MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ba kịch bản cho nền kinh tế toàn cầu trong trung hạn

Vài năm trước, nền kinh tế thế giới dao động giữa thời kì tăng tốc (khi tăng trưởng dương bền vững) và thời kì giảm tốc (khi tăng trưởng vẫn dương nhưng yếu dần). Sau hơn một năm tăng tốc, liệu tăng trưởng có đang chững lại và sự phục hồi kinh tế thế giới còn tiếp tục?

Xu hướng đi lên của tăng trưởng và thị trường vốn trở nên mạnh mẽ kể từ mùa hè 2016. Sau cú sốc nhẹ do cuộc bỏ phiếu Brexit, sự tăng tốc của nền kinh tế không chỉ chịu tác động của việc Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, mà còn hứng chịu những bất định về mặt chính sách và hỗn loạn địa chính trị ngày càng gia tăng dưới thời của Trump. Đáp lại khả năng phục hồi rõ ràng này của nền kinh tế thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong những năm gần đây đã mô tả đặc trưng của tăng trưởng toàn cầu là "sự bình thường mới" (new mediocre), IMF nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới vào tháng 7.

Liệu sự bùng nổ tăng trưởng gần đây có kéo dài thêm vài năm nữa? Hay thế giới đang trải qua giai đoạn tăng trưởng tạm thời theo chu kỳ và sẽ sớm sụt giảm do những "rủi ro đuôi" mới (tail risks, tức là các rủi ro có xác suất cực nhỏ), ví dụ như những rủi ro đã gây ra một vài thời kì chững lại của nền kinh tế trong những năm gần đây?

Nhớ lại mùa hè 2015 và đầu năm 2016, khi các nhà đầu tư sợ hãi trước cú "hạ cánh cứng" của Trung Quốc (nền kinh tế chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp để hãm phanh lạm phát), sự đóng lại nhanh chóng đột ngột chính sách lãi suất 0% của cục dữ trữ liên bang Mỹ, tăng trưởng GDP của Mỹ chững lại và giá dầu giảm kết hợp với tăng trưởng giảm.

Có thể mường tượng ra 3 kịch bản khả thi của nền kinh tế toàn cầu trong vòng 3 năm tới hoặc lâu hơn. Trong kịch bản tươi sáng nhất, 4 nền kinh tế lớn nhất và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế thế giới là Trung Quốc, EU, Nhật Bản và Mỹ, sẽ thực hiện cải cách cơ cấu để đạt được tăng trưởng tiềm năng cao hơn và giải quyết các điểm yếu của hệ thống tài chính. Bằng cách đảm bảo tăng trưởng theo chu kì gắn liền với tăng trưởng tiềm năng và tăng trưởng thực tế bền vững, những nỗ lực này sẽ đem lại tăng trưởng GDP vững chắc, lạm phát thấp nhưng tăng ở mức độ vừa phải và tình hình tài chính tương đối ổn định trong nhiều năm nữa. Mỹ và các thị trường vốn toàn cầu sẽ vươn tới tầm cao mới, dựa trên những nền tảng vững chắc hơn.

Trong kịch bản xấu nhất, điều ngược lại xảy ra: các nền kinh tế chủ đạo trên thế giới thất bại trong việc thực hiện cải cách cơ cấu nhằm nâng cao tăng trưởng tiềm năng. Đảng cộng sản Trung Quốc thay vì sử dụng cuộc họp Quốc hội tháng này như một chất xúc tác cho cải cách mà trì hoãn việc giải quyết các vấn đề tồn đọng và tiếp tục sử dụng đòn bẩy quá mức và sản xuất dư thừa.

Khu vực đồng tiền chung châu Âu thất bại trong việc đạt mức độ hội nhập cao hơn, trong khi những ràng buộc chính trị giới hạn khả năng của các nhà làm chính sách quốc gia trong việc thực hiện cải cách cơ cấu để nâng cao tăng trưởng. Nhật vẫn bị mắc kẹt trong quỹ đạo tăng trưởng thấp, khi cải cách trọng cung và tự do hóa thương mại - "mục tiêu thứ ba" trong chiến lược kinh tế của Shinzo Abe - dần thất bại.


Tổng thống Donald Trump

Tổng thống Donald Trump

Về phía Mỹ, chính quyền Trump, trong kịch bản này, tiếp tục theo đuổi cách tiếp cận chính sách bao gồm cắt giảm thuế theo cách hoàn toàn có lợi cho người giàu, bảo hộ thương mại và hạn chế nhập cư. Những điều này có thể dẫn đến giảm tăng trưởng tiềm tăng. Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng quá mức dẫn đến thâm hụt ngân sách và nợ nghiêm trọng, lãi suất cao hơn và đồng đô la mạnh lên, xa hơn là tăng trưởng yếu đi. Tổng thống Trump hiếu chiến thậm chí có thể tiến tới mâu thuẫn quân sự với Triều Tiên, và sau đó là Iran, làm mất đi những triển vọng lâu dài của nền kinh tế Mỹ.

