8 sai lầm cần tránh nếu không muốn gặp khó khăn về tài chính khi nghỉ hưu
Hãy thử tưởng tượng bạn dành thời gian cả đời để theo đuổi những thói quen của một cuộc sống lâu dài, hạnh phúc và ổn định. Tuy nhiên, để có được cuộc sống trọn vẹn đó, bạn đột nhiên phải từ bỏ những thói quen này.
- 04-09-2017Giới trung lưu Mỹ cũng "sục sôi" với bitcoin: Đầu tư để kiếm tiền nghỉ hưu, quỹ hưu trí bitcoin nhận 1 triệu USD/ngày
- 02-08-2017Triệu phú về hưu ở tuổi 37 chia sẻ bí quyết nghỉ hưu sớm chỉ gói gọn trong 1 câu nói
- 20-07-2017Chuyên gia tài chính tiết lộ 5 sai lầm tiền bạc hầu hết mọi người đều mắc phải khiến họ không thể nghỉ hưu sớm
Điều này thật sự không dễ dàng. Nhưng đó là những gì sẽ xảy ra khi bạn bắt đầu nghỉ hưu, chuyển từ tiết kiệm tiền sang chi tiêu tiền. Đã thành thói quen, việc tiết kiệm cho nghỉ hưu bỗng trở thành trở ngại khi bạn bắt buộc phải chi tiêu số tiền đã tiết kiệm. Đây cũng chính là những sai lầm tinh thần khi chúng ta bước sang giai đoạn tiếp theo của cuộc đời.
Hệ quả của những sai lầm này không chỉ là sự phiền toái. Nó có thể dẫn đến kỳ nghỉ hưu không được thoải mái – khi bạn chi tiêu quá ít tiền hoặc tiêu tiền vào những món đồ không đúng mục đích hoặc đầu tư rủi ro.
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể nhận ra và chế ngự những thói quen cũ khi chúng không còn có tác dụng nữa?
1. Sự tỉ mỉ là một thanh gươm hai lưỡi
Ai không muốn sự chu đáo tỉ mỉ và cẩn thận, không mua sắm vật chất dựa trên sự thúc đẩy của nhu cầu, hoặc chi tiêu quá nhiều tiền, hoặc mua những thứ họ không cần.
Đây cũng là đặc điểm tính cách liên quan mật thiết đến thành tích học tập, công việc, sự ổn định và tuổi thọ. Những người có đặc tính này dễ dàng tích lũy tài sản hơn những người ít tận tâm, thậm chí ngay cả khi đã tính đến sự khác biệt về thu nhập, giáo dục và khả năng nhận thức.
Điều này nghe có vẻ tuyệt vời, cho đến khi đề cập đến khái niệm nghỉ hưu, bởi nó đe dọa kìm chân những người đang có đủ tiền để hưởng thụ cuộc sống từ việc chi tiêu số tiền đó.
Bài học rút ra ở đây là: Chúng ta cần phải thận trọng khi vượt qua ranh giới giữa sự tiết kiệm và cuộc sống khốn khổ.
2. Kiềm chế rủi ro đầu tư
Chúng ta sử dụng những “công cụ tinh thần” để tiết kiệm khi còn đang làm việc bằng cách tự động chuyển một phần thu nhập hàng tháng vào các tài khoản như quỹ hưu trí. Tuy nhiên, những “công cụ tinh thần” này có thể phản tác dụng khi chúng ta đến tuổi về hưu.
Hãy thử tưởng tượng một người về hưu ở tuổi 65 với danh mục cổ phiếu trị giá 1 triệu USD. Ông ta cần khoản tiền 40.000 USD mỗi năm bên cạnh trợ cấp an sinh xã hội để có thể duy trì mức sống trung bình. Giả sử ông ta kiếm được 20.000 USD/năm từ lợi tức cổ phiếu 2%/năm và 20.000 USD/năm từ mức tăng giá trị cổ phiếu 2%/năm. Như vậy, người đàn ông này có thể thoải mái chi tiêu 40.000 USD/năm trong vòng 30 năm cuộc đời.
