MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Apple dành 15 năm tạo ra 1 sản phẩm diệu kỳ: Cỗ máy kiếm bạc tỷ, vị thế ngang hàng Louis Vuitton, Mercedes, giúp người giàu thể hiện đẳng cấp

04-04-2024 - 12:30 PM | Tài chính quốc tế

Điều gì khiến Apple trở thành tiêu chuẩn?

Hiện vẫn không rõ phiên bản kính thực tế ảo của Apple có thực sự hay ho hay không. Điều duy nhất mà người dùng chắc chắn, là những bong bóng nhắn tin màu xanh lá trên iPhone không hay ho chút nào.

Thay vì hiển thị các cuộc trò chuyện ở dạng màu xanh lam thông thường, tin nhắn văn bản gửi từ các dòng điện thoại thông minh không phải của Apple lại có màu xanh lá. Điều này được cho là sẽ phản ánh văn hóa, tầng lớp, đồng thời giúp những người phụ nữ đánh giá ‘ví tiền’ đàn ông khi họ lần đầu nhắn tin làm quen.

Hình thức phân biệt đối xử này đã thu hút sự chú ý của chính phủ liên bang. Trong vụ kiện chống độc quyền với Apple, Bộ Tư pháp chỉ rõ vấn đề bong bóng xanh khiến những người không dùng iPhone cảm thấy bị kỳ thị. Apple theo đó bị cáo buộc thực hiện mọi biện pháp để duy trì vị thế độc quyền, đồng thời chủ đích giữ chân các nhà phát triển cũng như người tiêu dùng thông qua việc khiến trải nghiệm nhắn tin với những người không sử dụng iPhone trở nên khác biệt.

Lý do sau cuối là để Apple kiếm tiền. Tuy nhiên, tại sao chúng ta lại bị chi phối bởi màu sắc đến thế? Điều gì khiến bong bóng iMessage trở thành tiêu chuẩn?

Nailya Ordabayeva, phó giáo sư quản trị kinh doanh tại Trường Kinh doanh Tuck của Dartmouth, cho biết: “Người tiêu dùng thực sự quan tâm đến việc sử dụng sản phẩm và thương hiệu để thể hiện họ là ai. Với những thương hiệu có hình ảnh vững chắc xây dựng trong nhiều năm, người tiêu dùng sẽ coi đây là tín hiệu tốt”.

Apple đã dành hơn 15 năm để xây dựng hình tượng này. Steve Jobs gọi đây là thiết bị mang “tính cách mạng và kỳ diệu”, tuân thủ triết lý thiết kế tối giản, đẹp mắt và quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Trong khi đó, một thiết bị Android có thể trông giống bất kỳ thứ gì, của bất kỳ ai.

Apple củng cố sức hấp dẫn bằng cách tạo ra sự phấn khích mỗi khi có sản phẩm mới ra mắt. Mỗi thông báo, dù thay đổi nhỏ đến đâu, đều được coi như một sự kiện thiêng liêng. Hình ảnh mọi người xếp hàng bên ngoài Apple Store vào ngày ra mắt iPhone đã in sâu vào trí tưởng tượng.

Bằng cách nâng dần vị thế iPhone, như túi Louis Vuitton hay ô tô Mercedes, Apple có thể lợi dụng mong muốn của người tiêu dùng là cố gắng bắt chước những người xung quanh và không muốn bị bỏ lại phía sau. Điều này đặc biệt đúng ở độ tuổi thanh thiếu niên - những người muốn bản thân bị quá khác biệt giữa đám đông.

Chúng ta nhìn xuống để cảm thấy bản thân đủ tốt và nhìn lên để so sánh bản thân với xã hội. Ai cũng tìm cách thể hiện địa vị và đây là một hình thức “tiêu dùng phô trương”. Joshua Clarkson, nhà tâm lý học tiêu dùng và giáo sư tiếp thị tại Đại học Cincinnati, nói: “Nhóm người tiêu dùng sử dụng iMessage như một cách để hòa nhập. Một số thương hiệu rất giỏi tận dụng khuynh hướng này. Họ nói rằng sản phẩm của họ có chất lượng cao hơn”.

