MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ăn uống lành mạnh 6 bữa mỗi ngày, người phụ nữ này đã làm được điều mà bất cứ chị em nào cũng mong ước

01-05-2017 - 16:09 PM | Sống

Tâm sự của Jeanne Sager (Mỹ) dưới đây chắc chắn sẽ khiến chị em hiểu rõ tầm quan trọng của thói quen ăn uống lành mạnh.

Ngay từ khi là một thiếu niên có ý thức về cơ thể, tôi thường xuyên bỏ qua những cơn đói hành hạ mình vào buổi trưa. Để rồi sau đó, tôi lại nhét cả xô thức ăn, ăn lấy ăn để bù đắp cho cơn đói quay cuồng. Tôi chỉ ăn một bữa mỗi ngày nhưng với lượng thức ăn thực sự khổng lồ!

Tôi chỉ ăn một bữa mỗi ngày nhưng có lượng thức ăn thực sự khổng lồ!

Tôi chỉ ăn một bữa mỗi ngày nhưng có lượng thức ăn thực sự khổng lồ!

May mắn thay, khi lớn lên, tôi đã học ăn chay và trở thành một bà mẹ. Tôi bắt đầu ăn sáng cùng con gái trước khi đưa con lên xe bus, ăn trưa tại bàn làm việc và ăn tối quây quần bên gia đình. Tôi nghĩ việc ăn uống của mình đã đi vào nhịp điệu khá tốt nhưng gần đây thì cảm thấy có sự thay đổi. Khi tôi phải chú tâm vào những deadline, tôi lại quên mất việc ăn uống vì phải ngồi lâu hơn, làm việc nhiều hơn. Tôi chỉ nhớ đến ăn khi đã đói ngấu nghiến và nhét bất cứ thứ gì ăn được vào mồm ngay khi nhìn thấy.

Tất nhiên, cụm từ "bất cứ thứ gì" không thể nào là một món salad hay burger rau bổ dưỡng. Thay vào đó, tôi sẽ vơ bất cứ thứ gì thật giàu năng lượng, dưỡng chất và ăn thật nhiều thật nhiều cho thỏa mãn cơn đói. Kết quả vượt ngoài sự mong đợi: Tôi tăng lên gần 5kg và cảm thấy cơ thể nặng nề, chậm chạp, lũn chũn như một đứa trẻ sơ sinh. Điều ấy khiến tôi quyết tâm có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Tôi đã quyết định ăn 6 bữa mỗi ngày, mỗi bữa có lượng thực phẩm bằng 1/4 bữa sáng hoặc trưa thông thường.

Tôi đã quyết định ăn 6 bữa mỗi ngày, mỗi bữa có lượng thực phẩm bằng 1/4 bữa sáng hoặc trưa thông thường.

Một số nghiên cứu đã tìm thấy việc chia nhỏ lượng thực phẩm trong ngày thành 6 bữa ăn mỗi ngày để giảm đói, giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, ăn các bữa ăn thường xuyên vào cùng một thời điểm mỗi ngày có thể làm tăng sự trao đổi chất của bạn.

Chính vì vậy, tôi đã quyết định ăn 6 bữa mỗi ngày, mỗi bữa sẽ có lượng thực phẩm bằng 1/4 bữa sáng hoặc ăn trưa thông thường. Khoảng cách giữa các bữa ăn là 2-2,5 tiếng nên tôi sẽ không bao giờ cảm thấy đói ngấu đói nghiến trước khi đến bữa ăn. Tôi hy vọng rằng điều này sẽ giúp tôi tỉnh táo để lựa chọn những thực phẩm lành mạnh hơn và ngừng ăn uống ngay khi cảm thấy hơi no.

Tôi quyết định dành ra 1 tháng để làm việc này và trông chờ vào sự thay đổi. Quả nhiên, những thay đổi mà tôi có được nhờ chia nhỏ bữa ăn thực sự vượt ngoài mong đợi:

Ăn uống lành mạnh có kế hoạch

Tôi bắt đầu với những ý định tốt nhất như chuẩn bị những bữa ăn nhẹ nhàng với thực phẩm tươi mới, tự tay chế biến món ăn trong tất cả các bữa trong ngày. Đó là kế hoạch ăn uống hoàn hảo nhưng tôi chợt nhận ra kể cả đó là những bữa ăn nhỏ, bạn cũng mất kha khá thời gian để chuẩn bị, trong khi lý do chính khiến tôi rơi vào vòng ăn uống tồi tệ là do quá bận rộn. Tôi làm việc ở nhà, lẽ tất nhiên rất thuận lợi cho việc tự nấu nướng. Nhưng 10 phút để làm trứng, salad lại tiêu tốn kha khá thời gian làm việc của tôi.

Tôi nhanh chóng nhận ra rằng mình phải nấu ăn nhiều trước khi làm việc, dù là vào sáng sớm hay vào đêm hôm trước. Nếu không lên kế hoạch, tôi sẽ lấy ngay một chiếc pizza để lạnh trong tủ lạnh hay cả một hộp kẹo và nhai ngấu nghiến khi đói cho mà xem.

Tôi bắt đầu với những ý định tốt nhất như chuẩn bị những bữa ăn nhẹ nhàng với thực phẩm tươi mới.

Tôi bắt đầu với những ý định tốt nhất như chuẩn bị những bữa ăn nhẹ nhàng với thực phẩm tươi mới.

Xác định lại những thứ được tính là bữa ăn

Khi bắt đầu thử nghiệm này, tôi nghĩ rằng mình vẫn sẽ ăn các bữa ăn truyền thống - chỉ là ăn ít hơn. Nhưng đó không phải là ý tưởng hoàn toàn tốt đẹp gì. Tôi thường quá mệt mỏi vào ban đêm chỉ để chuẩn bị cho bữa ăn ngày hôm sau. Đôi khi tôi cũng ngủ quên và không có thời gian để nấu nướng vào buổi sáng. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng mình cần có những bữa ăn nhẹ - miễn là chúng lành mạnh.

Quy tắc của tôi rất đơn giản: Liệu tôi có thể ăn rồi tiếp tục làm việc không? Liệu sẽ cảm thấy tốt hơn sau khi ăn nó? Nếu cả 2 đều là "Yes" thì tôi sẽ chộp lấy và cho vào giỏ hàng của mình.

Khi bắt đầu thử nghiệm này, tôi nghĩ rằng mình vẫn sẽ ăn các bữa ăn truyền thống nhưng ăn ít hơn.

Khi bắt đầu thử nghiệm này, tôi nghĩ rằng mình vẫn sẽ ăn các bữa ăn truyền thống nhưng ăn ít hơn.

Tôi ít bị đói hơn

Tôi mong rằng mình sẽ ít bị đói hơn vì không bao giờ để bụng mình rỗng hoàn toàn. Phải mất một tuần kiên trì thực hiện, tôi mới nhận thấy sự khác biệt. Thỉnh thoảng, khi tỉnh dậy vào buổi sáng, tôi không còn cảm thấy đói. Chia nhỏ bữa ăn như vậy khiến tôi ngủ sâu, ngủ ngon hơn, thay vì cảm giác cồn cào vào ban đêm.

Nhưng để làm được điều đó, tôi phải quyết tâm cao độ trong việc tuân thủ kế hoạch ăn uống của mình. Ban đầu tôi buộc phải gồng mình với cảm giác ăn chưa được no, cảm giác thèm thuồng mà đôi khi tôi nghĩ chẳng thể nào vượt qua nổi. Sau một vài ngày, không hành hạ vào giờ ăn sáng, tôi bắt đầu nới lỏng các quy tắc. Nếu tôi có một buổi sáng "không đói", quá đơn giản, tôi chỉ đợi cho đến khi dạ dày nói sẵn sàng biểu tình. Vào những ngày sau đó, tôi cắt giảm 6 bữa thành 5 bữa ăn mỗi ngày, không tăng thêm khẩu phần ăn mỗi bữa. Và ngay cả khi cắt hẳn 1 bữa, tôi cũng không còn cảm thấy đói.

