-06-2016Kỷ luật các cán bộ sai phạm trong huy động vốn xây dựng nông thôn mới
- 11-06-2016Cần siết chặt kỷ luật trong Đảng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; cơ quan thi hành án dân sự; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thi hành án hành chính.
Theo đó, người không thi hành bản án, quyết định của tòa án, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật theo các hình thức: khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức; cách chức và buộc thôi việc.
Trong đó, hình thức cảnh cáo cách chức áp dụng đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi: Sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của tòa án và gây hậu quả rất nghiêm trọng; bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ về tội không chấp hành án hoặc tội cản trở việc thi hành án.
Hình thức buộc thôi việc áp dụng với công chức, viên chức có hành vi: Không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của tòa án và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; bị phạt tù mà không được hưởng án treo về tội không chấp hành án hoặc tội cản trở việc thi hành án.
Theo nghị định, vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong thi hành án hành chính là trường hợp vi phạm làm mất uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức đang công tác; mất đoàn kết nội bộ, gây dư luận xấu, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; làm mất niềm tin của nhân dân đối với cơ quan, tổ chức hoặc gây thiệt hại về tiền, tài sản phải bồi thường một lần có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; cơ quan thi hành án dân sự; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thi hành án hành chính.
Theo đó, người không thi hành bản án, quyết định của tòa án, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật theo các hình thức: khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức; cách chức và buộc thôi việc.
Trong đó, hình thức cảnh cáo cách chức áp dụng đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi: Sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản bản, quyết định của tòa án và gây hậu quả rất nghiêm trọng; bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ về tội không chấp hành án hoặc tội cản trở việc thi hành án.
Hình thức buộc thôi việc áp dụng với công chức, viên chức có hành vi: Không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của tòa án và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; bị phạt tù mà không được hưởng án treo về tội không chấp hành án hoặc tội cản trở việc thi hành án.
Theo nghị định, vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong thi hành án hành chính là trường hợp vi phạm làm mất uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức đang công tác; mất đoàn kết nội bộ, gây dư luận xấu, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; làm mất niềm tin của nhân dân đối với cơ quan, tổ chức hoặc gây thiệt hại về tiền, tài sản phải bồi thường một lần có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
Pháp luật TPHCM