Tuy nhiên, rất nhiều người về hưu đã không vượt qua được ranh giới này. Vì vậy, họ chi tiêu ít hơn khả năng thực sự của mình hoặc cố gắng tăng thu nhập, điều này có nghĩa là rủi ro lớn hơn. Họ bắt đầu mua trái phiếu với lãi suất cao và tỷ lệ vỡ nợ cao hơn – hoặc mua cổ phiếu có tỷ lệ cổ tức cao, đặc biệt trong các ngành như ngân hàng hay dịch vụ tiện ích – đồng thời tăng nguy cơ rủi ro cao hơn.
Vẫn có những cách tốt hơn để đảm bảo chi tiêu thận trọng trong thời gian nghỉ hưu trong khi nó vẫn cho phép các nhà đầu tư duy trì sự thoải mái về tinh thần trong ranh giới giữa vốn và thu nhập. Một là tham gia các quỹ “chi trả được quản lý” cho phép thanh toán một tỷ lệ phần trăm nhất định của tổng giá trị, chẳng hạn như 4% thu nhập theo từng đợt do nhà đầu tư chỉ định. Trên thực tế, thu nhập này bao gồm cả cổ tức và vốn.
Một phương pháp khác liên quan đến phân bổ vốn tối thiểu hay còn gọi là RMDs cho phép tăng lợi tức hàng năm khi tuổi thọ của nhà đầu tư tăng lên, chẳng hạn ở tuổi 70 là 3,65%; tăng lên 5,35% ở tuổi 80 ; 8,77% ở tuổi 90 và 15,87% ở tuổi 100.
3. Nỗi đau của sự hối tiếc
Có một lý do khác khiến nhiều người về hưu gặp khó khăn trong việc thu hút vốn, tuy nhiên họ vẫn có khả năng thực hiện điều này. Đó là bởi vì chi tiêu vốn – trái ngược với thu nhập – làm tăng khả năng họ sẽ phải chịu đựng nỗi đau của sự hối tiếc.
John mua một chiếc máy tính xách tay với giá 1.399 USD bằng số tiền cổ tức nhận được từ cổ phiếu anh ta đầu tư ngày hôm nay. Trong khi Jane mua một chiếc máy tính xách tay cũng với giá 1.399 USD từ tiền thu được từ việc bán cùng loại cổ phiếu như trên. Giả sử giá cổ phiếu ngày hôm sau tăng 3%, như vậy Jane sẽ phải hối tiếc nhiều hơn John.
Tuy nhiên, Jane sẽ cảm thấy tự hào ngay lập tức nếu giá cổ phiếu đó giảm 3% vào ngày hôm sau. Nhưng nỗi đau của sự hối tiếc đi kèm với 3% mất mát lớn hơn niềm tự hào so sánh với 3% cổ phiếu tăng lên.
Để giải quyết “rào cản tâm lý” này, những người về hưu nên tìm cách khai thác dòng vốn của họ mà không gây ra những gánh nặng quá đau đớn khi đưa ra lựa chọn sai. Chẳng hạn, họ có thể thiết lập kế hoạch đầu tư nghiêm ngặt và tính toán ngân sách vào cuối mỗi tháng.
4. Bạn có thể chết sớm hơn bạn nghĩ
Không ai có thể dự đoán chính xác tuổi thọ của mình – một tính toán sai lầm có thể khiến họ không thể chi tiêu thoải mái khi nghỉ hưu.
Theo số liệu từ Cơ quan An sinh xã hội Hoa Kỳ, một người đàn ông 65 tuổi hiện nay có thể sống trung bình đến 84,3 tuổi. Một người phụ nữ 65 tuổi có thể sống đến 86,6 tuổi. Khoảng 1 trong 4 người 65 tuổi có thể sống qua 90 tuổi và 1 trong 10 người có thể sống qua tuổi 95.
Nghiên cứu về niềm tin của người dân cho thấy, trong khi những người trẻ tuổi đánh giá thấp tuổi thọ, những người cao tuổi lại đánh giá quá cao nó. Ví dụ, đàn ông 68 tuổi có 71% cơ hội sống đến 78 tuổi, nhưng trung bình họ tin rằng họ có 82% cơ hội đạt được độ tuổi đó. Sự đánh giá quá cao như vậy có nghĩa là mọi người cũng đánh giá quá cao số tiền họ cần khi nghỉ hưu - và đánh giá thấp họ có thể chi tiêu bao nhiêu.
Tất nhiên, mọi người không nên chi tiêu từng đồng xu mà họ có ở tuổi 95, nhưng hầu hết chúng ta có nhiều thời gian để chi tiêu hơn mình tưởng và sự hiểu lầm về tuổi thọ của họ chỉ làm trầm trọng thêm những gì họ không có.
