MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Áp dụng Công nghệ giúp doanh nghiệp Việt ngành thực phẩm và đồ uống nắm bắt cơ hội thị trường

31-10-2023 - 08:00 AM | Kinh tế số

Áp dụng Công nghệ giúp doanh nghiệp Việt ngành thực phẩm và đồ uống nắm bắt cơ hội thị trường

Nhu cầu ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, cũng như tính cạnh tranh cao của thị trường thực phẩm và đồ uống đã thúc đẩy các nhà sản xuất tăng cường áp dụng các công nghệ tiên tiến.

Với dân số gần 100 triệu người, tốc độ tăng dân số nhanh và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng, Việt Nam là thị trường lớn và hấp dẫn cho ngành sản xuất thực phẩm - đồ uống.

Khảo sát của Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cho thấy: Thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam đang dần phát triển thực sự về chiều sâu. Người tiêu dùng không chỉ coi trọng các yếu tố rất cơ bản như chất lượng cảm nhận, độ bền, giá cả, mà các yếu tố về chất lượng cũng là các yếu tố rất được người tiêu dùng quan tâm, đặc biệt đối với sản phẩm nhóm ngành thực phẩm, đồ uống (F&B).

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, cũng như tính cạnh tranh cao của thị trường, các nhà sản xuất F&B Việt Nam cần áp dụng các hệ thống công nghệ để tăng hiệu quả. Trong đó, SAP ERP là hệ thống ERP hàng đầu, được nhiều nhà sản xuất F&B Việt Nam ứng dụng thành công.

4 lợi ích lớn của SAP ERP với ngành sản xuất FB

Trước hết, SAP ERP có thể giúp các nhà sản xuất F&B Việt Nam hợp lý hóa quy trình kinh doanh và tự động hóa các công việc thủ công, giúp tăng năng suất đáng kể và tiết kiệm chi phí. Thứ hai, hệ thống này cũng giúp cải thiện khả năng hiển thị và kiểm soát, khi cung cấp một nền tảng tích hợp duy nhất để quản lý tất cả các khía cạnh của chuỗi cung ứng F&B.

Thứ ba, hệ thống này cho phép doanh nghiệp nâng cao chất lượng và an toàn, ví dụ như giúp theo dõi luồng nguyên liệu và thành phẩm trong chuỗi cung ứng, đồng thời nhanh chóng xác định và loại bỏ các sản phẩm có dấu hiệu bị hư hỏng hay tới hạn.

Ngoài ra, doanh nghiệp ứng dụng SAP ERP cũng sẽ cải thiện tính tuân thủ các quy định chất lượng và an toàn thực phẩm phức tạp, cung cấp một số tính năng cụ thể phù hợp với nhu cầu của ngành sản xuất F&B. Ví dụ, SAP ERP có thể giúp các nhà sản xuất F&B Việt Nam quản lý công thức sản phẩm phức tạp hay các công thức bí mật; theo dõi ngày hết hạn của sản phẩm; quản lý các quy định về an toàn thực phẩm… Những lợi ích này có thể mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể và giúp các nhà sản xuất F&B thành công trên thị trường toàn cầu.

SAP ERP đã sớm phổ biến trong ngành sản xuất F&B trên thế giới, trong đó, Ajinomoto có thể coi là một ví dụ điển hình. Ajinomoto Thái Lan, đơn vị đóng vai trò là căn cứ quan trọng nhất trong khu vực ASEAN của Tập đoàn đã chuyển đổi sang SAP S/4HANA. Ngoài ra, công ty đã triển khai SAP Analytics Cloud và SAP Datasphere cho việc đào sâu dữ liệu vận hành để đưa ra các báo cáo định hướng chiến lược cho Doanh nghiệp. Dự án triển khai và phát triển hệ thống này do ABeam Consulting chịu trách nhiệm với sự đồng hành của SAP.

Ông Yoshihiro Takei, Giám đốc CNTT tại Ajinomoto Co. (Thailand) Ltd. đánh giá kết quả của dự án: "Chúng tôi đã đạt được tất cả các mục tiêu đề ra cho dự triển khai dự án và thu được nhiều lợi ích, chẳng hạn như giảm chi phí vận hành khoảng 40%. Trong khi dần dần đưa hệ thống đến chuẩn hóa, nền tảng dữ liệu tích hợp và việc cung cấp các báo cáo phân tích dựa trên dữ liệu vận hành tại thời điểm góp phần đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn và kịp thời".

