7 quy luật người giàu dạy bản thân để trở nên giàu có: Muốn x2 tài sản phải thoát được tâm lý đám đông, khi bong bóng vỡ bán đi không phải là cách làm hay
Thực tế có một công thức nhất định để trở thành người giàu. Chỉ cần tuân theo 7 quy tắc phát triển sau đây, bạn có thể gia tăng khối tài sản của mình một cách nhanh chóng.
- 26-10-20228 tuổi vẫn được bố mẹ bế vì sợ ngã, 23 tuổi không biết nấu cơm, chàng trai kết thúc cuộc đời trong nghèo đói ở chính căn nhà của mình
- 25-10-2022Người thiết kế váy cưới nửa tỷ đồng của HH Đỗ Mỹ Linh trên lễ đường: Bỏ học giữa chừng để theo đuổi đam mê, 18 tuổi trở thành ông chủ, được hoàng gia và siêu sao thế giới săn đón
- 25-10-2022Từ đại hiệp một thời, ôm giấc mộng tỷ phú bất động sản, 'Lệnh Hồ Xung' Lý Á Bằng chìm trong nợ nần, 7 năm sống không thu nhập
- 20-10-2022Không phải IQ, EQ, đây mới thực sự là trí thông minh tạo đòn bảy thành công: Kẻ mạnh là kẻ biết nhìn vào chính những gì mình đang có để khai phá
- 19-10-20224 quy tắc người có EQ cao nắm giữ để thăng tiến trong sự nghiệp
Stacy Johnson, tỷ phú và là người sáng lập chương trình tài chính Mỹ "Money Talks News". Trong nhiều năm làm việc, ông đã được nghe gần như mọi lời khuyên tài chính của các chuyên gia để có thể áp dụng vào thực tế.
Sau nhiều năm kinh nghiệm, ông đã đúc kết được các quy luật phát triển sau đây. Chỉ cần có thể làm theo các kinh nghiệm này, chắc chắn bạn sẽ trở nên giàu có hơn.
1. Cố gắng tránh nợ nần
Hầu hết mọi người xem nợ là "điều kiện cần thiết" trong cuộc sống. Mọi người thường chia thành nợ tốt, nợ xấu và luôn tìm cách đối phó với nó. Nhưng Stacy Johnson tin rằng tiêu tiền của người khác sẽ chỉ khiến bạn nghèo đi nhưng cho người khác vay tiền sẽ giúp bạn giàu lên. Vì việc trả lãi hàng tháng sẽ khiến bạn không thể trở nên giàu có. Vậy nên trừ khi việc vay mượn khiến bạn trở nên giàu có, còn lại không nên làm điều này.
2. Chịu trách nhiệm về tài chính của mình
Khi có vấn đề về sức khoẻ, bạn sẽ đến gặp bác sĩ và giao phó sức khoẻ của mình cho bác sĩ. Nhưng đối với tài chính, bạn cần phải làm ngược lại, đừng bao giờ giao quyền kiểm soát tài sản của mình cho bất kỳ ai.
Khi lập kế hoạch tài chính, không thể tránh khỏi việc tìm kiếm lời khuyên, nhưng quyết định cuối cùng phải là ở bạn. Bạn không nên hoàn toàn nghe theo ý kiến của các chuyên gia tư vấn hay các KOLs về tài chính để triển khai đầu tư. Mỗi người nên tự chịu trách nhiệm về tài chính của mình. Thậm chí nếu lười, bạn hãy gửi ngân hàng. Ít nhất bằng cách này, bạn sẽ không làm hao hụt số tiền ban đầu.
Vì thế Warren Buffett đã nói: "Đầu tư phải có lý trí, nếu không hiểu được thì đừng làm".
Khi người giàu mua cổ phiếu, họ phân tích các nguyên tắc cơ bản của công ty, nghiên cứu báo cáo tài chính và báo cáo hoạt động để nắm được triển vọng của công ty.
Nếu không hiểu rõ mà vội vàng đầu tư vào lĩnh vực không quen thuộc, mọi triển khai sẽ trở thành cuộc đánh cược và rủi ro sẽ là quá lớn.
3. Càng sở hữu nhiều thông tin càng tốt
Khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, bạn càng có nhiều thông tin thì càng tốt. Stacy Johnson đã lấy chính mình làm ví dụ. Hơn một thập kỷ trước, ông đã mua cổ phiếu của Apple với giá 2.000 USD. Nếu xem tin tức tài chính mỗi ngày và chú ý với sự biến động của thị trường, ông đã có thể thể bán được toàn bộ cổ phiếu của mình.
Vì vậy Stacy khuyến nghị nếu muốn làm giàu hãy mua những cổ phiếu chất lượng và nắm giữ nó lâu dài.
4. Thói quen mua sắm hàng ngày có thể tác động đến tiền hưu trí
Nếu tiết kiệm 200 USD từ việc mua sắm, bạn hãy dùng số tiền đó đầu tư để kiếm được 12% cộng lại hàng tháng. Từ đây, bạn có thể tích luỹ khoảng 6.000 USD làm tiền hưu trí trong vòng 30 năm.
Trong trường hợp bỏ qua lạm phát, 3.000 USD là mức giúp bạn trang trải khoảng 1 tháng chi phí hưu trí. Điều đó có nghĩa là nếu bạn từ bỏ việc mua sắm ngay bây giờ, bạn có thể nghỉ hưu sớm 2 tháng. Tất nhiên, quần áo là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Song bạn cần cân nhắc xem mình có cần mua hàng hiệu đắt tiền hay không? Đôi khi lựa chọn những bộ quần áo vừa túi tiền lại là lựa chọn tốt hơn.
5. Thoát khỏi tâm lý đám đông
Stacy Johnson nói rằng hơn một thập kỷ trước, khi thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ, sự kiện này đã khiến hàng loạt các nhà đầu tư bán cổ phiếu của mình. Thậm chí một số người còn bán nhiều khoản đầu tư khác khi thị trường chạm đáy. Tuy nhiên khi thị trường chứng khoán tăng trở lại, chính họ đã bỏ lỡ một trong những thời điểm chứng khoán tăng giá kỉ lục trong lịch sử.
Chính vì vậy Stacy chỉ ra rằng trong số những người giàu có dự định nghỉ hưu hiện nay, nhiều người đã giành được cổ phiếu ở mức thấp nhất vào thời điểm 2009, và điều này đúng với cả thị trường bất động sản. Khi bong bóng vỡ, những người thông minh sẽ chọn mua một tài sản thay vì bán nó.
Trong nhiều trường hợp, kế hoạch đầu tư của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi thông tin từ thị trường và tâm lý hoang mang có thể khiến bạn bán. Nếu muốn làm giàu, bạn cần thoát ra khỏi tâm lý đám đông, bình tĩnh đối mặt với khủng hoàng và đưa ra những quyết định tài chính hợp lý.
6. Phương pháp tiết kiệm 9:1
Nếu muốn trở nên giàu có hơn mỗi tháng đương nhiên bạn cần có thu nhập cao hơn mức chi tiêu. Để quản lý tài sản của mình, Stacy gợi ý bạn có thể chia thu nhập thành 2 phần theo tỷ lệ 9:1, trong đó 90% thu nhập dành cho chi tiêu hàng ngày, 10% còn lại được sử dụng để tiết kiệm hoặc đầu tư.
Ngay cả một khoản tiền nhỏ cũng có thể thu được lợi nhuận tốt dưới sức mạnh của lãi suất kép. Giả sử năm 20 tuổi, bạn đầu từ 100 USD mỗi tháng. Giả sử lợi tức đầu tư trung bình là 8%. Khi ở tuổi 65, số tiền bạn có được sẽ là 500.000 USD.
7. Kiểm soát thu chi
Stacy Johnson tin rằng các cách làm giàu có thể phân thành 6 điểm sau:
- Kết hôn với một người giàu có
- Kế thừa công việc kinh doanh của gia đình
- Kiếm tiền bằng những tài năng độc đáo
- Trở nên giàu có nhờ sự may mắn
- Bắt đầu hoặc lãnh đạo một doanh nghiệp thành công
- Kiểm soát chặt thu chi của mình, đảm bảo luôm kiếm được nhiều hơn số tiền bạn chi ra và đầu tư tiền tiết kiệm một cách khôn ngoan trong thời gian dài.
Ông cho rằng ngay cả khi cách làm giàu của bạn là 5 phương pháp đầu tiên, bạn vẫn cần rèn luyện cách quản lý thu chi để đảm bảo số tài sản có được và duy trì cuộc sống giàu sang.
Theo Business Times
Nhịp sống thị trường