Ấn Độ quyết mua dầu Nga với lý do không thể thuyết phục hơn, Moscow tạm dẫn trước trong "cuộc chiến ngoại giao" ở quốc gia tỉ dân
Ngay sau khi Ngoại trưởng Anh Liz Truss và Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Daleep Singh kết thúc chuyến thăm, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã tới Ấn Độ. Cùng ngày, New Delhi tuyên bố tiếp tục mua dầu giá rẻ của Nga vì "lợi ích quốc gia".
- 02-04-2022Không để thế giới phải "đoán già, đoán non", Ấn Độ thẳng thừng tuyên bố tiếp tục mua dầu đại hạ giá của Nga
- 29-03-2022Ấn Độ mua dầu "đại hạ giá" của Moscow và Trung Quốc có thể là nước tiếp theo: Ai có thể hạ gục ngành công nghiệp dầu mỏ Nga khi gần 3 tỷ người đang có nhu cầu?
- 28-03-2022'Nữ hoàng' giao dịch và bí ẩn guru nhấn chìm thị trường Ấn Độ trong bê bối (PII)
- 27-03-2022'Nữ hoàng' giao dịch và bí ẩn guru nhấn chìm thị trường Ấn Độ trong bê bối (PI)
- 15-03-2022Món hời không thể bỏ qua: Ấn Độ đang tìm cách lách các biện pháp trừng phạt để mua dầu đại hạ giá của Nga, Moscow sẽ có khách "sộp"
Ấn Độ trở thành thanh nam châm thu hút giới chức ngoại giao Nga và phương Tây
Báo chí phương Tây cho rằng, ông Lavrov tới New Delhi để thuyết phục Ấn Độ giữ quan điểm trung lập về xung đột ở Ukraine và phớt lờ các lệnh trừng phạt của phương Tây để tiếp tục mua dầu Nga thông qua cơ chế thanh toán bằng đồng rúp.
Hôm 1/4, ông Lavrov đã gặp người đồng cấp Subrahmanyam Jaishankar, bày tỏ Nga đánh giá cao quan điểm trung lập của Ấn Độ. Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Nga nhấn mạnh Ấn Độ nên "xem xét tình huống này trên cơ sở toàn bộ sự thật chứ không chỉ nên nghe theo một chiều". Nhiều khả năng Ngoại trưởng Lavrov cũng sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Nhưng đằng sau những hoạt động ngoại giao thông thường này là một câu chuyện đầy kịch tính. Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov diễn ra ngay sau khi Ngoại trưởng Anh Liz Truss và Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Daleep Singh kết thúc chuyến công du của họ tới Ấn Độ. Báo chí Anh mô tả chuyến thăm của bà Truss là một sự thúc đẩy chống Nga.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov (phải) và người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar tại New Delhi hôm 1/4.
Ông Singh được mô tả là một trong những kiến trúc sư chính của các biện pháp trừng phạt chống Nga. Không chỉ có mặt tại Ấn Độ, người đàn ông này cũng thực hiện nhiều chuyến công du khác nhằm vận động đồng minh và các nước trung lập mạnh tay hơn với Nga.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Anh và Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ tới Ấn Độ cũng nhằm mục đích tương tự. Trong khi đó, Nga mô tả mối quan hệ với New Delhi là "quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt và đặc quyền". Nga đặt mối quan hệ với Ấn Độ tương đương như quan hệ với Trung Quốc. Trước đó, ông Lavrov cũng đã chuyến công du nền kinh tế thứ 2 thế giới và làm việc với người đồng cấp Vương Nghị.
Tiếp tục mua dầu Nga vì lợi ích quốc gia
Trước đây, nhiều quốc gia phương Tây lên tiếng lo ngại việc Ấn Độ tăng cường mua dầu từ Nga với mức chiết khấu siêu lớn. Trong chuyến công du vừa diễn ra, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ về Kinh tế Quốc tế Daleep Singh cho biết Chính quyền Biden không muốn thấy Ấn Độ tăng cường mua dầu thô từ Nga.
Trong khi đó, phát biểu từ Washington, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo nói rằng việc Ấn Độ tiếp tục mua dầu giá rẻ từ Nga là "đáng thất vọng" và một lần nữa thúc giục New Delhi đừng về phía mà người Mỹ mô tả là "lẽ phải". Phía Anh phát biểu không có gì khác Mỹ.
Tuy nhiên, áp lực từ phương Tây không đủ để ngăn Ấn Độ mua dầu Nga. Bộ trưởng Tài chính Nirmala Sitharaman cho biết Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu giá rẻ của Nga vì lợi ích quốc gia ngay cả khi phương Tây liên tiếp gia tăng áp lực nhằm cô lập Moscow.
"Chúng tôi đã bắt đầu mua. Chúng tôi nhận được khá nhiều dầu và tôi nghĩ số lượng này đủ cho nhu cầu của toàn Ấn Độ trong khoảng 3-4 ngày. Chúng tôi sẽ tiếp tục mua. Lợi ích của Ấn Độ là điều cần được chú trọng", ông Sitharaman trả lời phỏng vấn CNBC hôm 1/4.
Hôm 31/3, Bloomberg cho biết Nga đang bán thêm dầu cho Ấn Độ với giá thấp hơn khoảng 35 USD/thùng so với giá trước khi xung đột xảy ra. Dầu thô giá rẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng với nền kinh tế Ấn Độ. Quốc gia tỷ dân này phải nhập khẩu tới 85% nhu cầu năng lượng từ bên ngoài.
Trong bối cảnh giá dầu toàn cầu tăng cao, các nhà bán lẻ đã bắt đầu nâng giá bán, đẩy gánh nặng sang vai người tiêu dùng. Nó cũng gây áp lực để Chính phủ Ấn Độ phải cắt giảm thuế nhiên liệu, nhất là khi giá dầu Brent luôn dao động ở mức trên 100 USD/thùng.
"Tôi sẽ đặt an ninh năng lượng của quốc gia mình lên hàng đầu. Nếu có nhiên liệu giá rẻ, tại sao chúng ta lại không nên mua nó?", ông Sitharaman đặt câu hỏi.