7 vật dụng chứa đầy vi khuẩn mà đến 80% người dùng thường xuyên bỏ qua việc làm sạch
Theo các chuyên gia, dù ngôi nhà sạch đến đâu, nếu bỏ qua việc làm sạch 7 món đồ này, không gian cũng sẽ thiếu đi sự sạch sẽ.
- 30-05-2021Người giàu luôn giữ nhà vệ sinh rất sạch sẽ và 5 “bí mật” để họ “ngày càng giàu hơn”
- 27-05-20214 đồ vật trong nhà chứa cả “ổ vi khuẩn”, bẩn hơn cả bồn cầu: Vệ sinh ngay lập tức nếu không muốn rước bệnh vào người
- 22-05-2021Chuyện về người lái tàu đi vệ sinh lúc tàu chạy với tốc độ 150km/h và tranh cãi xung quanh văn hóa xin lỗi gây ám ảnh của người Nhật
Bạn có bao giờ nghĩ về những góc bẩn nhất trong căn nhà của mình? Chúng là bề mặt bên dưới thùng đựng rác hay mép dưới của rèm tắm?
Có thể đó là bất kỳ vị trí nào mà bạn cần nghiên cứu, khám phá ra để ngay lập tức làm sạch.
1. Thùng rác
Thực tế cho biết, mọi người không lau chùi thùng rác của họ thường xuyên và điều này có thể dẫn đến mùi khó chịu, khiến ngôi nhà thiếu vệ sinh. Mặc dù túi rác làm giảm mùi cho rác thải nhưng thùng rác vẫn có thể lưu lại mùi khó chịu và tích tụ vi khuẩn theo thời gian.
Cứ hai tháng một lần, chúng tôi khuyên bạn nên rửa sạch thùng rác của mình bằng một ít xà phòng và nước trước khi khử trùng bằng khăn lau hoặc bình xịt.
Khu vực dưới đáy thùng rác hoặc bên trong đều cần vệ sinh sạch sẽ.
2. Rèm phòng tắm chứa nấm mốc
Rất nhiều người chưa bao giờ lau rèm phòng tắm nhưng sự thật là chúng ta nên làm điều đó định kỳ, ít nhất là vài lần một năm.
Độ ẩm trên rèm từ vòi hoa sen làm cho rèm phòng tắm trở thành nơi hoàn hảo cho nấm mốc phát triển. Để ngăn nơi này không trở thành nơi bẩn nhất, hãy cố gắng giặt rèm phòng tắm của bạn vài tháng một lần.
Nếu bạn có rèm bằng vải, bạn có thể đem nó đi giặt. Chà sạch rèm nhựa bằng dung dịch tẩy rửa và sau đó rửa sạch bằng nước lạnh.
Rèm phòng tắm cũng cần làm sạch định kỳ để đảm bảo không gian ẩm ướt này được sạch sẽ, thông thoáng hơn.
3. Điện thoại di động nên được lau hàng ngày
Mọi người thường quên làm sạch điện thoại của họ, nhưng họ nên làm điều đó hàng ngày. Vi trùng có thể dễ dàng sống trên bề mặt bóng bẩy của điện thoại di động. Và ngay khi chúng ta đưa chúng đến tai để thực hiện cuộc gọi, hoặc nhắn tin bằng tay, chúng ta sẽ tiếp xúc nhanh chóng với vi trùng.
Tất cả bạn làm chính là sử dụng một miếng lau khử trùng để làm sạch cẩn thận bề mặt trước và sau của điện thoại, bạn nên làm điều tương tự với các vật dụng sử dụng hàng ngày như tay nắm cửa, điều khiển điều hòa, điều khiển tivi…
Khử trùng hàng ngày là thói quen tuyệt vời cần xây dựng để không gian sống của bạn luôn trong lành, sạch sẽ.
4. Điều khiển
Điều khiển tivi, quạt, máy lạnh,... thường xuyên được nhiều người chạm vào. Và khi mà không nằm trong tay bạn thì remote có thể nằm trên sofa, mặt bàn, dưới gầm ghế, giường,... Thì những nơi như thế sẽ vô cùng thuận tiện cho vi khuẩn phát triển.
Để hạn chế nguy cơ lây bệnh cho gia đình bạn hãy thường xuyên lau chùi bằng giấy kháng khuẩn và để điều khiển ở một nơi sạch sẽ.
5. Bàn phím máy tính
Bạn thường ăn uống ngay trên bàn phím làm việc kể cả nơi công sở và ở nhà. Lúc này, có thể những mẩu thức ăn nhỏ và nước bọt của bạn văng lên bàn phím mà bạn không để ý.
Để làm sạch, bạn hãy tắt máy tính, sau đó dùng chổi vệ sinh bàn phím để quét đi các vết bụi bẩn bám trên bàn phím.
Xong, hãy cho một ít cồn sát khuẩn vào khăn mềm để lau sạch bề mặt bàn phím. Hãy nhớ làm điều này thường xuyên nhé.
6. Giá đỡ bàn chải đánh răng
Mặc dù kem đánh răng giúp loại bỏ vi khuẩn răng miệng, nhưng nó không thể tiêu diệt được hết tất cả vi khuẩn dính trên lông bàn chải.
Khi chúng ta đánh răng xong, những giọt nước từ bàn chải sẽ rơi xuống giá đỡ, đồng thời cũng kéo theo những vi khuẩn rơi xuống.
Cách tốt nhất để giải quyết là bạn hãy thường xuyên vệ sinh với chất khử trùng, thay bàn chải 4 - 6 tháng/lần, hoặc phơi nắng sau khi sử dụng.
7. Ví hoặc túi xách của bạn
Tin được không khi mà ví, túi xách của bạn chứa mầm bệnh? Là vì bạn ít khi nào vệ sinh chúng. Chúng thường được đặt ở các nơi như mặt bàn, hoặc lăn long lóc ở nơi nào đó,... Điều này khiến vật dụng này trở thành thứ mang mầm bệnh đến gần bạn hơn.
Để ngăn ngừa lây nhiễm mầm bệnh, khi về tới nhà bạn treo nó vào một cái móc riêng biệt hoặc dùng khăn sát khuẩn để vệ sinh chiếc túi.
Ngoài ra, bạn nên chọn ví hoặc túi xách có bề mặt nhẵn vì chúng dễ vệ sinh thay vì mua những mẫu có bề mặt gồ ghề.
Trí thức trẻ