Apple dành 15 năm tạo ra 1 sản phẩm diệu kỳ: Cỗ máy kiếm bạc tỷ, vị thế ngang hàng Louis Vuitton, Mercedes, giúp người giàu thể hiện đẳng cấp- Ảnh 1.

Apple, với mức vốn hóa thị trường gần 3 nghìn tỷ USD, là một trong những công ty giá trị nhất thế giới.

Apple, với mức vốn hóa thị trường gần 3 nghìn tỷ USD, là một trong những công ty giá trị nhất thế giới. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là cuối cùng, có được bất cứ thứ gì xa hoa cũng không làm chúng ta hạnh phúc hơn. Đôi khi nó còn khiến chúng ta thêm phán xét.

Trước đó, trong một video phổ biến trên TikTok và YouTube, một người đàn ông ngẫu nhiên đặt câu hỏi cho những phụ nữ qua đường: “Một người mới 10 tuổi nhưng có điện thoại Android. Bạn chấm cu cậu mấy điểm?” Hầu hết đều trả lời “1” hoặc “0”, sau đó đưa ra những nhận xét kiểu ‘bong bóng xanh lá cây trông không sang’.

Thực tế, đúng là điện thoại Android có giá cả phải chăng hơn iPhone, song thương hiệu Android bán chạy nhất, Samsung, cũng sản xuất những chiếc smartphone Galaxy hàng đầu có giá từ 800 đến 1.100 USD, tức tương đương iPhone. Cũng không có bằng chứng nào cho thấy mọi người mua iPhone đều giàu có.

Mọi người chọn mua điện thoại vì nhiều lý do, bao gồm tính năng, kích thước màn hình, chất lượng camera và thời lượng pin. Ngân sách có thể là yếu tố quan trọng song sự khác biệt trong màu sắc tin nhắn không thể phản ánh thu nhập hay địa vị xã hội của bất kỳ ai.

Thực tế, vị trí thống trị của Apple trên thị trường điện thoại thông minh Mỹ đã kéo dài trong nhiều năm. Động lực đến từ nhiều yếu tố, trong đó có việc hãng này duy trì sự phổ biến của những chiếc iPhone trong bộ phận giới trẻ. Ai cũng sợ cảm giác làm xáo trộn cuộc trò chuyện nhóm bởi những khung chat xanh lá cây - cách Apple hiển thị tin nhắn văn bản được gửi từ các thiết bị “ngoại lai”.

“Nếu không dùng iPhone, bạn rất dễ nằm ngoài các cuộc trò chuyện nhóm trên mạng xã hội của bạn bè. Nghe có vẻ xấu tính nhưng thật khó để nhắn tin với một người không dùng chung hãng điện thoại với mình”, Nicole Jimenez, sinh viên năm hai 20 tuổi tại Đại học Rutgers (New Jersey, Mỹ), giải thích.

Carolina Milanesi, nhà phân tích công nghệ của Creative Strategies, cho biết Apple đã xây dựng cả một hệ sinh thái gồm các sản phẩm phụ thuộc vào nhau, bao gồm AirPods, Mac và Apple Watch, để tạo “bẫy” cho người tiêu dùng.

Tại đa số các quốc gia giàu có, người tiêu dùng dưới 29 tuổi hiện rất ưa chuộng iPhone. Việc chuyển sang dùng iPhone có thể chậm hơn ở châu Âu vì một số yếu tố, bao gồm sự sẵn có của chiếc điện thoại Android.

“Tôi sở hữu hầu hết những gì Apple bán ra”, một người dùng iPhone trung thành vừa nói vừa chỉ về phía chiếc túi đựng AirPods, iPhone, MacBook Air và iPad của mình. “Tôi không ngại trả giá cao cho một sản phẩm nếu nó tốt”.

“Thật khó để quay lại Android một khi bạn đã quen với iOS”, một người khác cho biết.

Theo: BI, The New York Times

Theo Vũ Anh

An ninh tiền tệ

Trở lên trên