MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ai cũng cho rằng không ai đi làm chỉ vì tiền, trên thực tế lý do số 1 khiến phần lớn nhân viên nghỉ việc lại chính là tiền lương

05-10-2017 - 19:09 PM | Sống

Đây quả thực là một sự thật chẳng hề tốt. Tim Low, phó chủ tịch marketing của PayScale nói rằng: Có thể 10 năm trước, các nhà tuyển dụng nắm hết mọi quyền lực, nhưng hiện nay nhân viên cũng đã tự trang bị cho mình nhiều thông tin hơn. Với các trang web như PayScale và Salary.com, người lao động có thể nghiên cứu về tiềm năng vị trí công việc và đảm bảo bản thân được trả lương công bằng.

Theo hãng nghiên cứu Payscale, chỉ có khoảng 20% nhân viên nói rằng họ hiểu cách thức ông chủ hay công ty của họ quyết định mức lương.

Hơn bao giờ hết, người sử dụng lao động phải xác định chế độ lương và đãi ngộ của mình vừa khiến nhân viên hài lòng mà vẫn duy trì được lợi nhuận. Gần đây, Payscale đã tổ chức hội thảo trên web và chỉ ra một số quan niệm sai lầm phổ biến về chế độ lương và đãi ngộ:

Các ông chủ thường tiết kiệm tiền bằng việc trả lương thấp cho nhân viên

Thực tế, công ty chẳng thu được nhiều lợi ích với việc trả lương quá thấp so với giá trị lợi ích và doanh thu nhân viên đó tạo ra. Low nói rằng việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới tiêu tốn của công ty 1,5 lần hoặc hơn so với việc trả lương thường kỳ cho nhân viên cũ. Ngoài việc chi phí để tạo ra doanh thu tăng thì tinh thần của công ty cũng bị ảnh hưởng khá nhiều khi các nhân viên giỏi rời đi. "Đừng quá bủn xỉn trong vấn đề trả lương nhân viên, nó hoàn toàn không phù hợp với bạn", Aubrey Bach, quản lý tiếp thị tại PayScale nói.

Người ta không nghỉ việc vì vấn đề tiền lương

Theo nghiên cứu thực tế của PayScale trong 2015, lý do số 1 khiến nhân viên nghỉ việc là tiền lương. Với nền kinh tế và thị trường lao động như hiện nay, nhân viên hoàn toàn có nhiều lý do để đòi hỏi một mức lương tốt hơn. Họ hoàn toàn có thể rời đi nếu cảm thấy mình không được ghi nhận hoặc đãi ngộ xứng đáng. Điều này không phải là điều phổ biến ở tất cả các ngành hay các nước. Nhưng khi nền kinh tế thị trường mở rộng thì nhân viên cũng có thêm quyền lực được đàm phán.

Ngoài tiền thì sự hài lòng về công việc cũng quan trọng không kém. Ví dụ, người lao động trong lĩnh vực y tế và giáo dục, dù làm việc ở các vị trí hưởng lương thấp nhưng luôn ghi nhận được mức độ hài lòng công việc cao. Nếu một nhân viên nghỉ việc không phải vì tiền lương, hãy tìm hiểu sâu hơn để biết lý do. Ý nghĩa công việc và phạm vi ảnh hưởng/tiếng nói của họ trong tổ chức cũng là điều vô cùng quan trọng.

Nói chuyện với nhân viên về tiền lương sẽ "kích động bạo loạn"

Sự minh bạch về chi trả lương sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa chủ lao động và nhân viên. Hoàn toàn không tốt nếu bạn không nói chuyện với nhân viên của mình về chính sách lương thưởng của công ty. Bạn đang cần tạo ra cơ hội để nhân viên chia sẻ quan điểm của họ về chính sách đãi ngộ của công ty.

Khi các công ty cởi mở về chính sách đãi ngộ thì nhân viên của họ có những phản hồi tốt hơn. Trong cuộc khảo sát của PayScale với 71.000 nhân viên, 82% trong số đó cho biết họ hài lòng với công việc của mình ngay cả khi họ nhận được mức lương thấp hơn trung bình. Đó là khi ông chủ đã trao đổi rõ ràng với họ về lý do họ được trả lương thấp hơn. Về cơ bản, cởi mở trong giao tiếp sẽ mang đến nhiều nhân viên trung thành hơn.

Theo Mai Lâm

Trí thức trẻ

Trở lên trên