MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

7 biểu đồ cho thấy thế giới đang đảo chiều như thế nào

20-07-2017 - 12:42 PM | Tài chính quốc tế

Điều gì đang xảy ra với kinh tế thế giới? 7 biểu đồ dưới đây sẽ đem đến một vài câu trả lời, hé lộ 1 thế giới đang trải qua những thay đổi căn bản.

Theo cây bút nổi tiếng Martin Wolf của New York Times, khoảng cách giữa các nước nghèo và nước giàu đang dần thu hẹp lại do nguồn lực của các nước có thu nhập cao đang dần cạn kiệt.

Trong mấy chục năm trở lại đây, chuyển biến quan trọng nhất của kinh tế thế giới là tỷ trọng của các nền kinh tế thu nhập cao đã sụt giảm mạnh mẽ. Nếu như ở thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các nền kinh tế phát triển tiến rất xa so với phần còn lại của thế giới cả trên phương diện kinh tế và quyền lực, thế giới ngày nay đang chứng kiến sự đảo chiều với sự trỗi dậy của châu Á mà trong đó nổi bật nhất là Trung Quốc.

Không thứ gì thể hiện rõ bước tiến của Trung Quốc rõ hơn số tiền tiết kiệm khổng lồ của nước này. Dòng vốn của Trung Quốc, thị trường vốn Trung Quốc và cả những định chế tài chính của nước này ngày càng vươn tầm ảnh hưởng, thậm chí được so sánh với những ảnh hưởng của Mỹ trong thế kỷ 20.

Các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi không chỉ tăng tỷ trọng đóng góp cho GDP toàn cầu. Tầm quan trọng của họ còn được thể hiện trong cơ cấu dân số thế giới. Theo Liên hợp quốc, đến năm 2050, tỷ trọng của khu vực hạ Sahara châu Phi trong dân số toàn cầu sẽ tương đương với tỷ trọng của các nước có thu nhập cao trong năm 1950.

Sự thay đổi về kinh tế và cơ cấu dân số chính là những yếu tố trung tâm của bức tranh kinh tế. Một nhân tố khác là sự thay đổi về công nghệ với sự ra đời của internet hay chip giá rẻ.

Nước Mỹ vẫn dẫn đầu làn sóng công nghệ kể từ khi nó hình thành cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên, theo giáo sư khoa học xã hội Robert Gordon của ĐH Northwestern, kinh tế Mỹ hiện nay đang hụt hơi so với thời kỳ 1920 – 1970. Ông cũng chỉ ra rằng giai đoạn kinh tế Mỹ bùng nổ tăng trưởng nhờ Internet (từ năm 1994 đến 2014) đã kết thúc và Mỹ đang bước vào thời kỳ sản lượng tăng trưởng chậm chạp.

Ở thời điểm hiện tại, quá trình toàn cầu hóa chưa bị đảo ngược. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng thương mại (cả về hàng hóa và dòng vốn) đang chững lại. Trong ngành tài chính, nguyên nhân có thể là do tâm lý ngại rủi ro và các luật lệ được siết chặt. Còn về thương mại, cú hích lớn nhất đã xảy ra quá lâu, từ khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001.

Trong khi đó các động lực thúc đẩy kinh tế toàn cầu – gồm tiến bộ công nghệ, tăng trưởng sản lượng và toàn cầu hóa – đều đang giảm tốc xuống mức độ đáng lo ngại.

1. Trung Quốc trỗi dậy

IMF dự báo tỷ trọng đóng góp của các nền kinh tế có thu nhập cao vào GDP toàn cầu (theo phương pháp ngang giá sức mua) sẽ giảm từ mức 64% của năm 1990 xuống chỉ còn 39% vào năm 2022. Ngược lại, tỷ trọng của các nước đang phát triển và mới nổi ở châu Á sẽ tăng từ 12% lên 39%.

Đến năm 2022, tỷ trọng của 2 nhóm sẽ bằng nhau. Lý do lớn nhất là sức mạnh của kinh tế Trung Quốc, mặc dù Ấn Độ cũng có đóng góp đáng kể. Tỷ trọng của Trung Quốc trong GDP được dự báo sẽ tăng từ mức 4% của năm 1990 lên 21% vào năm 2022. Trong cùng kỳ tỷ trọng của kinh tế Ấn Độ được dự báo tăng từ 4% lên 10%.

2. Tiết kiệm

Hiện tổng tiền tiết kiệm (sau khi đã quy đổi theo tỷ giá hiện hành) của Trung Quốc lớn bằng Mỹ và EU gộp lại. Người Trung Quốc có tỷ lệ tiết kiệm lên đến 50% GDP, một con số cao bất thường và được dự báo sẽ giảm dần một cách chậm chạp.

3. Xu hướng dân số

Từ năm 1950 đến 2015, tỷ trọng của các quốc gia có thu nhập cao trong dân số thế giới đã giảm từ 27% xuống chỉ còn 15%. Kể cả Trung Quốc cũng giảm tỷ trọng từ 22% xuống còn 19%. Ấn Độ được dự báo sẽ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2025. Vùng hạ Sahara châu Phi sẽ chiếm tỷ trọng 22% vào năm 2050.

4. Nền kinh tế kỹ thuật số


Giá chip đã giảm mạnh so với giá các loại hàng hóa.

Giá chip đã giảm mạnh so với giá các loại hàng hóa.

Giá chip giảm mạnh là động lực chính cho cuộc cách mạng về thông tin liên lạc và công nghệ xử lý dữ liệu. Theo tính toán thì chi phí xử lý thông tin đã giảm gần 96% kể từ năm 1970 đến nay.

5. Năng suất tăng trưởng rất chậm

Theo giáo sư khoa học xã hội Robert Gordon của ĐH Northwestern, kinh tế Mỹ hiện nay đang hụt hơi so với thời kỳ 1920 – 1970. Ông cũng chỉ ra rằng giai đoạn kinh tế Mỹ bùng nổ tăng trưởng nhờ Internet (từ năm 1994 đến 2014) đã kết thúc và Mỹ đang bước vào thời kỳ sản lượng tăng trưởng chậm chạp.

6. Toàn cầu hóa

Sau cuộc khủng hoảng tài chính, tăng trưởng thương mại gần như đã giậm chân tại chỗ. Chủ nghĩa bảo hộ có thể là 1 nguyên nhân, nhưng lý do đáng lo ngại hơn là đã không còn các cơ hội hấp dẫn và làn sóng đầu tư cũng trở nên yếu ớt.

7. Thu nhập


Tỷ lệ dân số có  thu nhập thực tế không tăng hoặc thậm chí giảm ở một số nước.

Tỷ lệ dân số có thu nhập thực tế không tăng hoặc thậm chí giảm ở một số nước.

Từ năm 2005 đến 2014, khoảng 2/3 dân số của 25 nước có thu nhập cao ở trong tình trạng thu nhập thực tế không tăng hoặc thậm chí giảm (theo số liệu được McKinsey công bố tháng 7/2016).

Thu Hương

Financial Times

Trở lên trên