Trong kịch bản này, việc thiếu cải cách ở các nền kinh tế chủ đạo sẽ khiến sự tăng trưởng theo chu kỳ bị kìm hãm bởi xu hướng tăng trưởng thấp. Nếu tăng trưởng tiềm năng duy trì ở mức thấp, chính sách tiền tệ và chính sách tín dụng mở rộng có thể dẫn đến lạm phát giá hàng hóa và/hoặc giá tài sản, cuối cùng gây ra sự giảm tốc của nền kinh tế. Sau đó có thể gây ra một cuộc suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính - khi bong bóng tài sản vỡ hoặc lạm phát tăng.

Kịch bản thứ ba có vẻ là kịch bản hợp lý nhất, kết hợp giữa kịch bản thứ 1 và thứ 2. Xu hướng đi lên theo chu kỳ đối với tăng trưởng và thị trường vốn vẫn tiếp tục trong một khoảng thời gian, được thúc đẩy bởi các nhân tố kích thích tăng trưởng còn lại. Trong khi các nền kinh tế lớn trên thế giới theo đuổi cải cách cơ cấu để cải thiện tăng trưởng tiềm năng thì tốc độ thay đổi và quy mô còn khá khiêm tốn so với tốc độ và quy mô cần thiết để tối đa hóa tiềm năng.

Ở Trung Quốc, kịch bản tăng trưởng chậm chạp này có nghĩa là làm sao chỉ để tránh "hạ cánh cứng", nhưng những nỗ lực này không đủ để đạt được một cú hạ cánh mềm. Với những điểm yếu của hệ thống tài chính chưa được giải quyết, thiếu thốn tài chính là vấn đề không thể tránh khỏi.

Tại EU, kịch bản này chỉ đòi hỏi tiến trình danh nghĩa hướng đến mức hội nhập cao hơn. Việc Đức liên tục từ chối chia sẻ rủi ro hoặc chính sách tài khóa thống nhất làm giảm động lực của các nước thành viên đang chật vật bắt đầu cải cách mạnh mẽ. Ở Nhật, chính quyền Abe ngày càng kém hiệu quả. Nước này sẽ thực hiện các cải cách tối thiểu, khiến cho tăng trưởng tiềm năng mắc kẹt ở mức dưới 1%.


Họp Quốc Hội Trung Quốc có thể là chất xúc tác cho cải cách cơ cấu

Họp Quốc Hội Trung Quốc có thể là chất xúc tác cho cải cách cơ cấu

Ở Mỹ, người Mỹ nhận thấy ông chỉ đơn thuần là nhà tài phiệt bảo vệ quyền lợi cho người giàu. Bất công gia tăng, tầng lớp trung lưu không phát triển được, tiền lương gần như không tăng, tiêu dùng và tăng trưởng nghèo nàn, duy trì ở mức khoảng 2%.

Tuy nhiên, những rủi ro của mô hình tăng trưởng chậm chạp (muddling through) vượt xa hiệu quả kinh tế bình thường. Kịch bản này không cho thấy một sự cân bằng ổn định, mà là một sự mất cân bằng không ổn định, nhạy cảm với các cú sốc kinh tế, tài chính và địa chính trị. Khi những cú sốc này nổi lên thì nền kinh tế sẽ chững lại hoặc nếu cú sốc đó đủ lớn, thậm chí có thể gây ra suy thoái và khủng hoảng tài chính.

Nói cách khác, nếu thế giới chỉ đơn giản đạt mục tiêu tăng trưởng mà không có định hướng lâu dài thì có vẻ như, chỉ trong vòng 3 - 4 năm, chúng ta sẽ đối mặt với một viễn cảnh tồi tệ hơn. Bài học ở đây đã rõ ràng: Nếu các nhà lãnh đạo và các nhà làm chính sách không thể hiện sự lãnh đạo cần thiết nhằm đảm bảo triển vọng tốt hơn trong trung hạn, thì những nguy cơ bất lợi sẽ ngày càng cụ thể hóa và gây ra tổn thất nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu.

Tác giả của bài phân tích là Nouriel Roubini, giáo sư tại trường Stern thuộc đại học New York. Ông là nhà kinh tế có thâm niên trong các vấn đề đối ngoại của Nhà Trắng trong thời Bill Clinton. Ngoài ra, ông đã và đang làm việc cho Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Thế giới (World Bank).

Chu Lan Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên