6 sai lầm của lãnh đạo “giết chết” tinh thần làm việc của nhân viên, muốn cấp dưới cống hiến hết mình thì cấp trên cần chấn chỉnh ngay
Một số nhà quản lý thường than phiền rằng nhân viên của mình không đủ tốt, mà không nhìn ra được vấn đề then chốt là, nhân viên bỏ việc không phải do nơi làm việc, mà là do chính nhà quản lý.
- 30-09-2018Những nhà lãnh đạo giỏi chắc chắn không bỏ qua 20 danh ngôn đúc kết về nghệ thuật "đứng trên vạn người" này
- 27-09-2018Bí quyết của một nhà lãnh đạo xuất chúng đều gói gọn trong 3 điều đơn giản này, ai có được ắt sẽ thành công
- 22-09-2018Sở hữu những thói quen làm việc này, bạn sẽ trở thành mẫu hình nhân viên bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng "săn đón"
Dưới đây là những sai lầm của lãnh đạo khiến nhân viên chẳng còn nhiệt huyết với công việc, hiệu suất làm việc giảm đáng buồn:
1. Không kết nối với các thành viên trong nhóm
Một sai lầm lớn mà một người mới lên làm lãnh đạo có thể mắc phải là tận hưởng tất cả các đặc quyền, đặc lợi đi kèm với vai trò của mình và dần dần xa rời nhóm làm việc. Người lãnh đạo kiểu này thường ít nhiều gây ra phiền phức và khó chịu cho nhân viên cấp dưới. Vì thế bạn sẽ không bao giờ thấy một nhà lãnh đạo thông minh và giàu kinh nghiệm cư xử như thế.
2. Kiểm soát quá nhiều
Sự kiểm soát chỉ có thể tạo nên một người quản lí hà khắc, còn muốn trở thành nhà lãnh đạo tốt và được lòng nhân viên, bạn phải cởi bỏ đi sự giám sát khắt khe của bạn đối với cấp dưới. Muốn trở thành người đứng đầu sáng suốt, đôi khi bạn nên mạo hiểm một chút, tin tưởng nhân viên một chút để tạo cơ hội cho họ thỏa sức sáng tạo. Điều đó khiến cho mọi người cảm thấy được trao quyền nhiều hơn, do đó họ sẽ có xu hướng muốn cống hiến nhiều hơn cho công ty.
3. Không chủ động lắng nghe người khác
Những người ở vị trí lãnh đạo thường có xu hướng thích điều khiển người khác mà khó có thể gạt bỏ quan điểm cá nhân để lắng nghe ý kiến của các nhân viên. Bởi họ cho rằng mình luôn luôn đúng. Nhưng những người lãnh đạo giỏi sẽ không mắc phải sai lầm này. Họ tin rằng là nhà quản lí hay bất kì ai cũng cần học tập suốt đời. Và việc kiên nhẫn lắng nghe ý kiến của người khác giúp họ học hỏi được thêm những điều mới mẻ từ các quan điểm khác nhau để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện hơn.
4. Ham muốn hư danh
Một trong những dấu hiệu của sếp tồi là tính ham muốn hư danh. Họ muốn trở thành trung tâm của cả thế giới và muốn được ánh đèn sân khấu vây quanh mình. Ngược lại, những nhà lãnh đạo vĩ đại khác không cần những danh tiếng hữu danh vô thực. Họ biết cách ngưỡng mộ những thành công của người khác, tạo điều kiện cho nhân viên tỏa sáng. Chỉ riêng điều này thôi cũng giúp họ chiếm trọn được niềm tin và sự yêu mến của những người xung quanh.
5. Không biết cách quản lí xung đột
Ngay từ thời xa xưa, tổ tiên của chúng ta đã đưa ra kết luận rằng căng thẳng cũng giống như những vết rò rỉ, rạn nứt trong một con đập lớn. Nếu bạn không nhanh chóng tìm cách ngăn chặn những vết rạn nứt, nó sẽ làm cả con đậm vỡ tan tành. Do đó để trở thành một nhà lãnh đạo tốt, một kĩ năng quan trọng là phải biết phát hiện dấu hiệu xung đột trong nhóm làm việc và tìm cách hòa giải chúng. Muốn làm được điều đó, trước hết người đứng đầu cần hiểu nhân viên của mình thông qua việc chủ động giao tiếp, trao đổi với họ.
6. Thiếu tin tưởng người khác
Một nhà lãnh đạo tài năng không chỉ là người có chuyên môn và năng lực quản lí. Họ còn biết phát hiện và chọn ra những nhân tài và tin tưởng giao cho họ các nhiệm vụ quan trọng. Họ sẽ không bao giờ phạm sai lầm kiểu như không tin tưởng vào năng lực của cấp dưới. Vì một khi nhà lãnh đạo đã thể hiện niềm tin cũng như sự tôn trọng đối với các nhân viên trong công ty thì điều dễ hiểu là những nhân viên này cũng dễ dàng bày tỏ lòng trung thành và làm việc hết mình vì ông chủ của họ hơn.
INC