8 nguyên tắc quản lý ‘để đời’ đã đưa ông trùm UNIQLO từ một kẻ khốn đốn và thất bại thảm hại trở thành người giàu thứ 2 Nhật Bản: Không chỉ dân kinh doanh, người thường cũng nên học hỏi
Tadashi Yanai - người sáng lập thương hiệu UNIQLO, từng đắm chìm trong cuộc sống vô tư và thất bại. Nhưng sau này vì một trải nghiệm mà ông đã tìm lại được niềm tin, cuối cùng ông đã ‘đứng dậy’ và trở thành người giàu thứ 2 Nhật Bản.
- 07-01-2022Người giàu không bao giờ "xuống tiền" cho 6 thứ này trong khi người nghèo sẵn sàng đi vay để tậu về bằng được
- 07-01-2022Ông trùm chuỗi nhà thuốc lớn nhất Việt Nam: Chàng trai mồ côi khởi nghiệp nhờ... ngộ độc thuốc giả, 1 năm sắm 2 siêu xe hàng chục tỷ VNĐ
- 06-01-2022Nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới từ đỉnh cao rớt xuống vực thẳm: "Trắng tay" trong chốc lát bởi sai lầm vỏn vẹn 2 CHỮ
UNIQLO là thương hiệu quần áo nổi tiếng được người Châu Á yêu thích. Và người sáng lập Tadashi Yanai đã dựa vào 8 nguyên tắc quản lý độc đáo của mình để biến một cửa hàng nhỏ ban đầu như UNIQLO đạt đến đỉnh cao với gần 2.000 cửa hàng trên khắp thế giới. Làm sao mà ông làm được điều đó? Triết lý kinh doanh của UNIQLO là gì?
Từng mất phương hướng, đổ đốn và kinh doanh thất bại
Mã Vân từng nói rằng Tadashi Yanai là một trong hai doanh nhân mà ông ngưỡng mộ nhất.Yanai - năm nay 72 tuổi, từng là người giàu nhất Nhật Bản, và trong năm 2021 vừa qua, ông là người giàu thứ 2 Nhật Bản trong bảng xếp hạng của Forbes.
Thế nhưng, Yanai từ nhỏ đã không thích học hành. Mặt khác, ngày ngày ông đều nghiện chơi mạt chược và chơi game. Sau khi tốt nghiệp, ông chỉ làm việc ở Tokyo vỏn vẹn 9 tháng.
Sau đó, ông kế thừa công việc kinh doanh của gia đình và lập gia đình. Gia đình ông tuy không có nhiều tài sản nhưng vẫn đủ mở một cửa hàng quần áo nhỏ với 6 nhân viên. Thế nhưng, kinh doanh không được bao lâu thì nhân viên “dứt áo ra đi” dần, cuối cùng chỉ còn lại vỏn vẹn một nhân viên. Ông từng mô tả cuộc đời mình vào thời điểm đó là một thất bại thảm hại.
UNIQLO - Đứa con được sinh ra từ thất bại
Cú ngã này đã giáng một đòn mạnh vào Tadashi Yanai, và nó cũng khiến ông quyết định làm việc chăm chỉ vì ông biết rằng bản thân không thể làm xấu mặt cha mình. Với suy nghĩ này, Yanai bắt đầu tìm hiểu và thực thi các phương pháp quản lý. Ông tin rằng chỉ cần bản thân sẵn sàng đối mặt với khó khăn, không ngừng học hỏi và sửa sai thì bất kỳ ai cũng có cơ hội thành công.
Sau đó, Tadashi Yanai thành lập cửa hàng đầu tiên của UNIQLO vào năm 1984. Hiện nay chuỗi cửa hàng đã đạt đến đỉnh cao nhất với gần 2.000 chi nhánh trên khắp thế giới, doanh thu hàng năm hơn 17 nghìn tỷ USD.
8 nguyên tắc quản lý là triết lý kinh doanh của UNIQLO
Ông từng chia sẻ với tạp chí kinh doanh thời trang nổi tiếng BOF (Business of Fashion) rằng bản thân đã dựa vào 8 nguyên tắc quản lý độc đáo này để xây dựng UNIQLO thành đế chế công nghiệp may mặc hàng đầu Nhật Bản.
1. Đặt khách hàng lên hàng đầu
Tadashi Yanai đã nói rằng nguyên tắc quản lý đầu tiên của ông là: “Đáp ứng nhu cầu của khách hàng chính là tạo ra khách hàng mới.” Theo ông, có thể sở hữu được doanh nghiệp hoàn toàn là nhờ vào khách hàng. Vì vậy, khách hàng phải là trung tâm của công việc.
