MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Án đánh bạc nghìn tỷ: Viettel, MobiFone, Vinaphone xin vắng mặt tại toà

Chủ toạ phiên xét xử vụ án đánh bạc nghìn tysáng 17/11 cho biết 3 nhà mạng Viettel, MobiFone, Vinaphon có đơn xin xét xử vắng mặt. Tham gia tố tụng tại toà, 3 nhà mạng này là tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Sáng 17/11, HĐXX bước sang ngày xét xử thứ 6 vụ án liên quan đến đường dây đánh bạc trực tuyến.

Ngay đầu phiên tòa, Chủ tọa Nguyễn Thị Thùy Hương cho biết ý kiến của HĐXX liên quan đến yêu cầu các vị luật sư hôm lảm thủ tục xét hỏi.

Ba nhà mạng xin vắng mặt

Đối với đề nghị triệu tập sự có mặt của ba nhà mạng viễn thông, Chủ tọa cho biết Viettel, MobiFone, Vinaphone đã có đơn xin xét xử vắng mặt. Tham gia tố tụng tại phiên tòa, ba nhà mạng trên là tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Quan điểm của Viện Kiểm sát là truy thu các số tiền thu lời không chính đáng đã được chứng minh là nguồn gốc tiền do đánh bạc mà có.

Việc hưởng lợi của các nhà mạng từ bán thẻ cào được sử dụng cho game bài RikVip là không có căn cứ pháp lý, vi phạm Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011. Tổng số tiền truy thu của ba nhà mạng là 372 tỷ đồng. Trong đó, Viettel bị đề nghị hoàn trả nhiều nhất.

Các bộ nói gì?

Cũng trong đầu giờ sáng nay, lần đầu tiên trong phiên tòa, văn bản trả lời của các cơ quan chức năng cho cơ quan an ninh điều tra đã chính thức được công bố.

Theo đó, Bộ Thông tin Truyền thông (TTTT) chịu trách nhiệm quản lý của Chính phủ đối với dịch vụ viễn thông, quản lý thẻ thanh toán viễn thông với tư cách hàng hóa chuyên dùng gắn liền với cung ứng dịch vụ viễn thông. Tuy nhiên, việc dùng loại thẻ này để thanh toán nội bộ hay doanh nghiệp liên doanh liên kết, cung cấp hàng hóa không phải dịch vụ viễn thông lại thuộc quản lý của bộ ngành khác như Bộ Công Thương, NHNN.

Thẻ cào là thẻ nạp sẵn mã tiền, chỉ doanh nghiệp thông tin di động mới được phát hành, quản lý với tư cách hàng hóa chuyên dùng, gắn liền với dịch vụ. Còn thẻ game do nội bộ doanh nghiệp phát hành thẻ, cung cấp hàng hóa dịch vụ không thuộc dịch vụ viễn thông và chỉ thanh toán chính sản phẩm do tổ chức cung cấp.

Án đánh bạc nghìn tỷ: Viettel, MobiFone, Vinaphone xin vắng mặt tại toà - Ảnh 1.

Văn của Bộ Thông tin và Truyền thông về trách nhiệm trong quản lý thẻ cào sử dụng cho các dịch vụ ngoài viễn thông.

Theo văn bản trả lời, doanh nghiệp thông tin di động có trách nhiệm thông báo mệnh giá, kiểm tra các đại lý phân phối bán sim thẻ theo đúng quy định. Bộ TTTT quản lý thẻ thanh toán viễn thông với tư cách hàng hóa chuyên dùng gắn liền với cung ứng dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp viễn thông phát hành.

Theo phân loại dịch vụ viễn thông, game bài RikVip là trò chơi có sự tương tác với nhiều người, qua hệ thống máy chủ, thuộc trò chơi điện tử G1. Văn bản của Bộ xác nhận game bài chưa được thẩm định và cấp phép. Do đó, việc kinh doanh game là sai quy định về quản lý dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

Văn bản trả lời của Bộ TTTT cũng xác định việc dùng thẻ để thanh toán nội bộ hay doanh nghiệp liên doanh liên kết, cung cấp hàng hóa không phải dịch vụ viễn thông ... (trong đó có việc dùng thẻ cào để tham gia game bài) thuộc quản lý của bộ ngành khác Bộ Công Thương, NHNN.

Trong khi đó, văn bản của Bộ Công Thương trả lời cơ quan điều tra cho biết doanh nghiệp muốn cung cấp thẻ viễn thông phải được phép của Bộ TTTT. Do đó, Bộ TTTT là cơ quan quản lý có thẩm quyền về việc này.

NHNN cũng trả lời thẩm quyền quản lý nhà nước đối với thẻ cào thuộc về Bộ TTTT. Phía NHNN không có chức năng nhiệm vụ quyền hạn đối với thẻ cào, thẻ game.

Tại quy định trong Luật NHNN năm 2010, NHNN chịu trách nhiệm quản lý phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Danh sách các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt gồm séc, ủy nhiệm chi, thẻ ngân hàng…. Trong đó, thẻ ngân hàng không gồm thẻ do cung ứng hàng hóa phát hành để phục vụ việc thanh toán chính hàng hóa đó.

Án đánh bạc nghìn tỷ: Viettel, MobiFone, Vinaphone xin vắng mặt tại toà - Ảnh 2.

Do công văn của Bộ TTTT đã trả lời đầy đủ các câu hỏi của luật sư nên Chủ tọa phiên tòa cho biết sẽ không triệu tập đại diện cơ quan này theo đề nghị của luật sư Lê Văn Thiệp, bảo vệ cho bị cáo Lê Thị Lan Thanh.

Theo Ngọc Linh

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên