7 năm nữa, GDP (PPP) Việt Nam được dự báo xếp thứ 2 ASEAN, vượt 2.000 tỷ USD
Dựa trên kết quả tình hình kinh tế trong năm 2022, Viện nghiên cứu kinh tế Lowy (Úc) đã đưa ra dự báo quy mô GDP (PPP) cho Việt Nam và các nước trên thế giới. Vậy dự báo mới nhất, quy mô GDP (PPP) Việt Nam vượt mốc 2.000 tỷ USD sau 7 năm nữa.
- 09-02-2023IMF dự báo 15 nước tăng trưởng GDP cao nhất thế giới năm 2023: Việt Nam xếp thứ mấy?
- 08-02-2023Chỉ hai nước trong ASEAN có thu nhập cao: Singapore có GDP bình quân gần 80.000 USD, nước còn lại sắp được Thủ tướng thăm thì sao?
- 06-02-2023GDP bình quân từng bằng 1/8 Philippines, Việt Nam đã vượt qua được bao nhiêu năm?
Trên thực tế, để phản ánh chính xác hơn sự phát triển của một quốc gia, các tổ chức quốc tế sẽ điều chỉnh GDP theo sức mua tương đương (PPP) để đánh giá. GDP (PPP) sẽ phản ánh một phần nào đó chất lượng đời sống của người dân trong một khu vực. Chính vì vậy, các tổ chức quốc tế luôn thống kê GDP (PPP) bên cạnh GDP danh nghĩa để đưa ra đánh giá chính xác hơn cho các quốc gia trên thế giới.
Theo dữ liệu dự báo mới nhất của Viện nghiên cứu kinh tế Lowy (Úc), GDP (PPP) Việt Nam được dự báo vượt mốc 2.000 tỷ USD vào năm 2030. Cụ thể, GDP (PPP) của Việt Nam đạt khoảng 2.045 tỷ USD vào năm 2030.
Cùng với đó, Trung Quốc là quốc gia có dự báo quy mô GDP (PPP) lớn nhất thế giới, đạt khoảng 43.879 tỷ USD vào năm 2030. Xếp sau Trung Quốc là Hoa Kỳ, GDP (PPP) có dự báo đạt khoảng 28.708 tỷ USD vào năm 2030.
Ấn Độ xếp ở vị trí thứ 3 với quy mô GDP (PPP) dự báo đạt khoảng 17.948 tỷ USD vào năm 2030. Nhật Bản xếp ở vị trí thứ 4 với quy mô GDP (PPP) dự báo đạt khoảng 6.337 tỷ USD vào năm 2030. Indonesia xếp ở vị trí thứ 4 với quy mô GDP (PPP) dự báo đạt khoảng 5.951 tỷ USD vào năm 2030.
5 quốc gia còn lại lọt top 10 quốc gia có dự báo quy mô GDP (PPP) lớn nhất thế giới vào năm 2030 gồm có: Nga (4.973 tỷ USD), Hàn Quốc (3.282 tỷ USD), Pakistan (2.159 tỷ USD), Việt Nam (2.045 tỷ USD) và Bangladesh (1.954 tỷ USD).
10 quốc gia có GDP (PPP) lớn nhất vào năm 2030 theo dự báo của Lowy Institute. Nguồn: Lowy Institute.
Trong các quốc gia thuộc khối ASEAN, chỉ có Indonesia và Việt Nam lọt top 10 quốc gia có GDP (PPP) lớn nhất thế giới vào năm 2030 theo dự báo của Lowy Institute.
Ngoài ra, theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đến năm 2027, quy mô GDP (PPP) của Việt Nam vượt mốc 2.000 tỷ USD. Cụ thể, GDP (PPP) Việt Nam đạt khoảng 2.001 tỷ USD, xếp thứ 2 trong khối ASEAN-6 và thứ 22 thế giới theo dự báo của IMF.
Cùng với đó, quy mô GDP (PPP) Indonesia vẫn dần đầu khối ASEAN-6, đạt khoảng 5.800 tỷ USD năm 2027, xếp thứ 6 trên thế giới. Thái Lan xếp ở vị trí thứ 3 trong khối ASEAN-6 với quy mô GDP (PPP) được dự báo đạt khoảng 1.953 tỷ USD, đứng thứ 25 thế giới.
Philippines, Malaysia và Singapore có quy mô GDP (PPP) được dự báo đạt lần lượt là 1.712 tỷ USD; 1.523 tỷ USD và 886,15 tỷ USD vào năm 2027. Cùng với đó, thứ hạng quy mô GDP (PPP) của Philippines, Malaysia và Singapore được IMF dự báo xếp thứ 26, 28 và 35 trên thế giới.
Xét riêng trong khối ASEAN theo dự báo của Lowy Institute, Indonesia là quốc gia có dự báo quy mô GDP (PPP) lớn nhất vào năm 2023. Xếp sau Indonesia là Việt Nam. Thái Lan đứng ở vị trí thứ 3 với dự báo quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.837 tỷ USD vào năm 2030.
Philippines đứng ở vị trí thứ 4 với dự báo quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.746 tỷ USD vào năm 2030. Malaysia đứng ở vị trí thứ 5 với dự báo quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.549 tỷ USD vào năm 2030 theo Lowy Institute.
GDP (PPP) các nước khối ASEAN vào năm 2030 theo dự báo của Lowy Institute. Nguồn: Lowy Institute.
Singapore đứng ở vị trí thứ 6 với dự báo quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 853 tỷ USD vào năm 2030. Myanmar đứng ở vị trí thứ 7 với dự báo quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 364 tỷ USD vào năm 2030. Campuchia đứng ở vị trí thứ 8 với dự báo quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 145 tỷ USD vào năm 2030.
Lào đứng ở vị trí thứ 9 với dự báo quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 94,8 tỷ USD vào năm 2030. Cuối cùng là Brunei đứng ở vị trí thứ 10 với dự báo quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 38,7 tỷ USD vào năm 2030 theo Lowy Institute.
Xét thứ hạng trên thế giới, Thái Lan Philippines, Malaysia, Singapore, Myanmar, Campuchia, Lào và Brunei có thứ hạng lần lượt như sau 13, 14, 15, 16, 18, 21, 22 và 26 trên thế giới vào năm 2030.
Nhịp sống kinh tế