MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Áp lực khủng khiếp của Hoàng tử Nhật Bản 13 tuổi gánh trên vai tương lai hoàng gia lâu đời nhất thế giới

20-10-2019 - 12:41 PM | Sống

Chuyến đi nước ngoài đầu tiên đến Bhutan hồi tháng 8 vừa qua của Hoàng tử Hisahito được xem là cuộc ra mắt vị vua tương lai của hoàng gia lâu đời nhất thế giới.

Chuyến đi Bhutan của Thái tử Fumihito cùng vợ và con trai út, Hoàng tử Hisahito diễn ra ba tháng sau khi bác của Hoàng tử, Nhật hoàng Naruhito, 59 tuổi, thừa khế ngai vàng do nhà vua Akihito thoái vị. Chào hỏi chủ nhà trong trang phục truyền thống hakama hay thử tài bắn cung ở Brutan là hoạt động hiếm hoi trước công chúng của Hoàng tử Hisahito.

Theo truyền thống từ trước đến nay, Nhật Bản chỉ cho phép nam giới lên ngôi Ngai vàng Hoa cúc và mong muốn thay đổi quy tắc kế vị thường bị chỉ trích bởi Đảng Bảo thủ, đảng ủng hộ chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe.

Hisahito là thành viên nam duy nhất của hoàng gia Nhật Bản trong thế hệ của cậu. Hoàng tử 13 tuổi này sẽ lên ngôi sau cha cậu, Thái tử Fumihito, 53 tuổi, em trai Nhật hoàng. Như vậy, tương lai phát triển của hoàng gia Nhật nằm trên vai của Hisahito.

Áp lực khủng khiếp của Hoàng tử Nhật Bản 13 tuổi gánh trên vai tương lai hoàng gia lâu đời nhất thế giới  - Ảnh 1.
Áp lực khủng khiếp của Hoàng tử Nhật Bản 13 tuổi gánh trên vai tương lai hoàng gia lâu đời nhất thế giới  - Ảnh 2.

Hoàng tử Hisahito trong chuyến thăm đến Bhutan hồi tháng 8 vừa qua.

"Theo quy tắc kế vị hiện tại, Hoàng tử Hisahito là người cuối cùng cuối cùng sẽ gánh vác việc duy trì sự tồn tại của dòng dõi hoàng tộc. Áp lực mà hoàng tử phải gánh trên vai là quá sức tưởng tượng", tờ Asahi cho biết.

Hoàng tử Hisahito chào đời năm 2006 được xem là một phép nhiệm màu trong mắt phái bảo thủ, những người mong muốn duy trì quy tắc kế vị chỉ dành cho nam giới. Trước đó, không có thành viên nam giới nào trong hoàng tộc Nhật được sinh ra từ năm 1965.

Sau 8 năm kết hôn, vợ Nhật hoàng, Công nương Masako, chỉ hạ sinh được Công chúa Aiko. Điều đó thôi thúc các động thái sửa đổi luật kế vị, để phụ nữ có thể kế thừa và truyền lại ngai vàng. Tuy nhiên, sự ra đời của Hisahito khiến động thái đó được trì hoãn.

"Phái bảo thủ coi đó là ý trời đã an bài", Hidehiko Kasahara, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Keio, cho biết. Giờ đây, giới chuyên gia và truyền thông đang tự hỏi liệu Hisahito có được chuẩn bị chu đáo cho tương lai hay không.

Áp lực khủng khiếp của Hoàng tử Nhật Bản 13 tuổi gánh trên vai tương lai hoàng gia lâu đời nhất thế giới  - Ảnh 3.

Áp lực khủng khiếp đã đè nặng trên vai một cậu bé 13 tuổi.

"Điều quan trọng là phải để cậu bé nhận ra mình đang giữ vai trò thừa kế ngai vàng khi tiếp xúc với mọi người và giữ ý định đó trong tâm trí từ khi còn nhỏ. Hiến pháp Nhật Bản sau thế chiến II quy định Nhật hoàng không có thẩm quyền chính trị và xem nhà vua là 'biểu tượng của Nhà nước và sự hòa thuận của người dân'", Kasahara nói.

Hisahito đang theo học tại một trường trung học thuộc Đại học Ochanomizu. Cậu bé là thành viên hoàng tộc đầu tiên kể từ sau chiến tranh không theo học trường tư thục Gakushuin.

Không giống như ông nội Akihito, Hisahito không có người cố vấn đặc biệt nào giúp cậu bé chuẩn bị cho vương vị trong tương lai. Shinzo Koizumi, cựu Chủ tịch Đại học Keio, đã là người cố vấn cho Akihito và ông sau đó trở thành hình mẫu cho con trai, hiện là Thiên hoàng Naruhito, theo lời các học giả.

"Cần phải có một người có thể định rõ với cậu bé những điều phù hợp với một vị vua của thế kỷ 21. Tuy nhiên, không rõ Thái tử Akishino hay Cơ quan Nội chính Hoàng gia có đang xem xét điều này", Naotaka Kimizuka, một chuyên gia về các chế độ quân chủ châu Âu tại Đại học Kanto Gakuin, cho biết.

Áp lực khủng khiếp của Hoàng tử Nhật Bản 13 tuổi gánh trên vai tương lai hoàng gia lâu đời nhất thế giới  - Ảnh 4.

Hoàng tử Hisahito phải có trách nhiệm duy trì dòng dõi Hoàng gia Nhật sau này.

Khi thông qua một đạo luật đặc biệt cho phép Akihito thoái vị vào năm 2017, Quốc hội cũng chấp nhận một nghị quyết không ràng buộc, yêu cầu chính phủ đảm bảo giữ ổn định quá trình kế vị.

Có một chọn lựa là cho phép phụ nữ, bao gồm công chúa Aiko và hai chị lớn của Hisahito, giữ lại địa vị hoàng gia sau khi kết hôn và được thừa kế hoặc truyền lại ngai vàng cho con cái họ. Đây cũng là điều mà hầu hết người Nhật đồng thuận theo các cuộc khảo sát.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật Bản, Abe dường như không muốn tranh luận vấn đề gai góc này. "Họ muốn tránh tranh luận càng lâu càng tốt", ông Kasahara cho biết.

Nguồn: Reuters

Theo Diệp Lục

Helino

Trở lên trên