Ở trong nước, Vinamilk - công ty sữa lớn nhất Việt Nam - đã sử dụng SAP ERP để quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng của mình, từ thu mua sữa nguyên liệu đến giao thành phẩm, nâng cao hiệu quả và năng suất lên 20%. Hay SABECO - nhà sản xuất bia lớn nhất Việt Nam, khi sử dụng SAP ERP để quản lý việc lập kế hoạch sản xuất, quản lý tồn kho, bán hàng và phân phối đã giảm được 10% chi phí và tăng doanh thu thêm 5%. (Theo sap.com)

SAP ERP có thể sẽ đóng vai trò lớn hơn nữa khi ngành hàng F&B Việt Nam tiếp tục phát triển

Các chuyên gia từ ABeam Consulting nhận định: "Các doanh nghiệp sản xuất F&B ngày càng chuẩn hóa quy trình, hướng tới việc đạt được các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững bằng cách giảm thất thoát lương thực như đã nêu trong các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và tăng dòng tiền thông qua giảm hàng tồn kho và kiểm soát lô hàng cụ thể. Đồng thời, họ cũng chịu áp lực phải tối đa hóa lợi nhuận".

Theo chuyên gia tư vấn từ ABeam, vấn đề quan trọng đặt ra đối với các doanh nghiệp trong ngành này, là làm thế nào để trang bị cho mình khả năng quản lý chuỗi cung ứng. Điều này phải được thực hiện song song với việc lập kế hoạch bán hàng và vận hành (S&OP) trong các hệ thống CNTT có xu hướng rất phức tạp để xử lý và thường đòi hỏi một khoảng thời gian triển khai dự án kéo dài trước khi đi vào hoạt động chính thức.

Các nhà tư vấn chuyển đổi số, như ABeam Consulting, có thể hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất F&B ở nhiều khía cạnh, bao gồm lập kế hoạch chiến lược, cải tiến quy trình, kiểm soát chất lượng và triển khai các giải pháp công nghệ.

Lập kế hoạch chiến lược: ABeam có thể giúp các nhà sản xuất F&B phát triển và thực hiện các kế hoạch chiến lược sẽ giúp họ đạt được các mục tiêu kinh doanh. Điều này có thể bao gồm chiến lược phát triển sản phẩm mới, mở rộng sang thị trường mới hoặc cải thiện hiệu quả hoạt động.

Áp dụng Công nghệ giúp doanh nghiệp Việt ngành thực phẩm và đồ uống nắm bắt cơ hội thị trường - Ảnh 1.

Modal tích hợp giữa SAP ERP và SAP Analytics Cloud thông qua giải pháp trung gian Datasphere, bởi ABeam Consulting

Cải tiến quy trình: ABeam có thể giúp các nhà sản xuất F&B cải thiện quy trình kinh doanh bằng các công nghệ giúp tự động hóa quy trình (RPA), chẳng hạn như xử lý đơn hàng, quản lý tồn kho và lập kế hoạch sản xuất một cách tự động.

Kiểm soát chất lượng: ABeam cung cấp dịch vụ tư vấn giúp các nhà sản xuất F&B cải thiện quy trình kiểm soát chất lượng của họ và đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng có liên quan. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nhà sản xuất F&B xuất khẩu sản phẩm của họ ra nước ngoài.

Triển khai giải pháp công nghệ: ABeam cũng có thể giúp các nhà sản xuất F&B triển khai các công nghệ mới, chẳng hạn như hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (enterprise resource planning - ERP) và hỗ trợ interface (giao diện) giữa SAP và các bên thứ ba như  MES, PLM (Product Lifecycle Management), DMS (distribution management system), TMS (transportation management system) hay RPA…

Với hiểu biết sâu sắc về các yêu cầu đặc thù của ngành và đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm từng tư vấn cho POCARI SWEAT, Ajinomoto, KIDO group…, ngoài các dịch vụ chung này, ABeam còn cung cấp một số tư vấn cụ thể cho doanh nghiệp sản xuất về phát triển sản phẩm, quản lý chuỗi cung ứng, xâm nhập thị trường và phát triển bền vững.

Áp dụng Công nghệ giúp doanh nghiệp Việt ngành thực phẩm và đồ uống nắm bắt cơ hội thị trường - Ảnh 2.

"Khi ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam tiếp tục phát triển, áp dụng các giải pháp công nghệ sẽ đóng vai trò lớn hơn nữa trong việc giúp các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống Việt Nam thành công" - nhóm chuyên gia ABeam kết luận.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ của ABeam tại đây

Ánh Dương

Tổ Quốc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên