8 thay đổi đáng sợ của cơ thể khi bạn tức giận: Nếu biết rõ bạn sẽ không muốn nổi nóng thêm lần nào nữa, vừa hại tinh thần vừa tổn thương sức khỏe
Khi bạn tức giận, hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể bị xáo trộn, dẫn đến tình trạng rồi loạn, ảnh hưởng đến sức khỏe theo cách bạn không ngờ tới.
- 24-05-2020Cảm xúc giống như một căn bệnh truyền nhiễm, người khôn ngoan đi kiểm soát, kẻ dại khờ bị lợi dụng: Duy trì sự ổn định là đỉnh cao nhất của EQ!
- 21-05-2020Nhiệt độ ngoài đường tại Hà Nội lên tới 50 độ C, bác sĩ cảnh báo 5 bệnh rất dễ gặp khi tiếp xúc với nắng nóng, nguy hại đặc biệt cho sức khỏe
- 21-05-2020Tự đi đấm bóp khi đau lưng, chàng trai 27 tuổi suýt liệt tứ chi: Bác sĩ Trần Quốc Khánh cảnh báo 5 lưu ý khi chữa căn bệnh ai cũng từng gặp này
Tinh thần chính là nguồn sống của mỗi con người. Tất cả những người sống thọ nhất trên thế giới đều có chỉ ra điều quan trọng nhất chính đối với họ là luôn giữ tinh thần thư thái, lạc quan yêu đời, bên cạnh lối sống điều độ, đơn giản.
Một nghiên cứu của trung tâm kiểm soát dịch bệnh Atlanta cho thấy rằng 90% các căn bệnh của con người đều bị cảm xúc, tinh thần chi phối. Trong cuộc sống hiện đại xô bồ và áp lực có quá nhiều điều khiến tâm trạng, cảm xúc của con người dễ cáu giận, nổi nóng. Tức giận là cảm xúc tiêu cực mà chúng ta cần dần dần hạn chế. Bởi tức giận chính là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều căn bệnh của thời hiện đại.
Những thay đổi ở 8 cơ quan chính của cơ thể sau khi tức giận là:
Lưu lượng máu đến tim tăng gấp đôi
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lưu lượng máu đến tim tăng gấp đôi khi bạn tức giận. Khi bạn tức giận, sự co bóp của tim được tăng cường, nhịp tim được tăng tốc và rất nhiều máu chảy đến tim. Tim cần phải tăng gấp đôi công việc của nó. Lúc này, bạn có thể lâm vào tình trạng rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, tức ngực và thậm chí là đau thắt ngực.
Gan to hơn bình thường
Sau khi nổi giận, “Khí làm tổn thương gan" nếu bạn tức giận thường xuyên, bạn sẽ bị bệnh gan, hoặc thậm chí là xơ gan. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gan lớn hơn bình thường khi tức giận. Theo y học cổ truyền Trung Quốc “sự tức giận làm tổn thương gan"- sự tức giận dẫn đến ứ đọng dịch gan và túi mật. Những người thường xuyên nổi cáu, tính khí khó chịu có nguy cơ mắc bệnh về gan, mật cao hơn bình thường.
Hệ thống miễn dịch "đình công"
Sự tức giận cũng làm hỏng hệ thống miễn dịch? Đúng vậy, cảm xúc của con người được kiểm soát bởi dopamine do não tiết ra. Là một hormone, dopamine ảnh hưởng đến việc tiết ra nhiều hormone khác trong cơ thể.
Khi chúng ta tức giận, não ra lệnh cho cơ thể tiết ra một loại corticosteroid. Nếu hormone này tích tụ quá nhiều trong cơ thể, nó sẽ cản trở hoạt động của các tế bào miễn dịch và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì vậy, nói rằng tức giận khiến hệ thống miễn dịch "đình công" là không cường điệu.
Phế nang không ngừng giãn nở, dẫn đến đau phổi
Nhiều người sẽ bị đau ở phổi khi họ tức giận nhất. Điều này là do sự tức giận có thể thực sự làm tổn thương phổi. Khi một người bị kích động về mặt cảm xúc, hơi thở sẽ trở nên nhanh và thậm chí có thể thở gấp quá sức. Tại thời điểm này, phế nang sẽ tiếp tục mở rộng và không có thời gian để co lại, vì vậy nhiều người sẽ có cảm giác đau phổi. Đây là lý do tại sao một số người thường nói "phổi sẽ nổ tung" khi tức giận.
Rối loạn chức năng đường tiêu hóa
Khi bạn tức giận, dạ dày của bạn cũng sẽ "tức giận". Điều này là do lưu lượng máu trong dạ dày bị giảm, nguồn cung cấp máu không đủ khiến nhu động ruột giảm, chức năng tiêu hóa gặp khó khăn.
Sự tức giận cũng có thể gây hưng phấn thần kinh giao cảm, dẫn đến giảm lưu lượng máu đường tiêu hóa, làm chậm nhu động, chán ăn, gây rối loạn chức năng đường tiêu hóa và loét dạ dày.
Tuyến giáp rối loạn khi bạn tức giận
Cảm xúc tức giận thường xuyên xảy ra sẽ làm rối loạn hệ thống nội tiết và làm cho tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone. Tuyến giáp là một cơ quan quan trọng trong cơ thể tham gia vào quá trình trao đổi chất. Khi bạn cảm thấy "máu sôi lên" là khi tuyến giáp bị kích thích và theo thời gian nó sẽ gây ra chứng cường giáp.
Làn da của người thường xuyên giận dữ sẽ xuất hiện nhiều nốt đốm
Nghiên cứu của 5.000 phụ nữ với những đốm dài trên khuôn mặt cho thấy rằng họ thường xuyên trải qua tâm trạng tồi tệ. Việc điều trị các vết đốm bằng bất kỳ loại thuốc nào cũng không ăn thua. Khi các mỗi quan hệ cá nhân của họ được cải thiện, tâm trạng tốt hơn, các đốm trên da của họ có thể tự biến mất mà không cần điều trị.
Chuyên gia y tế phân tích rằng khi một người tức giận, một lượng lớn máu chảy lên mặt. Lúc này, máu có ít oxy và nhiều độc tố hơn. Chất độc có thể kích thích các nang tóc, gây ra các vấn đề về da như viêm sâu quanh nang lông dẫn đến rối loạn sắc tố da, xuất hiện các nốt thâm.
Theo Sohu