5. Đừng để những thứ tốt nhất đến cuối cùng
Chúng ta có xu hướng chi tiêu để hưởng thụ và nghĩ rằng cả hai yếu tố này đều đóng góp vào sự thận trọng về tài chính và việc trì hoãn sẽ làm tăng sự hài lòng của chúng ta.
Điều này là sai trong cả 2 trường hợp. Chẳng hạn, bạn có thể đi tàu khi bạn 70 tuổi, nhưng đừng trì hoãn nó. Các bằng chứng đã chỉ ra, xu hướng tiêu dùng giảm khi con người bước sang tuổi 70, ngay cả đối với những người có nguồn tài chính dồi dào. Một gia đình có cụ già 80 tuổi chi tiêu ít hơn 43% so với hộ gia đình do người 50 tuổi đứng đầu. Hạn chế về thể chất ở người lớn tuổi khiến họ chi tiêu ít hơn.
6. Chi tiêu không đơn thuần chỉ là giá cả
Chúng ta thường nhận được những lời khuyên từ gia đình và bạn bè rằng nên chi tiêu nhiều hơn khi có khả năng, chẳng hạn như đi ăn ở những nhà hàng yêu thích. Nhưng lời khuyên tốt hơn là phải xác định những thứ thực sự mang đến niềm vui cho chúng ta, thậm chí ngay cả khi nó tách khỏi những lợi ích trong quá khứ.
Đối với nhiều người, trong những năm tháng làm việc, nhiều hoạt động chi tiêu được thúc đẩy bởi địa vị xã hội – hay còn gọi là hiệu ứng “đuổi kịp Joneses”. Khi tiết kiệm cho nghỉ hưu, những so sánh này là có ý nghĩa vì nó thúc đẩy chúng ta phấn đấu.
Tuy nhiên, những so sánh này vẫn còn quá dài trong thời gian nghỉ hưu của chúng ta. Nó chỉ làm cho chúng ta chi tiêu quá nhiều vào những thứ không mang lại hạnh phúc thực sự. Tại thời điểm này, chúng ta không nên phấn đấu để kiếm nhiều hơn hay đạt được địa vị xã hội. Chúng ta nên phấn đấu để có được niềm vui lớn nhất từ những thứ mà chúng ta đã tích lũy được.
7. Một bàn tay ấm hơn là một cái đầu lạnh
Rất nhiều người tin rằng thời gian tốt nhất để kế thừa phần lớn tài sản là khi đã chết. Một phần lý do của nó là do sợ hết tiền (thường vô lý). Một phần khác đơn giản chỉ là thói quen. Nhưng chờ đợi sẽ làm mất đi niềm vui của sự cho đi.
Một người đàn ông đang bắt đầu sự nghiệp của mình và thành lập một gia đình. Anh ta có thể dễ dàng chấp nhận một khoản vay mà không áp đặt những khó khăn cho chính mình. Đó là số tiền sẽ dành cho con trai của anh ta khi có bất cứ điều gì xảy ra.
8. Đừng cố đánh bại thị trường
Rất nhiều người nhìn vào việc nghỉ hưu và nghĩ rằng: Tôi sẽ có thêm nhiều thời gian rảnh rỗi, cuối cùng tôi có thể quản lý danh mục đầu tư của mình mà không phải trả tiền cho ai để làm điều đó. Tuy nhiên, đây là một sự cám dỗ mà bạn cần chống lại.
Thứ nhất, việc kinh doanh của các nhà đầu tư nghiệp dư cũng giống như những người thợ nướng bánh không chuyên: Bạn sẽ không bao giờ nướng bánh mì ngon nếu cứ 5 phút lại mở lò nướng một lần. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nổi tiếng là những người đánh giá được rủi ro họ đang thực hiện với danh mục đầu tư của mình.
Sự giàu có của những người về hưu, chủ yếu dựa trên tiết kiệm hưu trí. Những khoản này không có nhiều rủi ro bởi nó không đòi hỏi nguồn vốn con người. Tuy nhiên, giống như một lời khuyên cũ kĩ, bạn không còn nhiều thời gian để kiếm tiền nữa. Thay vào đó, hãy mua vé số thường xuyên hơn!