Tôi bắt đầu có thói quen rèn luyện thể chất giữa giờ làm việc hoặc sau khi ăn tối như đá bóng xung quanh sân cùng con gái.

Tôi bắt đầu có thói quen rèn luyện thể chất giữa giờ làm việc hoặc sau khi ăn tối như đá bóng xung quanh sân cùng con gái.

Tôi có nhiều năng lượng hơn

Trước thử nghiệm này, tôi đã không thực sự tập thể dục trong nhiều tháng. Tôi chưa bao giờ là một người có thể nhảy ra khỏi giường và đi đến phòng tập. Và khi kết thúc một ngày với cơn đói lả, tôi thực sự không thể đi vững chứ đừng nói đến chuyện tập luyện.

Sau 1 tuần ăn 6 bữa mỗi ngày, tôi bắt đầu cảm thấy tốt hơn. Tôi bắt đầu có thói quen rèn luyện thể chất giữa giờ làm việc hoặc sau khi ăn tối như đá bóng xung quanh sân cùng con gái hoặc thực hiện nhanh một số động tác yoga theo video hướng dẫn.

Tôi không làm việc nhiều hơn 15-20 phút mỗi ngày nhưng không còn phải chạy vào nhà bếp lục lọi đồ ăn. Tôi khiến bản thân phải di chuyển nhiều hơn và điều ấy thật sự rất tốt: Tôi đã giảm gần 1kg, mặc vừa quần áo hơn sau thử nghiệm này.

Tôi quản lý được cơn thèm ngọt của mình, chỉ ăn 2 mẩu sô cô la thay vì nửa túi như trước đây.

Tôi quản lý được cơn thèm ngọt của mình, chỉ ăn 2 mẩu sô cô la thay vì nửa túi như trước đây.

Chu kỳ kinh nguyệt được quản lý dễ dàng hơn

Theo các nhà nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng và Công nghệ Thực phẩm quốc gia Hoa Kỳ, thói quen ăn uống của 30 phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 45 sẽ tăng lên khoảng 500 calo mỗi ngày xung quanh chu kỳ kinh nguyệt. Tôi không đếm được số calo của mình nhưng chắc chắn là tôi đã ăn nhiều hơn rất nhiều khi sắp đến kỳ kinh nguyệt.

Mặc dù vậy, khi chia nhỏ bữa ăn thành 6 bữa mỗi ngày, tôi không còn muốn ăn nhiều hơn nữa. Tất nhiên là tôi vẫn thèm ăn đồ ngọt khi sắp đến ngày nhưng cảm giác đói ngấu, ăn nhiều hơn đã không còn xảy ra nữa. Tôi cũng quản lý được cơn thèm ngọt của mình, chỉ ăn 2 mẩu sô cô la thay vì nửa túi như trước đây.

Bây giờ khi thử nghiệm đã kết thúc, tôi không duy trì ăn 6 bữa mỗi ngày nữa mà quay về 4 bữa. Tôi đã có một thói quen ăn sáng đầy đủ, lành mạnh, ăn uống lành mạnh vào buổi trưa, ăn nhẹ lúc chiều muộn và bữa tối giản đơn. Nhưng đến khi chuẩn bị vào chu kỳ kinh nguyệt, tôi sẽ tự điều chỉnh lên thành 6 bữa ăn để vượt qua những ngày tồi tệ ấy.

Nhìn chung, tôi thấy thử nghiệm của mình thành công. Trong khi 6 bữa ăn mỗi ngày có thể không phải là ý kiến hay nhưng tôi thực sự đã tìm ra thói quen ăn uống lành mạnh cho bản thân và sẽ duy trì lâu dài.

(Nguồn: Pre)

Theo HH

Theo Trí thức trẻ

Trở lên trên