Ông giải thích rằng biểu tượng của công ty là luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm và thân thiện với khách hàng. Vì khách hàng sẽ không bao giờ hài lòng trừ khi những gì bạn phục vụ vượt hơn sự mong đợi của họ.
2. Cống hiến cho xã hội
Đối với Yanai, một công ty thành công phải biết vì xã hội mà phục vụ. Nếu một công ty không thể hòa nhập với xã hội mà chỉ theo đuổi lợi nhuận thì sẽ không thể tồn tại được. Nếu có thể được chấp nhận bởi chính nhân viên, nhà cung cấp và người tiêu dùng của mình, thì công ty đó nhất định phải cống hiến cho xã hội.
Yanai nói rõ rằng cống hiến có nghĩa là: “Chỉ khi tạo ra những thay đổi tích cực cho xã hội của chúng ta, thì bạn mới có thể điều hành một công việc kinh doanh lành mạnh.”
3. Chấp nhận rủi ro để tạo ra tương lai
Tadashi Yanai tin rằng để thành lập một đế chế vĩ đại, bạn phải có hy vọng cho tương lai. Ông cho rằng sự bi quan không thể làm mọi người tốt lên được tí nào cả, vì vậy ông đề xuất, nếu không ai có thể đoán trước được tương lai, tại sao không mạo hiểm để tạo ra tương lai của riêng bạn? Hãy tin rằng những người sáng tạo tương lai sẽ được ban phước.
4. Học hỏi từ thất bại
Yanai cho biết ông không còn lạ gì với hai từ “thất bại”. Nhưng từ nhiều năm nay ông đã coi thất bại là cơ hội học hỏi vô cùng quan trọng. Bởi vì chúng ta có thể phân tích kỹ lưỡng, triệt để mối liên hệ của thành công và thất bại.
Sau khi học được điều gì đó sau thất bại, bạn có thể áp dụng nó vào thực tế trong tương lai.
5. Coi trọng tiểu tiết
Yanai thường xuyên nhắc câu: “Bạn có thể nhìn thấy Thượng đế trong những chi tiết nhỏ” - Điều này phản ánh sự cải tiến liên tục của ông ấy trong từng “chi tiết”. Ông từng nói với Giáo sư Takeuchi rằng bí quyết thành công là làm tốt những việc nhỏ mỗi ngày và không bao giờ mệt mỏi với việc đó.
Ông nói thêm rằng bản thân từng nghĩ rằng mình sẽ nghỉ hưu ở tuổi 60 và từ bỏ các hoạt động hàng ngày của công ty. Tuy nhiên, khi 67 tuổi, ông vẫn giữ chức giám đốc điều hành của công ty.
6. Hãy là nhà phê bình của chính bạn
Yanai tin rằng tự chỉnh đốn bản thân là một phần rất quan trọng, bởi lẽ chính ông là hiện thân của nguyên tắc này Hãy xem xét và suy nghĩ lại những hành động cũng như cách làm của bạn để cải thiện và làm mới bản thân.
Ông bảo rằng những nhà phê bình khó tính nhất có thể là những khách hàng quen thuộc nhất với doanh nghiệp của bạn. Vì vậy, bản thân bạn phải là khách hàng khó tính nhất của mình, hãy nhìn lại cửa hàng của bạn và đánh giá xem vẻ ngoài của nó có đủ hấp dẫn hay không.
7. Kết nối với thế giới
Yanai nhất trí rằng công ty của ông sẽ cam kết xây dựng một công ty toàn cầu thực sự và dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức của công ty. Ngoài ra, các trung tâm đào tạo và sáng tạo đã được thành lập ở New York, Thượng Hải, Paris và Singapore.
8. Tự mình lật đổ và phá hoại chính mình
Điều Tadashi Yanai quan tâm nhất chính là khả năng thích nghi và thay đổi liên tục, ông sẵn sàng coi UNIQLO là một công ty công nghệ. Vì vậy, ông luôn kiên trì với ý nghĩ phải luôn thay đổi bản thân. Cái thời mà ngành công nghiệp quần áo gắn liền với đời sống con người đã qua, nên ông hy vọng rằng UNIQLO sẽ có cơ hội chuyển đổi toàn bộ ngành công nghiệp này.
Yanai không ngừng nói với nhân viên rằng ông muốn phá vỡ mô hình hiện tại. Bởi vì ngay cả khi bạn đang làm việc cho một công ty lớn, bạn luôn phải chuẩn bị tâm lý “bắt đầu lại từ đầu” để định hình lại mọi thứ.