"Ác mộng Vũ Hán" tái diễn ở Thượng Hải: Người dân buộc phải rời nhà, nhường chỗ cho bệnh nhân mắc Covid-19, quỳ gối van xin cũng không được
Người dân Thượng Hải có lẽ không ngờ được rằng, viễn cảnh kinh khủng ở Vũ Hán ngày ấy giờ đang xảy ra tại nơi sống của mình.
- 09-04-2022Thượng Hải phong thành, đến giới tinh hoa cũng phải 'chạy ăn từng bữa': Có tiền chưa chắc mua được thực phẩm
- 06-04-2022Xót xa hình ảnh trong khu cách ly trẻ em ở Thượng Hải: Các bé gào khóc, bơ vơ không ai chăm sóc và cảnh báo đáng lo từ chuyên gia y tế
- 06-04-2022Những hình ảnh tái hiện "ác mộng" Vũ Hán năm 2020: Thượng Hải phồn hoa biến thành thành phố hoang, toàn bộ cuộc sống như chững lại
Tình hình dịch Covid-19 ở Thượng Hải
Trong tuần qua, các hãng thông tấn và tin tức tại Trung Quốc đã đăng tải hàng loạt bài viết về tình hình của Thượng Hải. Khi cả thế giới đang dần học cách sống chung với Covid-19 thì "đất nước đông dân nhất" vẫn kiên định với kế hoạch "Zero Covid" của mình. Giới chức trách đã ra lệnh phong tỏa Thượng Hải sau khi ghi nhận 13.000 ca nhiễm mới trong ngày.
Lệnh phong tỏa lần này có thể nói là nghiêm ngặt bậc nhất, áp dụng với 26 triệu dân cư Thượng Hải. Người dân không được ra khỏi nhà dù là bất kỳ lý do gì, kể cả đi đổ rác. Tất cả phải đặt đồ ăn và nhu yếu phẩm trên mạng. Sau đó đội ngũ shipper sẽ chịu trách nhiệm mang đến. Tuy nhiên mọi thứ luôn trong tình trạng cháy hàng, mà nếu mua được thì giá cũng "trên trời".
Người dân Thượng Hải đang có xung đột sâu sắc với phía chính quyền.
Chỉ mới trong vài ngày, cuộc sống của người dân Thượng Hải đã biến chuyển không khác gì tình hình của Vũ Hán năm ấy. Khi mà thời điểm dịch Covid-19 ở Thượng Hải bắt đầu bùng phát. SCMP đưa tin, căng thẳng giữa người dân và cảnh sát đang đẩy lên cao độ tại đây.
Ở Zhangjiang (Thượng Hải, Trung Quốc), cảnh sát đã ập vào nhà dân. Và lôi họ ra bắt giữ vì thường xuyên ra ngoài không lý do. Những căn hộ tại khu Zhangjiang Nashi International đã trở thành địa điểm cách ly tập thể mà không cần hỏi ý kiến người dân.
Người dân tại tòa nhà này cho biết, họ được nói phải chuyển đi nơi khác sống vào ngày 14/4 để dành chỗ cho bệnh nhân Covid. Khi người thuê nhà phản đối thì cảnh sát mặc đồ bảo hộ trắng đã dùng vũ lực kéo họ ra khỏi nhà. Dù người dân xin được miễn cho người già yếu thì họ cũng không quan tâm. Phụ nữ và trẻ em thì khóc hết nước mắt van xin vì không có chỗ ở nữa.
Đã có nhiều xung đột, mâu thuẫn ở Thượng Hải khi đại dịch Covid-19 ập đến.
Một người phụ nữ quỳ gối van xin.
Chia sẻ của người dân giữa tình hình dịch Covid-19 ở Thượng Hải
Mới đây, trên mạng đã xuất hiện một đoạn video cho thấy hình ảnh một người phụ nữ, đang quỳ giữa đường và khóc trong tuyệt vọng. Sau đó thì cảnh sát trong trang phục bảo hộ trắng ập vào khu nhà. 2 bên xảy ra xô xát và người dân bị khống chế ngay sau đó. Đoạn phim được chia sẻ rộng rãi trên mạng và bị kiểm duyệt gỡ không lâu sau đó.
"Đã không có đồ ăn thức uống còn bị đàn áp thế này ai mà chịu được. Cảnh sát đang làm cái quái gì vậy" – Một người dùng ẩn danh chia sẻ.
Hầu như lực lượng chức năng tại đây đều mặc đồ bảo hộ trắng cho nên rất khó phân biệt ai với ai để quy trách nhiệm. Cảnh sát tại Thượng Hải giờ đang hành động rất cứng rắn. Họ sẵn sàng làm tất cả để đưa mọi thứ vào quỹ đạo cách ly . Bất kỳ ai chống đối họ sẽ áp dụng biện pháp mạnh mà không cần đàm phán gì.
Từ một Thượng Hải sầm uất, nhộn nhịp giờ đây đã vắng bóng người.
"Cảnh sát là vấn đề khác khoan nói đến. Nhưng đến cả những người làm vệ sinh cũng không chịu thu gom rác của khu chung cư nhà tôi. Biết là họ sợ mắc bệnh, họ lo cho gia đình nhưng còn chúng tôi thì sao". Cissie Hu, một phụ nữ Thượng Hải chia sẻ về tình hình của mình.
Cảnh sát dường như là "cầu nối" giữa người dân và thế giới bên ngoài. Nhưng giờ đây người Thượng Hải lại không đặt niềm tin vào họ nữa. Vậy nên mới bắt đầu xảy ra những cuộc biểu tình và bạo động.
"Bọn họ mặc đồ bảo hộ vừa không sợ lây nhiễm, vừa thoải mái làm những gì mình thích mà không sợ chịu trách nhiệm. Không biết bao giờ cái tình trạng quái quỷ này mới kết thúc nữa" – Một người dân cảm thán.
Người dân bị thiếu nhu yếu phẩm trầm trọng do phong tỏa quá nhanh.
Theo Globeandmail
Trí thức trẻ